Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý của Quỹ HTND Thái Bình

Trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thái Bình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Có được kết quả nêu trên, một phần do các cấp Hội Nông dân đã coi trọng hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và làm giàu chính đáng. Trong đó phải kể tới các hoạt động của Quỹ HTND tỉnh Thái Bình.

Năm 2009, khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015, một vấn đề cấp bách được đặt ra là sinh kế bền vững cho

số hội viên nông dân trong diện thu hồi đất sẽ như thế nào. Ngay lập tức, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình xây dựng đề án Thành lập Quỹ HTND tỉnh.

Theo Đề án, Quỹ HTND tỉnh Thái Bình sẽ hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng là những người lao động thuộc gia đình hộ nông dân bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và đăng ký học nghề, với mức hỗ trợ 100% tiền học phí học nghề theo quy định mức đóng học phí học nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề theo từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, Quỹ HTND còn hỗ trợ lãi suất tiền vay được áp dụng cho hộ gia đình nông dân bị Nhà nước thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên từ ngày 1/1/2003, được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn 2011-2016, với mức hỗ trợ bằng phần chênh lệch lãi suất giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội.

Như vậy, Quỹ HTND tỉnh Thái Bình đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy, phân công lại lao động xã hội.

Hiện này, tổng nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh Thái Bình có gần 13 tỷ đồng. Quỹ HTND Thái Bình đã hỗ trợ 1.533 hộ thực hiện 27 dự án khác nhau. Quỹ HTND Thái Bình cũng đã phối hợp với sở Lao động, Thương binh và Xã hội mở 37 lớp dạy nghề cho 1.255 học viên là con em hội viên và hội viên, chủ yếu là các nghề tiểu thủ công nghiệp như: may, mây tre đan… Sau khi được đào tạo, các học viên được tổ chức Hội Nông dân giới thiệu vào làm việc tại các cơ sở sản xuất tương ứng.

Quỹ HTND tỉnh Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên hoạt động độc lập như một Ban của Hội Nông dân tỉnh, với các cán bộ chuyên trách, không kiêm nghiệm, có con dấu và cơ sở vật chất khác riêng biệt.

Có thể nói, với cơ chế đề xuất linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ mà Thái Bình trở thành địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng Quỹ HTND hoạt động độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Đến nay, tuy nguồn vốn của Quỹ HTND còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả mà qũy đem lại rất lớn, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội, tăng thu nhập cho nông dân nghèo, nhiều hộ được vay vốn đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý của Quỹ HTND ở Hà Nội

huyện, quận, thị Hội, 473/577 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội với 3.573 chi hội, 5.013 tổ hội và 548.800 hội viên nông dân.

Hà Nội thành lập ngay Ban điều hành Quỹ HTND khi Quỹ vận động được từ năm 1996. Điều đặc biệt là Ban điều hành Quỹ HTND của Hội Nông dân thành phố Hà Nội do UBND thành phố ra quyết định thành lập. Các đồng chí trong Ban điều hành ngoài Hội Nông dân còn có đại diện của Sở Lao động

Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của

Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND.

Ban điều hành Quỹ HTND với cơ quan Thường trực là Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế… nhằm kiện toàn hoạt động, quản lý Quỹ HTND. Đặc biệt, hàng năm, Ban điều hành Quỹ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho Quỹ. Tính đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông thành phố Hà Nội xây dựng được 501,100 tỷ đồng, cho 87.740 hộ vay vốn, thông qua 1.780 dự án. Trong đó:

+ Tổng nguồn Quỹ HTND cấp thành phố đạt 424,540 tỷ đồng.

+ Hà Nội có 24/24 đơn vị cấp huyện có tổ chức Hội đều có Quỹ cấp huyện, tổng quỹ HTND cấp huyện đạt 77,560 tỷ đồng.

Quỹ HTND thành phố Hà Nội hoạt động theo Điều lệ của Quỹ HTND Việt Nam, song về tài chính thực hiện theo quy chế riêng của do UBND thành phố ban hành:

+ Phí cho vay: 0,3%/tháng (phí toàn hệ thống: 0,7%/tháng).

+ Về quy trình cho vay vốn, Ban điều hành Quỹ HTND cấp thành phố ủy thác toàn phần cho Hội Nông dân cơ sở trực tiếp cho vay tới người vay: từ thẩm định đến giải ngân, thu hồi gốc...

Nguồn vốn Quỹ HTND được các cấp Hội Nông dân thành phố triển khai cho vay, sử dụng đúng đối tượng, việc sử dụng vốn đúng mục địch, hiệu quả và bảo toàn vốn, không có nợ đọng vốn. Nhờ vậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND dẫn đầu cả nước cả về huy động nguồn vốn và cho vay, cả về chất lượng và số lượng, Hà Nội trở thành một biểu tượng phát triển của Quỹ HTND. Có được điều đó là do sự ủng hộ, quan tâm của đảng ủy, chính quyền địa phương,

kết hợp cùng với sự đồng lòng của các cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố. Mà điều này là kết quả từ sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp cùng với quy chế hoạt động linh hoạt, lấy lợi ích của hội viên nông dân làm đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)