2.2.2.1. Phát triển rừng bền vững tại Tuyên Quang
Theo Ngọc Bích, 2013: Tuyên Quang là địa phương có thế mạnh về phát triển rừng, những năm qua, bên cạnh việc phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được các cấp các ngành tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm. Với cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực cùng tham gia công tác bảo vệ rừng nên Tuyên Quang luôn duy trì được diện tích rừng ổn định và phát triển theo từng năm, trở thành một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước với 64%.
Cách làm sáng tạo
Ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng là một trong những giải pháp được tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ nhiều năm trở lại đây nhằm tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang là Hạt kiểm lâm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng mô hình đồng quản lý và ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Ông Khổng Văn Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang cho biết: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang hiện phải quản lý trên 33.000ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là trên 21.000ha, rừng phòng hộ trên 6.000ha và rừng sản xuất là trên 6.000ha. Với diện tích lớn, động thực vật phong phú, trong khi Hạt Kiểm lâm chỉ có 25 cán bộ trong biên chế (còn thiếu 8 biên chế kiểm lâm theo chỉ tiêu được giao) nên khối lượng công việc rất lớn, công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Thực hiện theo cơ chế của tỉnh, năm 2013, Hạt đã triển khai mô hình đồng quản lý giữa Hạt và xã, đồng thời trình lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh xin ký hợp đồng thuê thêm nhân viên tuần rừng. Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên tuần rừng là người có uy tín và có kiến thức về lâm nghiệp, có sức khỏe tốt, trách nhiệm trong công việc…
Tìm hiểu rõ hơn về mô hình mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, chúng tôi tìm về xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) - xã thí điểm mô hình đồng quản lý với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang. Anh Triệu Tiến Phin, Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 2 nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm, một người là Phó Trưởng công an xã và một là Trưởng thôn theo mô hình đồng quản lý giữa xã và Hạt kiểm lâm, nghĩa là xã và Hạt cùng quản lý 2 nhân viên tuần rừng này. Thực hiện mô hình đồng quản lý, bên
cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ và phát triển rừng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm về rừng, xã còn tạo điều kiện tốt nhất để hai nhân viên tuần rừng kiêm nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, các vụ vi phạm pháp luật về rừng trên địa bàn xã giảm rõ rệt.
Kiêm nhiê ̣m công tác quản lý: Vừa làm công an xã, vừa làm nhân viên tuần rừng cũng có nhiều thuận lợi. Đơn cử như có hệ thống công an viên ở các thôn bản nên khi có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ rừng ở địa phương thì công an viên ở đó sẽ thông tin lại cho tôi, tôi sẽ báo cáo cho lãnh đạo xã và lực lượng kiểm lâm ở các chốt, trạm để phối hợp kiểm tra, xử lý vụ việc. Hiện nay, các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 tôi giải quyết các công việc tại xã, những ngày còn lại tôi cùng với lực lượng kiểm lâm đi tuần rừng.
Với những hiệu quả từ thực tế, mô hình hợp đồng với nhân viên tuần rừng là các trưởng thôn, Phó Trưởng công an xã đã tiếp tục được Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang triển khai đến các xã Thanh Tương, Khâu Tinh, hai xã có địa hình phức tạp, diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện Na Hang.
Hạt đang ký hợp đồng với 37 nhân viên tuần rừng, trong đó có 5 nhân viên tuần rừng là trưởng thôn và công an viên ở các xã có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện. Nhờ ký hợp đồng với các nhân viên tuần rừng, đặc biệt là các nhân viên tuần rừng là trưởng thôn, công an xã nên trong những năm qua, công tác tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã được triển khai tích cực. Qua đó, đã ngăn chặn được nhiều vụ phá rừng làm nương rẫy, vận động được người dân từ phá rừng chuyển sang trồng rừng, các vụ vi phạm nghiêm trọng giảm đáng kể.
Những hiệu quả thiết thực
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm, chú trọng. Để đẩy mạnh công tác tuần tra, bảo vệ rừng, khắc phục tình trạng thiếu biên chế trong ngành kiểm lâm ở tỉnh nên Chi cục, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã đề xuất với UBND tỉnh bổ sung kinh phí, tiến hành ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng. Việc ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng đã được triển khai cách đây nhiều năm và được đẩy mạnh từ năm 2013. Hiện nay, toàn tỉnh có 84 nhân viên tuần rừng được ký hợp đồng, được bố trí tại các chốt bảo vệ rừng, ở những vị trí quan trọng trong vùng lõi của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Các nhân viên tuần rừng
có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm lâm trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng; xây dựng các tuyến tuần tra, kiểm tra rừng trong khu vực rừng được giao bảo vệ; thực hiện tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái pháp luật...
Tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 47.000 ha rừng đặc dụng, trên 121.000 ha rừng phòng hộ, diện tích rừng tự nhiên lớn trong khi Chi cục hiện chỉ có 247/279 biên chế được giao, thiếu 32 biên chế. So với quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, Chi cục còn thiếu khoảng 170 biên chế. Tuy nhiên, nhờ ký hợp đồng thuê nhân viên tuần rừng nên việc tuần tra rừng được thực hiện thường xuyên hơn, các chốt bảo vệ rừng được đặt sâu trong rừng, chốt chặn tại các vị trí quan trọng, từ đó đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát đốt rừng để làm nương rẫy. Bên cạnh đó, phần lớn nhân viên tuần rừng là người địa phương nên thông thạo địa hình rừng, hiểu biết sâu về phong tục, tập quán của người dân địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, số vụ vi phạm vì thế cũng giảm rõ rệt, năm 2017 đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 562 vụ vi phạm.
2.2.2.2. Phát triển rừng bền vững tại Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Corenarm, 2008 huyện Nam Đông là cửa ngõ và cũng đồng thời cũng đóng vai trò như một đầu mối kinh tế phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn huyện có tổng dân số 23.117 người (2006) với tổng diện tích tự nhiên là 65.052 ha (diện tích nông nghiệp là 4.019,38ha trong đó diện tích đất Lâm nghiệp là 41.799,31 ha).
Được sự hỗ trợ của Quỹ FORD FOUNDATION - Việt Nam, Dự án “Nâng cao năng lực quản lý rừng giao cho cộng đồng“ đã được triển khai trên địa bàn huyện Nam Đông. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên quản lý và thực hiện trong thời gian từ 2006 đến 2008. Với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý cho các nhóm nhận rừng nhằm bảo vệ và sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững. Qua thực hiện dự án này đả đem lại một số kết quả sau:
Vào năm 2006, các thành viên của Trung tâm Corenarm kết hợp với người dân 3 thôn tiến hành điều tra trên các diện tích rừng được giao. Kết quả Thôn A Sách trên diện tích 168.3ha nhóm điều tra đã lập và đo đếm được 30 ô mẫu ở khoảnh 43, tiểu khu 420/1; Thôn La Hiar nhóm tiến hành lập 15 ô trên diện tích
62.1ha ở khoảnh 3, tiểu khu 377; Thôn Cha Măng đả lập được 25 ô mẫu trên diện tích 103.7ha tại khoảnh 6 tiểu khu 441).
Với mục đích làm giàu các diện tích rừng được giao của thôn (Qua phân tích các số liệu trong quá trình điều tra rừng và quan sát thực địa thì hầu hết các diện tích rừng được giao đã bị khai thác kiệt quệ), cải thiện mô hình vườn hộ của các thôn góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân nhằm giảm sức ép của cộng đồng lên các diện tích rừng hiện còn, cũng như bão tồn và phát triển được nguồn gen của một số loài cây quý, Dự án đã tiến hành:
Xây dựng hai vườn ươm cộng đồng ở hai thôn A Sách (Thượng Nhật) và thôn 1 (La Hiar) xã Hương Sơn. Đại bộ phận các hộ dân trong thôn được tập huấn một cách tỉ mỉ về cả về lý thuyết và thực hành để xây dựng một vườn ươm cộng đồng như: Kỹ thuật làm đất, lên luống, xây dựng hệ thống thoát nước, cách đóng bầu, xếp bầu, xây dựng mái che, cũng như kỹ thuật thu cây con cung cấp cho vườn ươm cộng đồng, Kỹ thuật bứng cây con, ươm, chăm sóc cây con thu thập từ rừng, ...).
Bên cạnh đó Trung tâm tiến hành các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loài cây ăn quả có giá trị như Cam, Chanh, ... và cây công nghiệp như Cau cho các thôn trong địa bàn dự án. Cho đến thời đểm hiện tại các loài cây phát triển tốt và hơn nữa các hộ có khả năng tự nhân rộng mô hình và phòng trừ các loài sâu bệnh hại chủ yếu trên các loài cây này về sau.
Cũng qua dự án này Trung tâm Corenarm tiến hành hợp tác với Khoa Lâm nghiệp Trường Đạị học Nông Lâm Huế tiến hành viết cuốn “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật vườn ươm cây rừng cho cộng đồng“. Cuốn sách cung cấp một cách đầy các công đoạn để xây dựng một vườn ươm cộng đồng.
Tìm hiểu kiến thức sinh thái bản địa của người dân trong bảo tồn các loài và tiến hành tham quan học tập chia sẽ kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng.
Dựa trên phương pháp thực hiện của Robert Steinmez sử dụng trong “Hợp tác bảo tồn các loài thú lớn ở Đông Nam Á tại khu bảo tồn động vật hoang dã Thung Yai Naresuan“ Trung tâm Corenarm tiến hành 30 cuộc chia sẽ kinh nghiệm về rừng (Hội thảo về rừng) nhưng thay vì chỉ tập trung vào hoạt động bảo tồn các loài thú lớn Corenarm tiến hành thêm các lĩnh vực như: Bảo tồn và phát triển các loài Lâm sản ngoài gỗ, các loài cây Thuốc và các phương thuốc cổ truyền, cũng như kế hoạch sử dụng tài nguyên.
Trung tâm Corenarm đã tiến hành được 2 chuyến tham quan tới Mô hình trồng mây ở Hà tỉnh vào năm 2006 và mô hình Quản lý rừng cộng đồng ở Khu dự trử thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008. Qua hoạt động này, người dân trong khu vực dự án được học tập và chia sẽ các kinh nghiệm về Quản lý rừng cộng đồng, các mô hình trồng cây bản địa có giá trị kinh tế của các đơn vị bạn.
Thông qua các hoạt động của dự án, mối quan hệ giữa CORENARM và huyện Nam Đông được thắt chặt.. Chúng tôi giao ước sẽ tiếp tục hỗ trợ cho huyện và các huyện vùng cao khác trên toàn miền Trung Việt Nam vì sinh kế bền vững của người dân nông thôn và sử dụng tài nguyên tốt hơn.
* Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Bình:
- Thực hiện mô hình đồng quản lý, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ và phát triển rừng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các vụ việc vi phạm về rừng.
- Nâng cao năng lực quản lý cho các nhóm nhận rừng nhằm bảo vệ và sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững.
- Xây dựng kế hoạch và các chương trình hành động thúc đẩy việc quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Yên Bình, phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 là 77.234,62 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Toàn huyện được chia thành 26 đơn vị hành chính, gồm 24 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Yên Bình là thị trấn trung tâm huyện lỵ, có 6 xã đặc biệt khó khăn; 12 xã, thị trấn có 47 thôn, tổ đặc biệt khó khăn.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Yên Bình có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam - Tây Bắc được kiến tạo bởi 2 dãy núi: Dãy núi Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (Hồ Thác Bà) gồm những đồi núi có độ cao từ 300 - 600m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; Dãy núi Con Voi là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy bao gồm những núi thấp, sườn núi thoải, dưới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch kết tinh, độ cao từ 400 - 700m chạy theo hương Tây Bắc - Đông Nam và diện tích mặt nước hồ Thác Bà là 15.900 ha (phần thuộc địa giới huyện Yên Bình) với hơn 1.300 hòn đảo.
3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9oC. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng
này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Bình là 77.234,61 ha , theo kết quả điều tra phân loại đất, Yên Bình có các nhóm đất chính sau:
* Phân theo sự hình thành:
-Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Là nhóm đất chiếm phần lớn so với diện tích tự nhiên của huyện (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18% diện tích tự nhiên, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc.
+ Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất).
+ Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực,