Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Theo báo cáo của BHXH huyện Yên Phong: Qua khảo sát đầu năm 2015, trên địa bàn toàn huyện có 126 DNNQD đang sử dụng 1.906 lao động, nhưng thực tế mới có 26 đơn vị với 706 lao động đóng BHXH; Một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền 765 triệu đồng (Nợ 30% số phải thu). Để giải quyết vấn đề này, BHXH huyện đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, đó là: Hàng tháng, quý, phối hợp với Đài Phát thanh huyện tuyên truyền chính sách BHXH đến người dân; Phối hợp với Phòng lao động thương binh và xã hội, phòng kinh tế, Liên đoàn lao động huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; Những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp; Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các DNNQD được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết. Ngoài ra với số lượng biên chế ít nhưng khối lượng công việc phát sinh lớn để quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH huyện Yên Phong đã chủ động, tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới tác phong phục vụ, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ ngành cho cán bộ viên chức trong đơn vị.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Hải Dương tính đến hết ngày 31/12/2015, đã có 1.163.239 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 98.928 người với số thu hơn 2.909,54 tỷ đồng (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước), đạt 105,4% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Đa số các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc quy định về nộp BHXH, cơ bản không còn doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài. Việc ký kết HĐLĐ và đăng ký tiền lương đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng với công việc, chức danh nghề đang làm. Để có được kết quả trên công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Hải Dương đã thực hiện nhiều giải pháp như: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện Luật BHXH; BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sách

BHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2015, thực hiện giải quyết cho 22.206 người hưởng chế độ BHXH, tăng 3.779 người so với năm 2014; Đã thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH với phương thức chi trả mới, in và đóng sổ quản lý đối tượng cho 265 xã, phường, thị trấn để giao cho Bưu điện tỉnh quản lý. Trong năm, toàn tỉnh thực hiện cấp mới trên 43.000 sổ BHXH và gia hạn cho 924.508 thẻ BHYT. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua năm 2015.

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái Đối với họat động quản lý thu BHXH bắt buộc hàng tháng, BHXH huyện Yên Bình đã xây dựng quy trình quản lý thu và quản lý đối tượng phù hợp với đặc điểm, tình hình của huyện theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người được hưởng. Thực tiễn họat động quản lý thu đã đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ BHXH tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách BHXH được đầy đủ, nhanh chóng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, BHXH huyện đã tiến hành phân đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện thành các cụm, phân chia các cụm này cho các cán bộ quản lý thu theo năng lực của từng người. Từng cán bộ thực hiện tổ chức thu BHXH, giám sát việc báo tăng, giảm lao động, quỹ tiền lương, đôn đốc thu nộp của các đơn vị mà mình được giao nhiệm vụ quản lý.

Mọi cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng tại BHXH huyện Yên Bình đều thực hiện theo đúng quy định tại quy trình cải cách hành chính ‘‘một cửa liên thông’’ mà BHXH huyện đã xây dựng. Qua đó tạo điều kiện cho việc luân chuyển, quản lý hồ sơ, giám sát quá trình thu nộp BHXH của các đơn vị.

Ngoài công tác thu nộp, BHXH huyện còn tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát thu nộp BHXH của các đơn vị lao động mà BHXH huyện quản lý. Hàng tháng, mỗi cán bộ thu phải lập kế hoạch kiểm tra việc tham gia BHXH, chi trả các chế độ BHXH tại 02 đơn vị mà mình quản lý. Trường hợp nợ đọng kéo dài mà BHXH huyện đã làm việc mà đơn vị vẫn còn trây ỳ thì hoàn thiện hồ sơ gửi tổ thu nợ BHXH tỉnh để giải quyết.

động hợp đồng BHXH huyện Yên Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu BHXH với số thu BHXH 86,56 tỷ đồng đạt 102,25% kế hoạch tỉnh giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)