4.1.2.1. Quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Để công tác quản lý thu được khoa học và hiệu quả, các đơn vị tham gia đóng BHXH được phân chia thành 5 khối chính, mỗi cán bộ thu sẽ được phụ trách đảm nhiệm các khối này và báo cáo với lãnh đạo phụ trách bộ phận thu về tình hình thực hiện công tác thu của các khối này, theo đó các khối chính bao gồm:
- Khối Doanh nghiệp nhà nước
- Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể - Khối xã, phường, thị trấn
- Khối hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
Bộ phận thu theo quy định của BHXH Việt Nam thực hiện quản lý các đối tượng thu tại các đơn vị. Hàng tháng các đơn vị lập danh sách lao động, quỹ lương của đơn vị nộp lên bộ phận thu của BHXH huyện Tân Sơn, sau đó bộ phận thu kiểm tra, đối chiếu, xác nhận mức nộp BHXH bắt buộc cho từng đơn vị và tiến hành thu qua từng tháng.
Nhận thức được tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế; BHXH huyện Tân Sơn đã triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Điều đó đã có tác động lớn tới việc tham gia BHXH của người lao động, Kết quả quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2016
Lao động: người
STT Khối tham gia BHXH Hiện có
Đã tham gia BHXH Tỷ lệ % Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động 1 DN Nhà nước 4 201 4 201 100 100
2 DN Ngoài quốc doanh 65 295 11 61 16,92 20,68
3 HC SN, Đảng đoàn thể 95 2.493 95 2.493 100 100 4 Xã, Phường, thị trấn 17 390 17 390 100 100
5 Khối HTX, hộ kinh
doanh cá thể 93 224 9 18 9,68 8,04
Tổng 274 3.603 136 3.163 49,64 87,79
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2016) Qua bảng số liệu, có thể thấy ở trên địa bàn Huyện Tân Sơn thì các khối Doanh nghiệp nhà nước; Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể; Xã, phường tham gia BHXH tốt, đạt 100%; Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH tương đối thấp, chiếm 16,92% so với đơn vị hiện có, số lao động làm việc trong khối này cũng có rất ít người tham gia BHXH, chỉ đạt 20,68% so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn. Tỷ lệ tham gia BHXH thấp
nhất là khối HTX và hộ kinh doanh cá thể, hầu hết các đơn vị này và người lao động không tham gia BHXH, chỉ có 9,68% số đơn vị tham gia BHXH và 8,04% số lao động đóng BHXH. Từ bảng phân tích này cho thấy, ở huyện Tân Sơn tình hình tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động không mấy khả quan đặc biệt là các đơn vị, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỷ lệ không tham gia BHXH còn tương đối lớn. Cần phải xác định rõ nguyên nhân tại sao các đơn vị và số lao động tham gia BHXH thấp như vậy. Người lao động không tham gia BHXH chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này chứng tỏ chính sách BHXH vẫn còn kẽ hở mà người lao động có việc làm khó được tham gia BHXH bắt buộc. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Các đơn vị tham gia BHXH cố tình khai sai số lượng lao động hoặc cố ý ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng, để giảm số phải nộp BHXH, trốn đóng gây thất thu quỹ BHXH.
- Sự thiếu am hiểu về lợi ích của việc tham gia BHXH của người lao động nên cũng đồng tình với các đơn vị không tham gia BHXH. Điều này cũng đồng nghĩa với công tác tuyên truyền về BHXH đến các đối tượng chưa được rộng rãi, chưa có được những thông tin rõ ràng về lợi ích khi tham gia.
- Các cơ sở kinh tế tư nhân như HTX, hộ kinh doanh cá thể chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và thường xuyên biến động. Bên cạnh đó, nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn hạn chế, nhiều người sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình né tránh tham gia BHXH; mặt khác, người lao động làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.
- Các doanh nghiệp vi phạm luật lao động bằng hình thức: chỉ ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng dù người lao động làm việc trên 1 năm hoặc buộc người lao động phải làm việc trên 1 năm mới được ký hợp đồng lao động để đóng BHXH hoặc ký hợp đồng lao động ngắn hạn, khi hết hạn hợp đồng thì cho người lao động nghỉ việc vài hôm rồi ký lại để thời gian làm việc không liên tục, không phải đóng BHXH.
Bảng 4.4. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH trên doanh nghiệp đăng ký kinh doanh STT Năm DN ĐKKD (**) DN ĐKKD (*) DN Tham gia BHXH Lao động tham gia BHXH Tổng quỹ lương (Trđ) BHXH phải nộp (trđ) BHXH đã nộp (trđ) Mức lương nộp BHXH bình quân (trđ) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 =7/6 11=5/3 12=5/4 1 2014 85 116 26 331 11.804 3.070 2.767 2,972 30,6 22,4 3 2015 100 138 23 336 11.508 2.992 2.834 2,854 23,0 16,7 4 2016 115 162 24 280 8.574 2.070 2.000 2,552 20,9 14,8
(**) Không tính hộ kinh doanh cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ
(*) Tính cả hộ kinh doanh cá thể thương mại dịch vụ
Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn huyện Tân Sơn còn được phản ánh thông qua tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH so với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm (thể hiện bảng 4.4). Mặc dù BHXH huyện Tân Sơn đã có nhiều nỗ lực để khích lệ các doanh nghiệp tham gia BHXH và tăng số lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHXH trên doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vẫn có chiều hướng giảm xuống. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều lên (từ 85 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vào năm 2014 tăng lên tới 115 doanh nghiệp đăng ký vào năm 2016), tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động lại thấp dần (từ 30,6% năm 2014 xuống 20,9% năm 2016); mức lương bình quân tham gia BHXH giảm dần qua các năm, từ mức 2,972 triệu đồng năm 2014 giảm xuống 2,552 triệu đồng năm 2016; lượng tiền BHXH phải nộp cũng giảm dần, từ 3.070 triệu đồng năm 2014 xuống 2.992 triệu đồng năm 2015, và xuống 2.070 triệu đồng năm 2016; không những vậy số tiền các đơn vị nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm lại chưa đủ, không bằng đúng số tiền các đơn vị phải nộp và con số nợ này qua các năm như sau: năm 2014 số phải nộp 3.070 triệu đồng thì chỉ nộp 2.767 triệu đồng; năm 2016 số phải nộp 2.070 triệu đồng thì chỉ nộp 2.000 triệu đồng. Nguyên nhân của hiện tượng nợ BHXH, ít tham gia BHXH của các đơn vị hoạt động trên địa bàn thời gian qua là do đặc thù của địa bàn, tình hình kinh tế xã hội của địa phương rất khó khăn, kinh tế không phát triển, điều kiện kinh tế thấp, chưa thoát nghèo. Mặt khác một số doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh nên chưa hiểu rõ thủ tục cũng như lợi ích đem lại từ việc tham gia BHXH nên hầu hết họ đều chưa kịp tham gia hoặc cố tình trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động của doanh nghiệp mình.
Từ kết quả trên cho thấy công tác quản lý thu BHXH ngày càng đi vào nề nếp, có các biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và số thu BHXH bắt buộc theo quy định; người lao động cũng đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH; công tác thu ngày càng hoàn thiện hơn; công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác thu BHXH được đảm bảo; trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thu không ngừng được nâng cao, đã từng bước áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, tỷ lệ DN tham gia BHXH/DN đăng ký kinh doanh qua Bảng phân tích cho thấy đang có xu hướng giảm dần; đây là vấn đề đặt ra cho cơ quan BHXH phải tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
* Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp: Việc tham gia thực hiện chính sách BHXH được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện chính sách BHXH của doanh nghiệp
TT Nội dung
Đã đăng ký
(đã tham gia) Chưa đăng ký (chưa tham gia)
SL CC SL CC
1 Đăng ký sử dụng lao động 20 66,67 10 33,33
2 Đăng ký thang bảng lương 18 60,00 12 40,00
3 Doanh nghiệp tham gia
BHXH 16 53,33 14 46,67
Tổng 54 60,00 36 40,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua khảo sát cho thấy số doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động, đăng ký thang bảng lương, đăng ký tham gia BHXH với cơ quan chức năng, cơ quan BHXH chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng số doanh nghiệp, với con số lần lượt là 66,67%, 60% và 53,33%; tỷ lệ các doanh nghiệp chưa đăng ký, chưa tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ cao, với con số lần lượt là 33,33%, 40% và 46,67%. Điều này, cho thấy vẫn còn khá đông doanh nghiệp chưa tham gia BHXH mà lý do có thể là doanh nghiệp mới thành lập, chưa hiểu hết về chính sách BHXH, khó khăn về tài chính hay doanh nghiệp cố tình né tránh việc đăng ký, tham gia BHXH; chứng tỏ công tác quản lý thu BHXH bắt buộc chưa khai thác hết được các đối tượng doanh nghiệp và người lao động tham gia.
4.1.2.2. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc
Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người lao động.
- Đối với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
- Đối với chế độ tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quy định thì mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Còn nếu cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Mức đóng BHXH bắt buộc bằng 26% tiền lương hàng tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 18% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 8% tiền lương tháng.
Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Tình hình thực hiện mức lương đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn huyện thể hiện qua kết quả như sau (bảng 4.6):
Bảng 4.6. Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ năm 2014 -2016 Đơn vị tính: 1.000 đồng Khối loại hình 2014 2015 2016 Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH Thu nhập bình quân thực tế Mức LBQ đóng BHXH HCSN-ĐĐT 41.928 39.960 42.288 40.644 46.710 44.580 DNNN 42.828 39.984 45.840 43.332 47.890 44.765 DNNQD 46.068 24.888 64.176 35.304 57.089 31.716 Phường, xã 37.332 34.092 37.560 34.956 39.520 36.339 Tổng cộng 168.156 138.924 189.864 154.236 191.209 157.400
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2014 – 2016) Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm ảnh hưởng đến việc quản lý thu BHXH bắt buộc của huyện Tân Sơn như sau:
+ Tiền lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc theo quy định hiện nay chỉ mang tính tượng trưng, hình thức, không phải là tiền lương thực tế của người lao động, dẫn đến tình trạng:
hưởng BHXH. Mức đóng quá thấp so với lương thực tế, tạo ra sự phân bì của các doanh nghiệp khác, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH.
* Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Không minh bạch trong việc thực hiện chế độ trích nộp BHXH bắt buộc, các doanh nghiệp không ký hợp đồng hoặc chỉ ghi mức lương rất thấp trên hợp đồng lao động để trốn hoặc giảm nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc.
Có thể nói, quy định hiện hành đã làm cho mức đóng BHXH bắt buộc hoàn toàn tách rời tiền lương lao động, tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra một cách phổ biến. Hậu quả là quỹ BHXH bắt buộc thất thu lớn, mức chi trả các chế độ trợ cấp rất thấp, làm cho mục đích của BHXH không đạt được, người lao động thờ ơ, và ý nghĩa tốt đẹp của BHXH bị giảm sút nghiêm trọng.
+ Những bất hợp lý của tiền lương đóng BHXH bắt buộc hiện hành đều tác động tiêu cực trực tiếp đến tất cả các chế độ trợ cấp BHXH, do chế độ trợ cấp hưu trí là loại chế độ dài hạn, có mối quan hệ chặt chẽ đến toàn bộ quá trình đóng BHXH bắt buộc, nên mức tiền lương bình quân làm căn cứ chi trả trợ cấp hưu trí thể hiện những bất hợp lý.
* Đối với đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo hệ số lương:
- Chỉ dựa vào mức đóng BHXH 5 năm cuối để tính mức tiền lương bình quân cho cả quá trình đóng BHXH, làm căn cứ trả trợ cấp. Hiện nay, theo Luật BHXH, mức này đã được điều chỉnh từ 5-20 năm cuối tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia, nhưng vẫn không bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng.
- Các đối tượng khác không được tính theo phương pháp này, là không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng áp dụng.
* Đối với đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo mức lương:
- Mức tiền lương bình quân làm căn cứ trả trợ cấp phản ánh sai lệch giá trị thực của tiền lương đóng BHXH bắt buộc.
- Trợ cấp hưu trí không đáp ứng yêu cầu đảm bảo cho mức sống của người về hưu phù hợp với mức sống chung của xã hội.
Việc tham gia BHXH bắt buộc với mức lương thấp là bất lợi cho người lao động. Dưới góc độ người lao động việc đóng BHXH bắt buộc với mức lương càng cao thì càng có lợi, nhưng thực tế các doanh nghiệp lại muốn giảm mức lương đóng BHXH bắt buộc với mức thấp hoặc trốn đóng BHXH do nguyên nhân sau:
- Các đơn vị, doanh nghiệp không muốn nộp BHXH vì tỷ lệ trích nộp BHXH mà doanh nghiệp phải nộp cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động hiện nay là quá cao (18%) so với mức đóng của người lao động (8%) (chưa bao gồm BHYT và BHTN), mà họ không có bất cứ quyền lợi gì sau này, kể cả trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật hay bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao