Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 44 - 49)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Yên Bình, phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện.

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 là 77.234,62 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Toàn huyện được chia thành 26 đơn vị hành chính, gồm 24 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Yên Bình là thị trấn trung tâm huyện lỵ, có 6 xã đặc biệt khó khăn; 12 xã, thị trấn có 47 thôn, tổ đặc biệt khó khăn.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Yên Bình có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam - Tây Bắc được kiến tạo bởi 2 dãy núi: Dãy núi Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (Hồ Thác Bà) gồm những đồi núi có độ cao từ 300 - 600m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; Dãy núi Con Voi là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy bao gồm những núi thấp, sườn núi thoải, dưới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch kết tinh, độ cao từ 400 - 700m chạy theo hương Tây Bắc - Đông Nam và diện tích mặt nước hồ Thác Bà là 15.900 ha (phần thuộc địa giới huyện Yên Bình) với hơn 1.300 hòn đảo.

3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9oC. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng

này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.

3.1.1.4. Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Bình là 77.234,61 ha , theo kết quả điều tra phân loại đất, Yên Bình có các nhóm đất chính sau:

* Phân theo sự hình thành:

-Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Là nhóm đất chiếm phần lớn so với diện tích tự nhiên của huyện (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18% diện tích tự nhiên, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc.

+ Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất).

+ Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương,...), diện tích chiếm 8%.

-Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

-Đất phù sa sông Chảy có tỷ lệ mùn bụi mịn nhỏ, tỷ lệ cát mịn lớn, đất giàu Kaly, nghèo Lân, Ca, Mg, môi trường có phản ứng chua, đặc tính độ phì của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây mầu và lương thực.

-Đất phù sa sông suối nhìn chung hàm lượng Lân nghèo, giàu Kaly; Ca, Mg trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới thô nhẹ, đất có khả năng phù hợp với cây trồng như đất phù sa sông Chảy.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2018 So sánh

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) tăng (+), giảm (-)

Tổng diện tích tự nhiên 77.261,79 100 77.234,62 100 -27,17

Đất nông nghiệp NNP 54.360,51 70,36 55.057,56 71,29 697,02

Đất trồng lúa LUA 2.753,86 3,56 2.845,62 3,68 91,76

Đất trồng cây lâu năm CLN 6.959,30 9,01 6.938,38 8,98 -20,92

Đất rừng phòng hộ RPH 7.589,67 9,82 3.295,01 4,27 -4.294,66

Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 0,00

Đất rừng sản xuất RSX 34.720,70 44,94 39.538,37 51,19 4.817,67

Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 487,98 0,63 318,45 0,41 -169,53

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 42,95 0,06 0 -42,95

Đất nông nghiệp khác NNK 5,67 0,01 8,59 0,01 2,92

Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.800,38 2,33 2113,12 2,74 312,74

Đất phi nông nghiệp PNN 22.243,62 28,79 21.886,39 28,34 -357,24

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 21,41 0,03 22,19 0,03 0,78

Đất quốc phòng, an ninh CQP 682,29 0,88 686,79 0,89 4,50

Đất cơ sở SX, KD phi nông nghiệp SKC 382,61 0,5 593,58 0,77 210,97

Đất có mục đích công cộng CCC 1497,18 1,94 1.082,60 1,4 -414,58

Đất ở tại nông thôn ONT 474,46 0,61 509,05 0,66 34,59

Đất ở tại đô thị ODT 110,58 0,14 118,2 0,15 7,62

Đất tôn giáo, tín ngưỡng TIN 5,29 0,01 10,47 0,01 5,18

Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 61,26 0,08 85,68 0,11 24,42

Đất sông, suối, mặt nước MNC 18.995,02 24,59 18.664,18 24,17 -330,84

Đất phi nông nghiệp khác PNK 13,52 0,02 6,31 0,01 -7,21

Nguồn: UBND huyện Yên Bình (2018)

* Phân theo mục đı́ch sử dụng: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, huyện Yên Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 77.234,62 ha (giảm 27,17 ha so với năm 2010, nguyên nhân giảm do kiểm kê, rà soát, ghép biên tính toán lại diện tích trên tổ đồ địa chính được đo đạc), trong đó:

- Đất nông nghiệp 55.057,56 ha, chiếm 71,29% diện tích tự nhiên, tăng 697,02 ha so với năm 2010, tăng chủ yếu là tăng vào đất trồng cây hàng năm khác và đất rừng sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu do đo đạc tính toán lại diện tích theo kiểm kê đất đai năm 2014, theo đó một phần diện tích đất mặt nước chuyên dùng được đo đạc lại chuyển sang diện tích đất rừng sản xuất; chuyển một phần diện tích từ đất núi đá không có rừng cây sang đất trồng rừng sản xuất và đất trồng cây hàng năm.

- Đất phi nông nghiệp 21.886,39 ha, chiếm 28,3% diện tích tự nhiên, giảm 357,24 ha so với năm 2010.

- Đất chưa sử dụng 290,67 ha, chiếm 0,37% diện tích tự nhiên, giảm 366,99 ha so với năm 2010.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản:

Kết quả nghiên cứu, thăm dò với đặc điểm địa hình nằm ở cả hai đối cấu trúc địa chất sông Hồng và sông Chảy, huyện có các tài nguyên khoáng sản với đặc điểm trữ lượng và phân bố cụ thể như sau:

-Đá vôi hoa hóa: Có độ trắng cao trên 54%, diện tích khoảng 300 ha, tập trung ở các xã Mông Sơn, Mỹ Gia trữ lượng trên 200 triệu m3. Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, có trữ lượng trên 250 triệu m3 ở các xã Mỹ Gia, Mông Sơn, Phúc Ninh.

-Chì (Pb); Kẽm (Zn) có ở xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân, xã Xuân Lai trữ lượng khoảng 200.000 tấn.

-Pyrit: Trữ lượng khoảng 100.000 tấn có ở Mỹ Gia.

-Cao lanh: Trữ lượng khoảng 273.000 tấn tập trung ở xã Đại Minh, xã Hán Đà, thị trấn Thác Bà.

-Fenspat: Có ở xã Đại Minh, Hán Đà, thị trấn Thác Bà trữ lượng khoảng 1.330 nghìn tấn.

tích khoảng 50km2 tạo thành dải ở phía Bắc và phía Tây Hồ Thác Bà gồm các loại đá: Rubi, Sapphire, Tuamalin, Thạch anh...

*Tài nguyên nước: Huyện Yên Bình có nguồn nước khá phong phú, diện

tích mặt nước lớn.

-Nguồn nước mặt khá phong phú, sông suối trải đều trên địa bàn huyện, nhất là hồ Thác Bà và sông Chảy nằm trong địa bàn huyện.

-Hệ thống ngòi, suối: Huyện có khoảng 40 con suối lớn nhỏ, suối phân bố tương đối đều. Với đặc điểm suối ngắn, có độ dốc nên về mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đối với sản xuất và khó khăn cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

-Hồ Thác Bà với diện tích 15.900 ha có tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển công nghiệp năng lượng và du lịch.

-Nước ngầm: Yên Bình nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu lượng nhỏ 0,11 m3/s. Nhìn chung nguồn nước đảm bảo xây dựng các công trình nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

* Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 là 42.833,38 ha, chiếm 55,46% so với diện tích đất tự nhiên, tăng 523,01 ha so với năm 2010. Trong đó: rừng sản xuất có 39.538,38 ha, rừng phòng hộ có 3.295 ha.

Nhìn chung rừng của huyện Yên Bình chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng thấp và thuộc khu vực phòng hộ ít xung yếu. Rừng trồng chiếm tỷ lệ 78,3% có trữ lượng khá lớn, hàng năm đưa vào khai thác từ 2.500 - 3.000 ha, với sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 100.000-120.000m3.

* Tài nguyên du lịch

Yên Bình là địa phương có lịch sử văn hóa lâu đời, có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng. Nhân dân trong huyện đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, kiên trì vượt khó. Đó là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế xã hội, hội nhập cùng cả nước, khu vực và quốc tế; là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng Yên Bình giàu, đẹp, văn minh.

Toàn huyện Yên Bình có 11 di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 10 di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh gồm các di tích tín ngưỡng: Đình Khả

Lĩnh; đền Mẫu Thác Bà; đình Phúc Hòa; Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10; chùa Nổi; chùa Phúc Hòa; đình Làng Thân; đình Ba Chãng; đền, chùa Thác Ô Đồ; đền Cửa Ngòi và hồ Thác Bà được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp Quốc gia.

Đặc biệt trên địa bàn huyện có hồ Thác Bà với hơn 15.900 ha diện tích mặt nước và có trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây được xác định là một trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triển trở thành khu du lịch quốc gia với các sản phẩm du lịch sinh thái hồ kết hợp bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch thể thao dưới nước và vui chơi giải trí. Tuy nhiên trong những năm qua, tiềm năng du lịch hồ Thác Bà vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 44 - 49)