4.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý rừng huyện Yên Bình
Ghi chú:
Phối hợp thực hiện Chỉ đạo, giám sát, quản lý
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng huyện Yên Bình
Nguồn: Tổng hợp từ UBND huyện Yên Bình (2017)
Về tổ chức bộ máy ngành lâm nghiệp hiện có:
+ Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, cơ cấu tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 và Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Nội vụ, được tổ chức tại 3 cấp: cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm), cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT và Hạt Kiểm lâm), cấp xã: Không có Ban Lâm nghiệp xã, tham mưu giúp UBND cấp xã do cán bộ nông lâm hoặc cán bộ địa chính kiêm nhiệm;
+ Hệ thống các đơn vị sự nghiệp, gồm: 05 Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và 01 Trung tâm quy hoạch thiết kế nông lâm nghiệp;
Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp
Công ty TNHH Nhà nước một TV
LN Ban quản lý rừng đặc
dụng, SX, phòng hộ Chi cục Lâm nghiệp
Phòng Nông nghiệp và PTNT Hạt Kiểm lâm Chi cục Kiểm lâm
+ Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh, gồm 05 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp được tổ chức kiện toàn sắp xếp lại theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, hiện đang được giao 17.141,12 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 1,86% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao toàn tỉnh, quản lý sử dụng lao động bình quân các đơn vị từ 20-25 cán bộ, công nhân;
+ Hệ thống các Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp, gồm: 15 dự án 661 cơ sở và 04 Ban quản lý dự án phát triển (KFW7), trực tiếp chịu sự quản lý của UBND cấp huyện; bình quân mỗi dự án có từ 8-10 cán bộ hợp đồng; kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn quản lý.
4.1.2.2. Thực trạng công tác quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình
a. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng bền vững
Quy hoạch, kế hoạch là một trong những nhiệm vụ đầu tiên, làm căn cứ triển khai các nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp, định hướng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Ngành, làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý Ngành. Chính vì vậy trên địa bàn huyện Yên Bình công tác quy hoạch, kế hoạch quản lý rừng luôn được cán bộ các cấp chú trọng xây dựng quy hoạch tổng thể và có kế hoạch cụ thể từng năm. Bên cạnh đó từ tình hình thực trạng để có quyết định bổ sung sửa đổi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cụ thể các quyết định được ban hành:
+ Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;
+ Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 11/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Yên Bình.
+ Quyết định Số 2339/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Biểu đồ 4.6. Đánh giá của cán bộ và hộ dân về công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng trên địa bàn huyện Yên Bình
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018)
Công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng trên địa bàn huyện Yên Bình được các cán bô ̣ và người dân huyê ̣n Yên Bı̀nh đánh giá khá cao. Cu ̣ thể tỉ lê ̣ đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiếm tới 30%; Tı̉ lệ đánh giá ở mức bình thường chiếm hơn 42%; Còn la ̣i gần 18% đánh giá ở mức kém và rất kém.
b. Kết quả kiểm kê rừng tới năm 2018 trên địa bàn huyện Yên Bình
Bảng 4.1. Kết quả kiểm kê rừng tới năm 2018 trên địa bàn huyện Yên Bình
Đơn vị tính: ha
STT Loại rừng Theo QH 578 Theo KQ Kiểm kê Diện tích tăng/giảm I Rừng tự nhiên 10.199,.76 8.003,63 -2196,13 1 Phòng hộ 3.266,60 3.179,05 -87,55 2 Sản xuất 6.933,16 4.824,58 -2108,58 II Rừng trồng 27.832,46 33.808,55 5976,09 1 Phòng hộ 12,80 185,70 172,9 2 Sản xuất 27.819,66 33.622,85 5803,19
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018)
Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ do Ủy ban nhân dân xã quản lý giảm 87,55 ha. Hiện trạng rừng trồng do người dân canh tác. Chưa xác đinh được đối tượng sử dụng (nhóm chủ).
Diện tích quy hoạch rừng tự nhiên sản xuất giảm 2.108,58 ha do Ủy ban nhân dân xã quản lý. Hiện trạng: - 168,53 ha đất trống, cây bụi; - 1940,05 ha rừng trồng do người dân canh tác. Chưa xác đinh được đối tượng sử dụng (nhóm chủ).
Kiểm kê tăng do rừng trồng phòng hộ từ năm 2010 tại 2 xã Bảo Ái 28,0 ha và Xuân Long 157,7 ha. Kết quả kiểm kê tăng so với quy hoạch do có các diện tích rừng trồng ngoài quy hoạch.
c. Thực trạng công tác giao rừng cho hộ gia đình và các tổ chức
* Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp các xã năm 2018
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp các xãkhảo sát năm 2018
TT Chỉ tiêu
Bảo Ái Tân Hương Đại Đồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.814,6 100,0 6.391,1 100,0 3.586,5 100,0 1 Đất nông nghiệp 4.560,2 78,4 3.887,1 66,9 2.386,9 41,0 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.252,1 21,5 958,6 16,5 322,9 5,6 1.2 Đất lâm nghiệp 3.293,0 56,6 2.887,6 49,7 2.003,5 34,5 1.2.1 Đất rừng sản xuất 3.293,0 56,6 2.887,6 49,7 2.003,5 34,5 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 289,0 5,0 - 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất 2.936,5 50,5 2.887,6 49,7 2.003,5 34,5 Chưa giao 2.217,1 38,1 1.986,4 34,2 1.128,5 19,4
Đã giao cho người dân 355,4 6,1 352,0 6,1 204,5 3,5
Đã giao cho cộng đồng - Đã giao cho tổ chức khác 364,0 6,3 549,3 9,4 670,5 1.2.1.3 Đất KN phục hồi rừng sản xuất - 1.2.1.4 Đất trống QH rừng sản xuất 67,5 1,2 - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 15,1 0,3 40,9 0,7 60,5 1,0 1.4 Đất nông nghiệp khác -
2 Đất phi nông nghiệp 1.250,5 21,5 2.504,0 43,1 1.199,6 20,6 3 Đất chưa sử dụng 3,9 0,1 -
Qua bảng 4.2 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp tại 3 xã Bảo Ái, Tân Hương, Đại Đồng chiếm diện tích lớn nhất trê tổng diện tích đất tự nhiên. Xã Bảo Ái có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 56,6% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, xã Tân Hương có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 49,7% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, xã Đại Đồng có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 34,5% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất lâm nghiệp chưa giao cho người dân lớn, chiếm tỷ lệ cao, tại xã Bảo Ái chiếm 38,1%, xã Tân Hương chiếm 34,% và xã Đại Đồng chiếm 19,4%.
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ các hộ trồng rừng đã được giao đất quản lý
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018)
Trong số 90 chủ rừng được điều tra có tới trên 62% chủ rừng được giao đất rừng để tự quản lý và khai thác đựa trên những quyết định, quy định đã được ban hành thông qua hình thức giao đất khoán bảo vệ là chủ yếu với gần 49%;
Hình thức cấp sổ xanh chiếm 41,57%, còn lại hình thức giao sổ đỏ và một số hình thức khác chiếm tỉ lệ khá ít.
Trong quá trình giao đất, cho thuê đất cán bộ các cấp luôn tuân thủ chấp hành các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể sau:
- Giao rừng, cho thuê rừng gắn liền giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp đảm bảo đúng pháp luật, đúng đối tượng, dân chủ, công khai.
- Bám sát, kế thừa kết quả giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp theo Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 24/4/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
và căn cứ vào nhu cầu sử dụng và quỹ đất rừng tại xã Vũ Linh.
Biểu đồ 4.8. Tỉ lệ các hình thức giao đất tại huyện Yên Bình năm 2018
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2018)
- Giao đất cho các hộ gia đình là hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo thiếu đất hoặc giao đất cho các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại xã Vũ Linh đang có đất thuộc khung điều chỉnh của đề án chưa đủ đất sản xuất lâm nghiệp theo hạn mức bình quân chung đất lâm nghiệp đã giao trên địa bàn xã; cho thuê đất sản xuất lâm nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo cho các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê đất nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế rừng của địa phương gắn liền với công tác quản lý và bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn.
Rà soát, thống kê, phân loại và xác định hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, các tổ chức để xây dựng kế hoạch thu hồi và giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp.
Cụ thể:
- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích, loại rừng, trạng thái, trữ lượng, chất lượng rừng; diện tích được giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đến các chủ rừng quản lý. Trong đó quan trọng nhất là việc đánh giá trạng thái, trữ lượng và chất lượng rừng cụ thể ngoài thực địa.
- Các chủ rừng đã được giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng, nhận khoán quản lý, bảo vệ; diện tích rừng đã giao, cho thuê; Được lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng gắn liền giao đất, cho thuê đất sản xuất lâm ngiệp đảm bảo tính đầy đủ chính xác giữa hiện trạng sử dụng đất tại thực địa và bản đồ.
dụng sai mục đích hoặc chưa sử dụng phải tiến hành thu hồi.
- Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản và các tổ chức.
- Xác định được các quỹ đất lâm nghiệp có khả năng giao đất, cho thuê đất trên cơ sở điều tra các chủ sử dụng đất, tài sản trên đất và nguồn gốc sử dụng đất.
- Xác định đối tượng được xem, xét giao đất, cho thuê đất trên cơ sở hiện trạng đang sử dụng đất tại từng lô, thửa.
- Xác định hạn mức bình quân đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, các nhân trên địa bàn xã làm căn cứ để xác định diện tích giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp giấy CNQSD đất.
- Đảm bảo việc bình xét và xác định các đối tượng là hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo thiếu đất hoặc chưa đủ đất sản xuất thuộc khung điều chỉnh của Phương án giao đất, cho thuê đất tuân thủ nguyên tắc công bằng, dân chủ, khách quan, công minh và đúng theo các quy định của Pháp luật hiện hành.
c. Thực trạng công tác tuyên truyền
Bảng 4.3. Số lượng lớp tập huấn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm
Tiêu chí ĐVT 2015 2016 2017 2018 Tốc đô ̣ tăng trưởng BQ
Số lớp tập huấn Lớp/năm 2 3 3 4 0,19
Số người tham gia/ 1 lớp người/lớp 24 27 31 35 0,10
Số người tham gia người/ năm 48 81 93 140 0,31
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm (2018)
Để làm tốt công tác Quản lý BVR, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức phong phú.
Đơn vị đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình toàn dân tham gia bảo vệ rừng, trong đó phản ánh các nội dung về toàn dân tích cực bảo vệ, trồng rừng phát triển kinh tế, làm giàu từ rừng. Tuyên truyền, giải đáp về các chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng.
Số lượng lớp tập huấn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Bình qua tăng qua các năm. Năm 2018 Chi cục Kiểm lâm tổ chức 4 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và hướng dẫn phương án quản lý, sản xuất, kinh doanh, lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp... cho cán bộ lãnh đạo các hạt kiểm lâm và kiểm lâm địa bàn với 140 người tham gia; Tăng so với các năm 2015, 2016, 2017 cả về số lượng lớp cũng như số lượng người tham gia.
Trong dự án KfW8 cán bộ Ban quản lý dự án KfW8 huyện Yên Bình tổ chức 127 khoá tập huấn đào tạo 3 chủ đề lâm sinh cho các hộ tham gia dự án trong giai đoạn 2012 - 2017. Phổ biến các biện pháp kỹ thuật tác động vào lâm phần hộ gia đình. Tỉa thưa đem lại lợi ích kinh tế cao.
Bảng 4.4. Tổng hợp các khoá tuyên truyền về QLRBV
STT Các cuộc tuyên truyền phổ biến về QLRBV Số lượng
1 Phổ biến về công tác quy hoạch sử dụng đất 68
2 Đào tạo cho người dân 3 chủ đề lâm sinh 39
3 Tham quan mô hình QLRBV ngoại tỉnh 2
4 Tham quan mô hình QLRBV nội tỉnh 18
Nguồn: Ban quản lý dự án KfW8 huyện Yên Bình (2018)
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QLBV và PTR được duy trì và triển khai rộng khắp. Trong năm 2017, toàn huyện tổ chức được 65 cuộc họp trong cộng đồng dân cư, thôn, bản với 1.546 lượt người dân tham gia. Tuyên truyền trong 15 trường học với 5.070 lượt học sinh tham gia; tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tới 58 thôn, bản và 5.797 lượt hộ gia đình...
Một trong những yếu tố quyết định đưa đến thành công trong công tác vận động chính là tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của cộng đồng và bản thân, thấy được nếu có chứng chỉ FSC sẽ bán được sản phẩm có giá trị cao hơn 10 – 15% so với giá thị trường. Người dân hạn chế tối đa việc khai thác trắng các cánh rừng, chú ý trồng xen các cây bản địa tạo thảm thực vật đa dạng, tránh chặt hạ cây ven các nguồn nước...Từ thành công trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, Hội đã tổ chức liên kết 494 hộ nông dân trồng rừng, thành lập 31 tổ nhóm tại 05 xã, thị trấn triển khai thực hiện quản lý, sản xuất rừng bền vững (FSC). Từ cuối năm 2016, Hội đồng quản lý rừng thế giới đã
cấp chứng chỉ FSC cho 1.737,5 ha rừng tại 05 xã, thị trấn (xã Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng và thị trấn Yên Bình) trong thời hạn 05 năm từ 2016 đến năm 2021. Hội cũng hỗ trợ thành lập Hợp tác xã Bình Minh từ tổ hợp tác thôn Lem, liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Hòa Phát