Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 40)

Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của nhiều tác giả và tập thể tác giả liên quan đến công tác tín dụng xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn… có thể kể một số công trình như:

- Phát triển Tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, chủ biên Nguyễn Kim Anh và cs. (2010). Công trình nghiên cứu đã đưa ra được cái nhìn tổng thể, thực trạng phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, những thuận lợi khó khăn trong giai đoạn phát triển trước mắt, và những đề xuất cho các hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô theo hướng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hóa. Gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý để các tổ chức tài chính vi mô có hành lang pháp lý, chuẩn mực để tồn tại và phát triển; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các chương trình, dự án đang hoạt động tài chính vi mô thành các tổ chức tài chính vi mô; tái cấu trúc về tổ chức và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô; nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động marketing, đa dạng hóa các sản phẩm của các tổ chức tài chính vi mô...

- TS. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng vốn các nguồn lực trong

phát triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp. Đây là một công trình nghiên cứu bước đầu của nhóm cán bộ thuộc Ban chính sách phát triển kinh tế nông thôn, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương phối hợp với một số cộng tác viên nghiên cứu, tổng hợp, khảo sát thực tiễn về tình hình huy động và sử dụng nguồn lực đất đai, lao động và vốn phục vụ cho phát triển sản xuất Nông nghiệp và kinh tế nông thôn những năm gần đây. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt việc huy

động nguồn lực cho Chương trình cần chú trọng những điểm sau: Thứ nhất, về tính

bền vững trong huy động nguồn lực: Cần xác định lại vai trò, vị trí của chính quyền địa phương để xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước. Theo đó cần sửa đổi các quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách cho địa phương trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ chi tại Luật NSNN theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của

chính quyền địa phương trong phân cấp nguồn thu. Thứ hai, về tính hiệu quả trong

bảo về mức và thời hạn theo cam kết. Đối với các nguồn lực khác thời điểm huy động cũng là yếu tố cần xem xét nghiên cứu để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong thực hiện huy động (vì không thể huy động nhân dân đóng góp vào thời

điểm mất mùa, thất bát…). Thứ ba, về tính công khai trong huy động nguồn lực

cần được đảm bảo: Việc công khai huy động nguồn lực, vừa đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch cho người dân, vừa tạo ra cơ hội cho họ quyền tiếp cận với các quyết

định sử dụng nguồn lực hiệu quả. Thứ tư, về tính cân đối phù hợp: Vấn đề này hàm

ý cần có sự gắn kết giữa nguồn lực huy động và việc sử dụng nguồn lực, cần phải được huy động và tài trợ từ các nguồn ngân sách, viện trợ, còn ngược lại cần được tiến hành huy động thông qua cơ chế đối ứng hay vay.

- Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sỹ của tác giả Đào Văn Hùng (2000), công trình nghiên cứu và đề ra các giải pháp cụ thể về tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam. Gồm: Cải cách môi trường chính sách; điều chỉnh thể chế và cải cách hệ thống ngân hàng; đổi mới cách thức hoạt động của các tổ chức tài chính; mở rộng các chương trình tiết kiệm, tín dụng của các tổ chức xã hội...

- Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện

nay, Luận án tiến sỹ khoa học của Nguyễn Trung Tăng (2002) nghiên cứu về các

hình thức tín dụng, loại hình tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở nước ta và đề ra các giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo. Gồm: Củng cố Quỹ tín dụng nhân dân; đa dạng hóa nguồn vốn được huy động vào Ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo...

- PGS.TS. Ngô Quang Minh chủ biên (1999): “Tác động kinh tế của nhà

nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam”, công trình này được tác giả phân tích rât sâu về các chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã tác động như nào đến chương trình xóa đói giảm nghèo cho người dân và đưa ra những giải pháp cho chu trình chính sách hiệu quả.

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn về xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về Quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái quát một số đặc điểm về tỉnh Phú Thọ 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Với 353.294,93 ha diện tích tự nhiên. và 1.313.926 nhân khẩu.

- Vị trí địa lý:

Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế-văn hoá-khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị-kinh tế-văn hoá của tỉnh, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ Vua Hùng.

- Đặc điểm địa hình:

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy

gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thông qua đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000 ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số khu, cụm công nghiệp ở các huyện, thị với tốc độ đầu tư nhanh, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.

Phú Thọ đã và đang triển khai 4 khâu đột phá trọng điểm của tỉnh:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiện đại hóa

nền hành chính: Thực hiện cải cách nền hành chính với đầy đủ ý nghĩa “phục vụ nhân dân” là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ. Theo đó, tỉnh sẽ thực hiện tốt việc kiểm soát thủ tục hành chính; chuyển đổi mạnh mẽ, xây dựng nền “hành chính phục vụ”, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức; rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư; quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

- Huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt: Đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt là khâu đột phá quan trọng, tập trung vào các nhiệm vụ: rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và tăng cường công tác quản lý quy hoạch, huy động tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư. Với quan điểm tranh thủ thời cơ và lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, có cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào tỉnh; tạo niềm tin với các nhà đầu tư. Chú trọng đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở xác định đầu tư ngoài nhà nước là nguồn lực chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển hạ tầng giai đoạn tới. Nghiên cứu giải pháp khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo hướng đảm bảo lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp. Đồng thời, bám sát, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương sớm khởi công các dự án đã có quy hoạch. Ưu tiêu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dọc tuyến Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; phát triển cụm công nghiệp ở vùng nông thôn thu hút lao động tại chỗ, giảm số lao động tập trung về thành phố, thị xã. Đầu tư hạ tầng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ sản xuất, chế biến và tiêu thụ; phát triển nông nghiệp xanh, hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao. Thu hút nguồn lực phát triển y tế theo hướng đồng bộ, chuyên sâu, hiện đại...

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nguồn nhân lực: sắp xếp lại mạng

lưới dạy nghề, mạng lưới cơ sở đào tạo; các ngành nghề phù hợp với sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục phổ thông, thực hiện tốt công tác phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; tập trung nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề hiện có đạt tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Khuyến khích các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch: tập trung nguồn lực đầu tư để

xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam và xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu du lịch quốc gia;

đồng thời thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch, dịch vụ cao cấp tại thành phố Việt Trì, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tân Sơn.

3.1.2. Đặc điểm Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ 3.1.2.1. Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân tỉnh 3.1.2.1. Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân tỉnh

Ban Chấp hành Hộ Nông dân huyện, thành, thị dướ sự chỉ đạo trực t ếp của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ. H ện tạ có 13/13 huyện, thành, thị có tổ chức Hộ Nông dân, vớ 269 cơ sở Hộ , 2.779 ch hộ , 205.235 hộ v ên nông dân.

Cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân tỉnh theo sơ đồ (3.1) dưới đây:

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức Hội Nông dân các cấp tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ

Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ

Ban Chấp hành Hội Nông dân các huyện, thành, thị

Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở

Chi Hội Nông dân cơ sở

Tổ Hội Nông dân cơ sở

3.1.2.2. Tổ chức hoạt động của Quỹ HTND tỉnh

Cơ cấu tổ chức của Quỹ HTND tỉnh theo sơ đồ (3.2) dưới đây:

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ

Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ HTND tỉnh Phú Thọ

Hội Nông dân các cấp thành lập ra Ban điều hành Quỹ HTND nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ban điều hành Quỹ HTND cấp tỉnh:

+ Vận động, tạo nguồn vốn, tiếp nhận hỗ trợ từ Quỹ HTND Trung ương, nguồn ngân sách tỉnh cấp có kế hoạch phân bổ nguồn vốn và giám sát việc xét duyệt, tổ chức hỗ trợ vốn đến các hội viên nông dân của các xã, phường.

+ Phối hợp với các ngân hàng, tài chính và các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn, nghiệp vụ về quỹ và các công tác khuyến nông cho cán bộ cấp huyện và xã.

+ Quản lý, điều hành theo sự chỉ đạo, định hướng của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính - kế toán, chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

- Ban điều hành Quỹ HTND cấp huyện:

+ Vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân, tiếp nhận vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, tổ chức xét duyệt, phân bổ vốn về các cơ sở được kịp thời, đúng đối tượng.

+ Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra việc xây dựng quỹ và sử dụng quỹ cơ sở Hội Nông dân

tỉnh Phú Thọ

Quỹ HTND tỉnh Hội Nông dân

cấp huyện, thành, thị Quỹ HTND cấp huyện

+ Hỗ trợ vốn và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật mới kịp thời cho hội viên nông dân, nhằm giúp nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phú thọ (Trang 40)