không chỉ đối với người dân mà còn với cả các cán bộ xã, thôn. Nhiều người với quan niệm: từ trước tới nay, qua bao đời trồng rừng, họ đâu cần được cấp bất kỳ chứng chỉ hay phải theo một loại tiêu chuẩn nào họ vẫn trồng rừng, vẫn bán được gỗ rừng. Hơn nữa, người trồng rừng với tâm lý “ngại” các thủ tục, đặc biệt các thủ tục về chứng chỉ rừng FSC lại liên quan đến tổ chức quốc tế thì họ lại càng mang tâm lý “dè chừng” hơn. Nếu cán bộ xã, thôn có chuyên môn, trình độ và biết cập nhật những chương trình mới đến với người dân thì hiệu quả thu được sẽ tốt hơn.
Hộp 4.3. Tuyên truyền, phổ biến về quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng FSC
Những ngày đầu triển khai việc tuyên truyền, phổ biến về quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng FSC cán bộ Hội gặp không ít khó khăn, bởi lẽ, các khái niệm về Quản lý bảo vệ rừng và chứng chỉ rừng vẫn còn khá xa lạ không chỉ đối với người dân mà còn với cả các cán bộ xã, thôn. Nhiều người với quan niệm: từ trước tới nay, qua bao đời trồng rừng, họ đâu cần được cấp bất kỳ chứng chỉ hay phải theo một loại tiêu chuẩn nào họ vẫn trồng rừng, vẫn bán được gỗ rừng. Hơn nữa, người trồng rừng với tâm lý “ngại” các thủ tục, đặc biệt các thủ tục về chứng chỉ rừng FSC lại liên quan đến tổ chức quốc tế thì họ lại càng mang tâm lý “dè chừng” hơn. Nếu cán bộ xã, thôn có chuyên môn, trình độ và biết cập nhật những chương trình mới đến với người dân thì hiệu quả thu được sẽ tốt hơn.
Nguồn: Ông Nguyễn Đức Vượng, chủ tịch Hội nông dân huyện Yên Bình, ngày 27/06/2018
4.2.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng vệ rừng
Để đạt hiệu quả trong QLBVR, cán bộ kiểm lâm địa bàn cần tham mưu UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện ký cam kết giữa xã với các
thôn, bản và giữa các thôn với từng hộ dân về công tác QLBVR; tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn lân cận; các chủ rừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân thực hiện các quy định về QLBVR. Đặc biệt công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng cần ngày càng chặt chẽ; tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra tại các khu vực trọng điểm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát lâm sản, bám, nắm địa bàn, dự báo tình hình, tham mưu UBND huyện các biện pháp, giải pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, không để xảy ra điểm nóng gây bức xúc trong dư luận.
Trong số hộ điều tra thì có tới 100% các hộ đều nhận thức được rằng sự phối hợp sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý rừng bền vững. Chính vì vậy trong thời gian qua, công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã có những chuyển biến rõ nét, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, chủ rừng và người dân được nâng lên. Phát huy thành tích đạt được, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân.