Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 54)

3.1.2.1. Tình hình dân số lao động

* Dân số

Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện trong giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân 2016- 2018 (%)

1. Tổng số nhân khẩu (người) 105.161 108.08 109.04 1,17

- Phân theo giới tính 105.161 108.08 109.04 1,17

+ Nữ 52.566 53.892 54.369 0,68 + Nam 52.595 54.191 54.671 0,78 - Phân theo vùng 105.161 108.08 109.04 0,73 + Thành thị 15.143 15.847 15.987 1,09 + Nông thôn 90.018 92.236 93.053 0,67 2. Tổng số hộ (hộ) 25.443 27.585 28.905 2,58 3. Tổng số hộ nghèo (hộ) 1.4 3.884 8.024 4. Tỷ lệ sinh (‰) 16,00 18,1 18,1 5. Tỷ lệ chết (‰) 5,00 6,4 6,42 6. Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,08 1,17 1,166

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Bình

Năm 2018 dân số trung bình của huyện là 109.040 người (mục tiêu quy hoạch trước là 107.500 người), mật độ trung bình 141,2 người/km2 (mục tiêu quy

hoạch trước là 139,0 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện bình quân 3 năm 2016 - 2018 là 1,17%/năm (mục tiêu quy hoạch trước là 1,0%). Dân số khu vực thành thị: năm 2018 chiếm 14,66%, tăng 0,22% so với năm 2016 (mục tiêu quy hoạch trước là 15%). Dân số khu vực nông thôn: năm 2018 chiếm 85,34%, giảm 0,26% so với năm 2016 (mục tiêu quy hoạch trước là 85%).

Toàn huyện có 5 dân tộc chính gồm: dân tộc Kinh chiếm 57,34% dân số, dân tộc Tày chiếm 17,27%, dân tộc Dao chiếm 14,58%, dân tộc Cao Lan chiếm 6,84% dân số, dân tộc Nùng chiếm 3,5% dân số, dân tộc khác chiếm 0,47% dân số. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn luôn đoàn kết, tương trợ cùng phát triển.

* Lao động

Năm 2018: số người trong độ tuổi lao động của huyện là 70.494 người (mục tiêu quy hoạch trước là 59.125 người), chiếm 64,65% tổng dân số (mục tiêu quy hoạch trước là 55%), trong đó lao động nữ chiếm 49,46% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% trên tổng số lao động trong độ tuổi.

Lao động khu vực thành thị chiếm 16,35% dân số trong độ tuổi lao động (mục tiêu quy hoạch trước là 15%), tăng 0,24% so với năm 2016.

Lao động khu vực nông thôn chiếm 83,65% dân số trong độ tuổi lao động (mục tiêu quy hoạch trước là 85%), giảm 0,2% so với năm 2016.

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Yên Bình

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dân số trong độ tuổi lao động Người 68.591 70.016 70.494

Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân Người 54.823 60.213 60.624

Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế % 100,00 100,00 100,00

Nhà nước % 9,83 9,0 8,95

Ngoài nhà nước % 90,17 90,98 91,03

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài % 0,02 0,02

Cơ cấu lao động theo địa bàn % 100,00 100 100

Thành thị % 15,73 15,95 16,05

Nông thôn % 84,27 84,05 83,95

Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu lao động của huyện Giai đoạn 2011-2015 có sự chuyển dịch phù hợp giữa lao động trong nhà nước, ngoài nhà nước, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; giữa lao động ở thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông:

Huyện Yên Bình có hai loại hình giao thông vận tải: Giao thông đường thủy và giao thông đường bộ.

* Đường bộ:

- Đường quốc lộ có 2 tuyến:

+ Đường Quốc lộ 70 đi qua địa phận 07 xã (Thịnh Hưng, Thị trấn Yên Bình, Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên) với chiều dài L = 45km, hiện tại đã được kiên cố bằng bê tông asphalt;

+ Đường Quốc lộ 37 đi qua địa phận 05 xã (Yên Bình, Vĩnh Kiên, Thị trấn Thác Bà, Hán Đà, Đại Minh) với chiều dài L = 14,5km, hiện tại đã được kiên cố bằng bê tông asphalt;

- Đường tỉnh: Có 5 tuyến với tổng chiều dài là 103,6 km:

+ Đường Vĩnh Kiên – Yên Thế (ĐT 170) đi qua địa phận 10 xã (Vĩnh Kiên, Yên Bình, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Xuân Long), với chiều dài L = 63 km, hiện tại đã được kiên cố bằng bê tông asphalt, láng nhựa;

+ Đường Cảng Hương Lý – Ga Văn Phú (ĐT 167) đi qua thị trấn Yên Bình và xã Phú Thịnh với chiều dài 7 km;

+ Đường Cảm Ân – Mông Sơn (ĐT 169) đi qua 02 xã Cảm Ân và Mông Sơn với chiều dài 10 km;

+ Đường Tân Nguyên – Mậu A (ĐT 165) đi qua xã Tân Nguyên dài 7 km; + Đường Hoàng Thi (ĐT 167B) nối từ thị trấn Yên Bình đi xã Hán Đà với chiều dài 16,61 km.

- Đường huyện gồm 14 tuyến với tổng chiều dài L = 105,5 km; hiện tại đã được kiên cố 62 km bằng bê tông xi măng, láng nhựa; còn lại 43,5 km là đường đá dăm, cấp phối, đường đất.

- Đường nội thị thị trấn (TT. Yên Bình và TT. Thác Bà) với tổng chiều dài L = 19,98 km, hiện tại đã được kiên cố 10,7 km bằng bê tông xi măng, láng nhựa; còn lại 9,28 km là đường cấp phối, đường đất.

- Các tuyến đường liên xã, đường liên thôn của 24 xã với tổng chiều dài L = 788,9 km; hiện tại đã được kiên cố 164,58 km bằng bê tông xi măng, 45 km đường nhựa, còn lại 579,3 km là đường đá dăm, cấp phối, đường đất.

* Đường thủy:

Giao thông đường thủy gồm các tuyến vận chuyển hành khách trên Hồ Thác Bà.

- Tuyến chính: Bến cảng Hương lý thuộc Công ty Cổ phần vận tải thủy bộ Yên Bái thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách tham quan du lịch trên hồ Thác Bà, vận chuyển hành khách đi về 2 chiều Cảng Hương Lý – Cảm Nhân; Cảng Hương Lý – Thác Bà.

- Tuyến phụ: Bến Km 11; Km12 (chợ Yên Bình) đi về 2 chiều gồm các xã: Phúc An; Yên Thành; Xuân Lai; Phúc Ninh và Xuân Long.

- Các bến tập kết vật liệu xây dựng tại tổ 19 thị trấn Yên Bình, km 15 xã Thịnh Hưng; bến bốc xếp vật liệu tại xã Mông Sơn, Mỹ Gia thuộc các công ty, doanh nghiệp và tư nhân đã được xây dựng bến bãi cố định đáp ứng nhu cầu lưu thông vận tải hàng hóa.

Nhìn chung mạng lưới giao thông vận tải của huyện khá phong phú về loại hình, được phân bố tương đối đồng đều với 4 cấp đường: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã. Đến năm 2010 đã có 100% xã có đường đến trung tâm xã được thông suốt bốn mùa. Về chất lượng: đường Quốc lộ, đường tỉnh được Nhà nước chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn một số đoạn đường, một số công trình cầu cống đã xuống cấp chưa được khắc phục kịp thời. Đường huyện, đường xã, đường liên xã do nguồn vốn đầu tư dàn trải thông qua các chương trình, dự án và huy động nhân dân đóng góp còn đầu tư ở mức thấp, nên chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn mang tính tạm thời. Tuy một số tuyến đường đã được kiên cố hoá, nhưng số km còn ít. Dẫn đến việc đi lại, giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hoá còn nhiều hạn chế.

* Hệ thống điện

Đến năm 2015, huyện Yên Bình có 220,13 km đường dây trung áp, 221,99 km đường dây 0,4 KV (trong đó có 149,71 km đường dây 3 pha 4 dây; 30,05 km đường dây 2 pha 3 dây và 42,23 km đường dây 1 pha 2 dây), 150 trạm biến áp tổng dung lượng 117.782 KVA; 100% số xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện chiếm 99%, trong đó số hộ sử dụng điện đảm bảo chất lượng chiếm 80% chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra (mục tiêu quy hoạch trước là 100% số hộ trên địa bàn huyện được sử dụng điện lưới Quốc gia và đảm bảo chất lượng).

* Hệ thống thủy lợi

Năm 2018 toàn huyện có 474 công trình thuỷ lợi, bao gồm: 39 công trình hồ chứa nước, 277 công trình đập dâng (trong đó có 108 công trình tạm) và 158 công trình trên mương. Tổng số 318 km kênh mương, trong đó đã kiên cố 156 km. Đảm bảo tưới tiêu cho 1.804 ha đạt 86% diện tích cần tưới tiêu của toàn huyện.

Phần lớn các công trình do xây dựng từ những năm trước đây, một số công trình đã xuống cấp, chỉ đảm bảo 80 - 85% năng lực thiết kế. Do vậy diện tích bị thiếu nước về vụ Đông Xuân từ 50 - 100 ha, về vụ Mùa từ 5 - 10 ha.

* Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt

Năm 2018 trên địa bàn huyện có 8 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tăng 3 công trình so với năm 2016. Số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn năm 2018 chiếm 93%, tăng 6,0% so với năm 2016. Hiện nay có 99% các hộ gia đình ở thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đều được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.

Hệ thống thoát nước của huyện: Được bố trí hệ thống cống rãnh dọc các

tuyến giao thông, hệ thống các khe suối tự nhiên.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế khu vực

Huyện Yên Bình là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí đị lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đó là thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ. Huyện Yên Bình có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công

nghiệp, đặc biệt công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)