Bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Bộ máy quản lý được quy định cụ thể tại Điều 27, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam. Trong đó, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương): ban điều hành Quỹ HTND cấp tỉnh gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc; cán bộ nghiệp vụ, kế toán, kiểm soát nội bộ, thủ quỹ. Ban điều hành cấp huyện gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ nghiệp vụ, kế toán, thủ quỹ.

Cán bộ Hội do hội viên bầu theo nhiệm kỳ của Hội (5 năm), khi làm công tác quản lý Quỹ thường xuyên thay đổi, hơn nữa rất ít cán bộ Hội (bao gồm cả cấp tỉnh, huyện) có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính, ngân hàng do vậy năng lực quản lý quỹ rất hạn chế. Cấp xã công tác quản lý hồ sơ, ghi chép sổ sách có nhiều khó khăn, bất cập.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý Quỹ ở các cấp Hội hạn chế. Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác quản lý Quỹ chưa đáp ứng yêu cầu.

Qua đánh giá của bán bộ quản lý về cơ cấu bộ máy cho thấy vẫn còn một tỷ lệ nhất định cán bộ quản lý Quỹ cho rằng cơ cấu ở các cấp hiện còn chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là ở cấp huyện.

Kết quả tổng hợp ý kiến của cán bộ về bộ máy quản lý Quỹ HTND hiện nay thể hiện trong bảng (4.11) dưới đây:

Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ về bộ máy quản lý Quỹ HTND hiện nay

STT Đối tượng điều tra

Số cán bộ điều tra Kết quả Hợp lý Chưa hợp lý SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ tỉnh 11 9 82 2 17 2 Cán bộ huyện 15 10 66,7 5 33,3 3 Cán bộ xã 24 18 75 6 25 Cộng 50 37 74 13 26

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thời điểm tháng 12/2016 Qua kết quả điều tra cho thấy bộ máy hoạt động của Quỹ HTND tương đối phù hợp. Phần lớn cán bộ các cấp từ cấp tỉnh cho đến cở sở chiếm 74% đánh giá bộ

máy quản lý Quỹ hiện nay là hợp lý. Song bên cạnh đó có 26% ý kiến cán bộ cho rằng bộ máy quản lý vẫn còn một số hạn chế.

4.3.2. Cơ chế - chính sách hoạt động

Cơ chế chính là cách thức để thực hiện những hoạt động trong tổ chức. Muốn thực hiện các hoạt động đạt kết quả cao thì đồng nghĩa với việc phải có một cơ chế thống nhất và phù hợp.

Kết quả tổng hợp ý kiến về cơ chế, chính sách hoạt động Quỹ HTND thể hiện trong bảng (4.12) dưới đây.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về cơ chế hoạt động Quỹ HTND hiện nay

STT Đối tượng điều tra Số cán bộ điều tra Kết quả Hợp lý Chưa hợp lý SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ tỉnh 11 7 64 4 36 2 Cán bộ huyện 15 12 80 3 20 3 Cán bộ xã 24 18 75 6 25 Tổng 50 37 74 13 26

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra tháng 12/2016 Qua điều tra khảo sát cán bộ hoạt động Quỹ 74% cán bộ các cấp cho rằng cơ chế hoạt động của Quỹ đã hợp lý, song bên cạnh đó vẫn có tới 26% ý kiến cho rằng còn nhiều hạn chế và cần khắc phục để đạt hiệu quả hoạt động cao hơn như:

- Cần có sự thống nhất trong văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh.

- Tăng cường phí quản lý cho cấp huyện, nhất là tỷ lệ % trong tính phí quản lý. - Bộ máy QHTND cấp huyện một số đơn vị còn thiếu cán bộ do cán bộ Hội nông dân huyện kiêm nhiệm nhiều công việc.

Từ kết quả trên cho thấy để đạt được kết quả cao trong hoạt động của Quỹ thì việc có những cơ chế hoạt động hợp lý phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó những chính sách được Nhà nước cũng như các cơ quan cấp trên phải thống nhất và phù hợp để tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)