Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 47)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Luận văn đánh giá tình hình triển khai, quản lý quỹ hỗ trợ nông dân trên toàn tỉnh, do vậy các số liệu thứ cấp được lấy ở các Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh, của tất cả các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ để điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Quỹ HTND, luận văn điều tra mẫu ở các địa phương, trong đó chọn 3 địa bàn có tính hình thực hiện quản lý quỹ ở mức tốt, trung bình và kém, cụ thể:

- Thành phố Việt Trì: Là địa phương có tính hình quản lý quỹ tương đối tốt và có nhiều điều kiện cho phát triển và triển khai các hoạt động của Quỹ.

- Huyện Đoan Hùng: Là địa bàn có tình hình quản lý quỹ ở mức trung bình và điều kiện phát triển và triển khai các hoạt động của Quỹ ở mức độ nhất định.

- Huyện Hạ Hòa: Là địa bàn có nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, việc triển khai các hoạt động của Quỹ còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Mỗi địa bàn 50 hộ (tổng số 150 hộ được phỏng vấn) nông dân tham gia các hoạt động quỹ.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu, số liệu về kết quả hoạt động của Quỹ, số liệu về tình hình thực hiện các hoạt động của các địa bàn nghiên cứu, số liệu so sánh. Những số liệu này được kế thừa từ văn phòng thống kê Tỉnh, huyện; số liệu cũng được kế thừa từ các báo cáo nghiên cứu có liên quan, các ấn phẩm, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết hoạt động của Quỹ, nguồn internet...

+ Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu về đánh giá của hội viên nông dân, của các cấp quản lý Quỹ về tình hình hoạt động của Quỹ, tính hiệu quả và hạn chế trong tổ chức điều hành Quỹ.

Những đánh giá của hội viên nông dân về quản lý Quỹ được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.

Những ý kiến nhà quản lý được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp. Ý kiến của chuyên gia sẽ được tổng hợp và phân tích lồng ghép.

Tiến hành thu thập thông tin như sau: - Phỏng vấn cá nhân

Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý Quỹ HTND cấp tỉnh, huyện, xã. Đồng thời phỏng vấn hộ nông dân đã được sử dụng quỹ hỗ trợ này để phát triển kinh tế gia đình.

Trong đó:

- Phỏng vấn 11 cán bộ cấp tỉnh, 39 cán bộ quản lý quỹ cấp huyện và cơ sở. - Phỏng vấn 50 hội viên là những hộ nông dân thành phố Việt Trì, là địa bàn đô thị hóa, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có nguồn Quỹ HTND cao.

Phỏng vấn 50 hội viên là những hộ nông dân huyện Đoan Hùng, là địa bàn kinh tế nông nghiệp, kinh tế đồi rừng chiếm tỷ lệ cao hơn, nguồn Quỹ HTND ở mức trung bình.

Phỏng vấn 50 hội viên là những hộ nông dân huyện Hạ Hòa, là địa bàn thuần nông, chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân lại ở mức thấp. Cụ thể ở bảng (3.3) sau:

Bảng 3.1. Đối tượng, số phiếu và phương pháp phỏng vấn cán bộ, hộ nông dân về công tác Quản lý Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng Số lượng phiếu Phương pháp 1. Cán bộ quản lý 50

- Cán bộ quản lý Quỹ HTND tỉnh

11 (9 đại diện các Ban chuyên môn và 2

lãnh đạo Hội)

Bảng hỏi, phỏng vấn sâu - Cán bộ quản lý Quỹ HTND thành phố

Việt Trì, huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa

15 (5 phiếu/huyện) - Cán bộ quản lý Quỹ HTND các xã Sông

Lô, Minh Phú, Chính Công 24 (8 cán bộ/xã)

2. Hộ nông dân là hội viên 150

- Hộ nông dân xã Sông Lô 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng

vấn sâu

- Hộ nông dân xã Minh Phú 50

- Hộ nông dân thị trấn Chính Công 50

Tổng số phiếu điều tra 200

* Sử dụng phương pháp PRA

Phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan, từ đó tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của cán bộ làm công tác quản lý Quỹ, hộ nông dân là hội viên, cùng họ tham gia chia sẻ, thảo luận và lắng nghe những khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

* Phương pháp chuyên gia

Tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan thuộc nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ… Cụ thể: Với các

thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.4. Phương pháp phân tích

+ Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối để mô tả mức độ quản lý quỹ hỗ trợ nông dân, các ý kiến về khó khăn, thuận lợi.

+ Phương pháp so sánh

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng điều tra để làm cơ sở cho việc nhận xét các tiêu chí khác nhau.

3.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Quản lý tăng trưởng nguồn Quỹ HTND

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp. Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn, so sánh tỷ lệ % của từng nguồn tăng trưởng so với tổng tiền trong năm và giữa các năm.

3.3.2. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ, số hộ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp thực hiện qua các năm.

3.3.3. Quản lý thu phí, thu gốc

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu phí, thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thu gốc so với dư nợ và số hộ phải trả nợ gốc qua các năm.

3.3.4. Quản lý tình hình thu-chi từ phí Quỹ HTND

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động thu phí và chi từ nguồn thu qua từng năm, tỷ lệ thu phí đạt từ các nguồn và tỷ lệ chi từ nguồn thu phí đối với các nhiệm vụ chi.

3.3.5. Chỉ tiêu đánh giá về trình độ quản lý, quy trình quản lý Quỹ HTND của cán bộ các địa phương

Sử dụng chỉ tiêu, bảng hỏi đánh giá của cán bộ, người dân, các hộ vay vốn về công tác quản lý, quy trình quản lý, kiểm tra giám sát, bộ máy quản lý Quỹ HTND.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HTND TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ HTND 4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ HTND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, trực thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh.

- Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, trực thuộc Hội Nông dân cấp huyện.

- Cấp xã không thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân cấp xã

chịu trách nhiệm vận động tạo nguồn vốn; trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ vốn, các hoạt động dịch vụ trợ giúp nông dân khác theo sự chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên và theo Hợp đồng đã ký với các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác.

- Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều hành Quỹ HTND: Ban điều hành Quỹ

HTND cấp nào do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp đó quyết định thành lập và

bổ nhiệm các chức danh trên cơ sở tổ chức bộ máy và biên chế được giao.

+ Ban điều hành Quỹ HTND cấp tỉnh hiện nay gồm 4 cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm:

- Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban kiêm kế toán, cán bộ nghiệp vụ (chuyên trách). - Thủ quỹ (thủ quỹ cơ quan kiêm nhiệm).

+ Ban điều hành Quỹ HTND cấp huyện:

- Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và cán bộ nghiệp vụ, kế toán, thủ quỹ (hiện nay 100% các huyện, thành, thị kiêm nhiệm).

4.1.2. Quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh

Hàng năm, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đều xây dựng kế hoạch tăng trưởng nguồn Quỹ HTND tỉnh thông qua các giải pháp:

+ Giao chỉ tiêu tăng trưởng nguồn Quỹ HTND cụ thể cho Hội Nông dân các huyện, thành, thị trong tỉnh. Trên cơ sở chỉ tiêu giao, Hội Nông dân cấp huyện cũng giao chỉ tiêu tới xã và xây dựng các dự án, đề án trình UBND huyện xem xét bổ sung nguồn Quỹ HTND cấp huyện.

+ Trực tiếp xây dựng các dự án, mô hình cụ thể đề nghị Trung ương Hội, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh.

+ Một số Hội Nông dân cấp huyện đã thành lập Ban vận động Quỹ, tuy nhiên hoạt động của Ban còn mang tính hình thức, kết quả vận động được chưa cao, bên cạnh đó địa phương còn nhiều các khoản ủng hộ, đóng góp, nên một số cấp ủy, chính quyền chưa cho chủ trương để tổ chức Hội chủ trì vận động xây dựng Quỹ HTND.

Trong những năm qua được sự quan tâm tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ đạt những kết quả đáng phấn nhất định, góp phần vào hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, cải thiện bộ

mặt nông thôn trong tình hình mới.Tổng nguồn vốn toàn tỉnh tính đến 31/12/2016

là: 26.035 triệu đồng. Nguồn vốn Quỹ cấp tỉnh và huyện tăng chủ yếu là do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ủy thác và ngân sách địa phương cấp.

Cụ thể về tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng (4.1):

Bảng 4.1. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ (Giai đoạn 2014-2016)

ĐVT: Triệu đồng

TT

2014 2015 2016

TW Tỉnh Huyện Tổng TW Tỉnh Huyện Tổng TW Tỉnh Huyện Tổng

1 Nguồn Trung ương Hội 9.700 9.700 12.200 12.200 12.200 12.200

2 Nguồn ngân sách địa phương 4.670 1.000 5.770 5.810 2.000 7.820 7.870 3.000 10.820

3 Nguồn ủng hộ 1.169 1.169 2.390 2.390 2.925 2.925

4 Nguồn bổ sung từ phí 40 10 55 50 20 70 65 25 90

Tổng cộng 9.700 4.815 2.179 16.694 12.200 5.860 4.410 22.480 12.200 7.885 5.950 26.035 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh tăng chủ yếu do Trung ương ủy thác và nguồn từ ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 90% tổng nguồn Quỹ. Điều đó cho thấy Trung ương và địa phương cũng đã dành những nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất, nâng cao đời sống. Ngoài ra, nhờ sự vận động khéo léo của tổ chức Hội ở cấp huyện mà các nguồn kinh phí khác cũng đang có những đóng góp nhất định cho Quỹ. Điều này cho thấy chủ trương xã hội nguồn vốn quỹ đang có những kết quả nhất định, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương trong hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống cho người dân.

Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTND của tỉnh cũng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể như sau (bảng 4.2):

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ (Giai đoạn 2014-2016)

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%)

1 Nguồn Trung ương Hội 9.700 58,1 12.200 54,3 12.200 46,9

2 Ngân sách địa phương 5.770 34,6 7.820 34,8 10.820 41,6

3 Ủng hộ 1.169 7 2.390 10,6 2.925 11,2

4 Bổ sung từ phí 55 0,3 70 0,3 90 0,3

Tổng cộng 16.694 100 22.480 100 26.035 100

Nguồn: Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ Qua bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn Quỹ HTND tỉnh tăng liên tục qua các năm, duy chỉ có nguồn ủy thác của Trung ương giảm 11,2% so với năm 2014, tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn vẫn chiếm phần lớn 46,9%. Điều này cho thấy năm 21016 nguồn Quỹ Trung ương đã không bổ sung cho tỉnh và cũng không rút nguồn, mà cho xây dựng quay vòng chu kỳ dự án tiếp theo.

Nguồn vốn Ngân sách địa phương cấp cho Quỹ chiếm 41,6% (tăng 7% so với năm 2014) và nguồn huy động ủng hộ (tăng 4,2%) tăng đều qua các năm, tuy nhiên còn tăng trưởng thấp. Nguyên nhân là do: ngân sách địa phương ở cấp huyện tuy đã được quan tâm nhưng nguồn cấp còn hạn chế, có một số đơn vị có không còn ngân sách cấp hoặc cấp không được thường xuyên qua các năm. Nguồn vận động ủng hộ

tăng trưởng thấp, khi mà giai đoạn hiện nay có nhiều cuộc vận động ủng hộ, nông dân phải tham gia đóng góp rất nhiều các khoản thu, khoản phí thì việc vận động nông dân ủng hộ Quỹ hỗ trợ nông dân vô tình làm tăng thêm gánh nặng của người nông dân trong việc phải đóng góp với xã hội. Vốn tự bổ sung hàng năm từ nguồn thu phí là không đáng kể do phí quỹ Hỗ trợ nông dân thấp (0,3-0,4%).

4.1.3. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ 4.1.3.1. Xây dựng kế hoạch cho vay 4.1.3.1. Xây dựng kế hoạch cho vay

Dựa trên tổng nguồn vốn Quỹ HTND của năm, kế hoạch bổ sung nguồn hàng năm và tình hình thu hồi các dự án trong năm tới, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh quyết định kế hoạch sử dụng vốn Quỹ HTND cấp tỉnh, quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn tỉnh và nguồn ủy thác từ Trung ương Hội cho Hội Nông dân các huyện, thành, thị trong toàn tỉnh.

Hội Nông dân cấp huyện, thành, thị dựa trên kế hoạch phân bổ của tỉnh và kết quả xây dựng Quỹ trên toàn huyện cũng như tình hình triển khai các dự án Quỹ trên địa bàn huyện để lập kế hoạch cho vay nguồn Quỹ tại đơn vị.

- Quản lý việc xây dựng dự án:

+ Hội nông dân cấp xã trong tỉnh là đơn vị trực tiếp đề xuất và xây dựng các dự án để vay vốn Quỹ HTND. Thời gian qua, hầu hết các Chủ tịch Hội cấp xã đồng thời là chủ dự án vay vốn.

+ Các dự án được xây dựng của tỉnh đều đảm bảo về quy mô: ít nhất 10 hộ tham gia cùng một dự án; mỗi dự án vay nguồn tỉnh, huyện và Trung ương với mức chung là 300 triệu cho một dự án. Điều này để tránh rủi ro và công tác quản lý được tốt hơn.

+ Chi Hội Nông dân là đơn vị trực tiếp tổ chức họp chi, tổ Hội nông dân, thông qua đó bầu chọn hộ tham gia dự án, những hộ được bầu chọn là những hộ điển hình có năng lực sản xuất cũng như khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn... Danh sách hộ này không những được sự đồng ý của cả chi hội, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã mà còn phải được UBND cấp xã xác nhận.

+ Hội nông dân xã là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với hộ được lựa chọn, tư vấn, hướng dẫn các hộ làm các thủ tục, tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn từ các hộ và hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Hội Nông dân cấp huyện.

Tại Phú Thọ, trong quá trình xây dựng dự án vay vốn, nhiều đơn vị còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 47)