Quản lý rừng bền vững trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 35 - 39)

2.2.1.1. Kinh nghiê ̣m quản lý rừng bền vững tại Phần Lan

Tại châu Âu, Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất, 86% diện tích đất là rừng, theo Hiệp hội Rừng Phần Lan. Rừng đóng vai trò vô

cùng quan trọng đối với quốc gia này bởi nó cung cấp gỗ, thực phẩm (nấm, các loại quả) và không khí trong lành. Đồng thời rừng là nhà của nhiều loại thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật (Jyrki Mantere, 2018).

Theo Jyrki Mantere, 2018: Người dân Phần Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rừng bền vững vì tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng trong cuộc sống của họ. Vào thế kỷ 19, Đạo luật Rừng đầu tiên đã được Chính phủ Phần Lan thông qua vào năm 1886, trong đó có điều luật cấm phá rừng.

Ngày nay, quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng nhận tự nguyện. Điều này có nghĩa là chủ rừng phải đảm bảo rằng sau khi khai thác thì một khu rừng mới sẽ được trồng thay thế rừng đã chặt. Hầu hết các khu rừng thương mại trong cả nước đều được chứng nhận PEFC (Chương trình tiêu chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu chuẩn FSC (Hội đồng quản lý rừng) với tỷ lệ tương ứng mỗi loại là 90% và 6%. Chứng nhận xác lập tiêu chuẩn về lâm sinh và giúp nâng cao sự đa dạng sinh học rừng của Phần Lan. Theo số liệu của Hiệp hội Lâm nghiệp Phần Lan năm 2016, diện tích rừng được bảo vệ ở Phần Lan đã tăng gấp 3 lần trong suốt 35 năm qua.

Việc sử dụng gỗ từ các nguồn được chứng nhận giúp các công ty đảm bảo rằng tất cả gỗ đều được khai thác một cách hợp pháp và có thể truy nguyên lại môi trường tự nhiên của chúng, ngăn chặn việc xuất - nhập gỗ, bột giấy bất hợp pháp.

Đối với mỗi cây được thu hoạch sẽ có 4 cây con mới được trồng thay thế. Tính bền vững trong quản lý rừng hàm ý rằng hầu hết các phần của mỗi cây sẽ được sử dụng cho những mục đích phù hợp nhất, giúp giảm lượng chất thải trong toàn bộ quá trình. Ví dụ, thân chính được sử dụng cho mục đích xây dựng, các phần nhỏ hơn của thân cây sẽ được dùng làm bột giấy, các phần khác như cành cây sẽ trở thành nguồn cung nguyên liệu cho lĩnh vực năng lượng sinh học.

2.2.1.2. Kinh nghiê ̣m quản lý rừng bền vững tại Thụy Điển

Theo Ngo ̣c Bı́ch, 2013: Một quốc gia châu Âu khác có độ phủ xanh xếp thứ 15 thế giới đó là Thụy Điển (69,2% diện tích đất là rừng). Ở Thụy Điển, tính bền vững được xác định trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, sinh học và tính bền vững được tuyên bố là nền tảng phát triển lâm nghiệp của quốc gia này.

Sự bền vững về kinh tế có nghĩa là sản xuất gỗ lâu dài có lợi nhuận đủ để đảm bảo cho các hoạt động lâm nghiệp và công tác quản lý. Sự bền vững xã hội bao gồm các vấn đề như dân số địa phương, quyền lợi của người lao động, các

vấn đề liên quan đến giải trí, các cơ hội cho người dân ở cả địa phương và toàn quốc để tồn tại lâu dài dựa vào lâm nghiệp. Tính bền vững sinh học đề cập đến năng lực sản xuất lâu dài của đất đai, việc bảo tồn các quá trình sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại Thụy Điển, việc quản lý rừng bền vững phải tuân thủ các quy định pháp luật. Tất cả các khu rừng sau khi thu hoạch phải được tái sinh, trồng rừng mới theo kế hoạch. Ngoài Luật về lâm nghiệp, Thụy Điển cũng áp dụng hệ thống các chứng nhận quốc tế tự nguyện FSC và PEFC. Khoảng 2/3 diện tích đất lâm nghiệp của Thụy Điển đã được chứng nhận theo các quy tắc này.

Chính phủ Thụy Điển luôn đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên vô hạn là rừng, khi được quản lý đúng cách. Trong quá trình phát triển, cây xanh hấp thụ CO2 từ khí quyển. Trong suốt vòng đời, các sản phẩm gỗ tiếp tục hấp thụ và cô lập CO2. Trong một năm điển hình, sự kết hợp giữ việc thu hoạch rừng của Thụy Điển và tổng lượng CO2 hấp thu đã vượt hơn lượng phát thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong vận tải.

Thông qua sự kết hợp giữa quản lý rừng và sử dụng dư lượng gỗ đã khai thác để sản xuất năng lượng và các sản phẩm từ gỗ, Thụy Điển có thể giảm đáng kể lượng khí thải CO2.

Kinh nghiệm quản lý rừng bền vững của Thụy Điển kích thích tăng trưởng ròng, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học. Đây có thể được xem như một mô hình quan trọng để giảm tác động của khí hậu trên toàn thế giới.

2.2.1.3. Kinh nghiê ̣m quản lý rừng bền vững tại Nhật Bản

Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững hơn bắt đầu từ những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực, tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện.

Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và tái tạo rừng. Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý và lập kế hoạch lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế (Ngo ̣c Bı́ch, 2013).

số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý (Ngo ̣c Bı́ch, 2013).

2.2.1.4. Kinh nghiê ̣m quản lý rừng bền vững tại Canada

Theo Hà Sỹ Đồng, 2016: Canada nắm giữ 9% diện tích rừng trên thế giới. Một hệ thống rừng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh sẽ đóng góp không nhỏ vào sức khỏe của hệ sinh thái toàn cầu. Quản lý rừng bền vững rất quan trọng đối với Canada, không chỉ giúp cân bằng sự cạnh tranh trong ngắn hạn mà còn bảo đảm các thế hệ sau có thể hưởng lợi từ rừng.

Quản lý rừng bền vững ở Canada được hỗ trợ bởi luật pháp, các quy định, chính sách, quy trình lập kế hoạch quản lý rừng nghiêm ngặt và cách tiếp cận dựa vào khoa học để đưa ra quyết định.

Năm 1992, Canada thông qua các nguyên tắc quản lý rừng bền vững trên toàn quốc. Cho đến nay, Canada là nước đứng đầu thế giới về quản lý rừng bền vững, áp dụng trên khoảng 94% diện tích đất lâm nghiệp của quốc gia này.

Một khuôn khổ lớn về luật, quy định, chính sách liên bang và hướng dẫn thực hành quản lý rừng bền vững đã được áp dụng rộng rãi ở Canada. Luật và chính sách được thực hiện trong sự cởi mở và hợp tác tham vấn rộng rãi của công chúng. Người dân Canada mong muốn tham gia vào quá trình ra quyết định và cân bằng các lợi ích.

Các công ty lâm nghiệp của Canada muốn khai thác trên đất công phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng phù hợp với luật về rừng, phù hợp với các nguyên tắc quản lý rừng bền vững. Các công ty này cũng cần tham khảo ý kiến từ công chúng và các chuyên gia trong ngành để đảm bảo rằng kế hoạch phát triển của mình không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.

Một điểm mạnh của kế hoạch quản lý rừng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đó là nó có thể được điều chỉnh để đáp ứng các tình huống thay đổi. Những tiến bộ về khoa học, kỳ vọng của công chúng và hoàn cảnh thị trường mới liên tục làm ảnh hưởng đến việc xem xét và đưa ra quyết định. Bằng cách này, các nhà quản lý rừng có thể áp dụng những thích ứng cho kế hoạch dài hạn cũng như hoạt động ra quyết định hàng ngày.

Canada đóng vai trò lãnh đạo trong việc hợp tác với các quốc gia khác để xây dựng một khuôn khổ các tiêu chí và chỉ số theo dõi và báo cáo tiến độ quản lý rừng bền vững. Các tiêu chí mô tả các giá trị xã hội, kinh tế và môi trường cơ

bản mà người dân Canada muốn duy trì hoặc bảo tồn đối với hệ sinh thái rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)