của BHXH huyện Tân Sơn
hiện quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH: Căn cứ, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm và cho kết quả: Tổng số cuộc kiểm tra về BHXH, số đơn vị được kiểm tra, số đơn vị vi phạm, hình thức xử lý vi phạm, tình hình tham gia BHXH của đơn vị như thế nào ?
4.1.3.1. Kết quả từ việc kiểm tra các doanh nghiệp
Qua kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra BHXH huyện Tân Sơn đối với hơn 20 doanh nghiệp năm 2016, trong số 414 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp được kiểm tra chỉ có 280 lao động được doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH, chiếm 67,63% tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp được kiểm tra (Phụ lục 3).
Kết quả kiểm tra cho thấy, nếu chủ doanh nghiệp quan tâm đến người lao động, bộ phận nhân sự của doanh nghiệp nắm vững và hiểu biết về pháp luật lao động, BHXH thì doanh nghiệp đó thực hiện rất tốt các chế độ BHXH. Thông thường tại các doanh nghiệp thì công tác nhân sự rất nặng nề, ở các doanh nghiệp nhỏ thì nhân viên kế toán kiêm luôn cả công tác nhân sự. Đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề sản xuất như chè, HTX,... sử dụng nhiều lao động, lao động di chuyển thường xuyên từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, với mức thu nhập thấp, nên lao động không cố gắng trong công việc, mặt khác doanh nghiệp không thấy người lao động làm việc ổn định nên cũng không tham gia BHXH, làm mất quyền lợi của người lao động. Đây chính là điều nghịch lý, người lao động không làm việc ổn định tại doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp không dám tham gia BHXH, vì sợ khi thực hiện xong hoặc chưa kịp làm xong thủ tục thì người lao động đã nghỉ việc rồi. Cũng qua kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ là do cố tình né tránh, tăng lợi nhuận dẫn đến giảm quyền lợi của người lao động, khi người lao động có tai nạn, ốm đau thì giải quyết bằng cách chi 1 khoản tiền, và khi nghỉ việc, người lao động cũng chỉ có một khoản trợ cấp, không được tính quá trình để được hưởng các chế độ sau này như hưu trí, Bảo hiểm y tế.
4.1.3.2. Kết quả khảo sát tình hình tham gia BHXH
Qua số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (bảng 4.13), nhận thấy trong 13 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại huyện Tân Sơn chiếm 2,90% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tân Sơn là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ, số doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn chưa nhiều nên cần phải có nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Do vậy, BHXH huyện đã tiến hành khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn. Mục đích nhằm thống kê số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn tham gia trích nộp BHXH, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm tăng số doanh nghiệp tham gia BHXH; nhận định phân tích những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp không tham gia BHXH, doanh nghiệp không tham gia là do luật pháp quy định không chặt chẽ để doanh nghiệp né tránh, hay do cơ quan BHXH không thực thi đúng quy định, khe hở nào của hệ thống pháp luật giúp doanh nghiệp cố tình không tham gia, tại sao người lao động không muốn tham gia BHXH, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý tình trạng né tránh, tăng số lao động cũng như mức lương làm căn cứ trích nộp BHXH.
Bảng 4.13. So sánh doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn với doanh nghiệp của toàn tỉnh
STT Loại hình Toàn tỉnh Huyện Tân Sơn Tỷ trọng %)
(1) (2) (3) (3)/(2) 1 Công ty cổ phần 1.667 14 0,84 2 Công ty TNHH 1.851 40 2,16 3 DNTN 565 15 2,65 4 Hộ cá thể, HTX 1.503 93 6,19 Tổng cộng 5.586 162 2,90
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ Kết quả khảo sát tình hình tham gia BHXH của các đơn vị được thể hiện qua Phụ lục 1 và Phụ lục 2, cụ thể như sau:
Theo kết quả khảo sát của BHXH huyện Tân Sơn, trong tổng số 102 đơn vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện có 37 đơn vị ngoài quốc doanh chiếm 36.27%; 65 hộ kinh doanh cá thể, HTX chiếm 63.73% tổng số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, trong tổng số các hộ kinh doanh cá thể, HTX trên địa bàn thì chỉ có 8 hộ đăng ký tham gia BHXH cho 15 người lao động với số tiền đã thu nộp năm 2016 là 67,28 triệu đồng trong số đó có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, số lao động tương đối nhiều nhưng vẫn cố tình núp dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, HTX để tránh sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước; số đơn vị ngoài quốc doanh tham gia đăng ký kê khai, trích nộp BHXH cho người lao động chỉ là 16 chiếm 43.24 % so với số đang hoạt động.
* Về lao động: (Phụ lục 2:Tổng hợp kết quả phân tích lao động qua khảo sát huyện Tân Sơn):
Cũng qua phân tích kết quả khảo sát của các đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện, đã đưa ra được những nhận định như sau:
- Từ số liệu khảo sát được có 102 đơn vị hiện vẫn đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, gồm có 24 công ty TNHH, 9 công ty cổ phần, 4 doanh nghiệp tư nhân và 65 hộ kinh doanh cá thể, HTX. Chúng tôi mạnh dạn dùng những dữ liệu từ việc chọn ra 30 công ty TNHH và công ty cổ phần đang còn hoạt động để phân tích nhằm đưa ra những nhận định chung về những chỉ tiêu của đề tài nghiên cứu. Từ đó chúng tôi thu được những kết quả như sau:
(1) Có 22 phiếu cho rằng thủ tục tham gia BHXH quá khó khăn, rườm rà, không tham gia BHXH cũng không ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 73,33%.
(2) Có 14 phiếu cho rằng chế độ chính sách BHXH còn nhiều bất hợp lý, chiếm tỷ lệ 46,67 %.
(3) Có 19 phiếu khảo sát thu được cho rằng chế tài phạt về BHXH hiện nay chưa đủ mạnh, mức phạt thấp chiếm tỷ lệ 63,33%.
(4) 24 phiếu cho rằng tham gia BHXH sẽ làm giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 80%.
(5) 17 phiếu cho rằng thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH tác động đến việc công ty có tham gia BHXH hay không, chiếm tỷ lệ 56,67%.
(6) 22 phiếu cho rằng tỷ lệ đóng của chủ doanh nghiệp quá cao, nên có chia sẻ mức đóng BHXH này với người lao động, chủ doanh nghiệp sẽ tích cực tham gia BHXH hơn nữa, tỷ lệ của quan điểm này chiếm 73,33%.
(7) 20 phiếu cho rằng việc không tham gia trích nộp BHXH là do chưa được tuyên truyền về BHXH. Chiếm tỷ lệ 66,67%.
(8) 14 phiếu công nhận có hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH, chiếm tỷ lệ 46,67%.
(9) 20 phiếu tin tưởng rằng chế độ chính sách BHXH sẽ hỗ trợ được người lao động khi gặp khó khăn, chiếm tỷ lệ 66,67%.
(10) 17 phiếu cho rằng thời gian giải quyết các chế độ là bình thường, chiếm tỷ lệ 56,67%, 13 phiếu cho rằng thời gian giải quyết các chế độ là chậm, chiếm tỷ lệ 43,33%.
(11) 15 phiếu cho rằng nếu các doanh nghiệp đều tham gia BHXH đầy đủ sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề (chi phí như nhau), giá các sản phẩm cạnh tranh như nhau, chiếm tỷ lệ 50,0%.
(12) 18 phiếu cho rằng nên đóng BHXH theo tổng thu nhập, chiếm tỷ lệ 60%.
(13) 29 phiếu đề nghị cơ quan BHXH nên giải quyết ngay các loại chế độ BHXH khi có phát sinh chiếm tỷ lệ 96,67%.
(14) 28 phiếu đề nghị nên hỗ trợ doanh nghiệp lập các báo cáo, thiết lập bộ phận riêng chuyên trách việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia, chiếm tỷ lệ 92,33%.
(15) 26 phiếu đề nghị nên có những quy định về BHXH, Luật và các văn bản dưới Luật quy định một cách hợp lý và lâu dài, xây dựng quy chế làm việc ổn định, mức thụ hưởng các chế độ và điều kiện hưởng các chế độ ổn định để người lao động an tâm; chiếm tỷ lệ 86,67%.
Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi rút ra được những nhận định sau: + Thứ nhất, các đơn vị trên địa bàn huyện không tự giác tham gia BHXH, chỉ tham gia khi kiểm tra hay khi có thông báo của cơ quan BHXH, đặc biệt đối với các đơn vị mới, dựa vào các lý do chưa ổn định trong sản xuất kinh doanh và nhân sự nên cố tình né tránh, việc xử lý các doanh nghiệp này chưa nghiêm, các doanh nghiệp cũng chưa tích cực khắc phục tình trạng này. Hầu hết doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, HTX đều không tham gia BHXH.
+ Thứ hai, việc quy định của Luật cũng vẫn còn sơ hở, giúp doanh nghiệp né tránh thu nộp BHXH ví dụ như; trong Luật quy định, hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia BHXH, thì các doanh nghiệp cố tình né tránh, ký hợp đồng từ dưới 3 tháng để không phải tham gia.
+ Thứ ba, mức lương khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, ký kết hợp đồng với người lao động chỉ căn cứ vào lương tối thiểu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ, rất thấp và không đúng với mức lương thực tế trả cho người lao động. Do đó ảnh hưởng đến mức lương của người lao động khi hưởng lương hưu và các chế độ khác.
+ Thứ tư, để né tránh trích nộp BHXH, chủ doanh nghiệp thường cho người lao động gián đoạn 1 tháng để không đủ 3 tháng liên tiếp, không phải tham gia
BHXH theo quy định của Luật BHXH hoặc không ký kết Hợp đồng lao động để không tham gia BHXH. Qua khảo sát, cho thấy đối tượng này rất nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, sẽ không yên tâm làm việc, hay di chuyển để tìm mức lương cao hơn, không ổn định lao động trong các doanh nghiệp.
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy thủ tục tham gia BHXH mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn còn rườm rà, chế tài phạt chưa đủ mạnh để doanh nghiệp tự giác tham gia BHXH, thái độ phục vụ của nhân viên ngành là yếu tố cần phải thay đổi, để phục vụ ngành tốt hơn. Bên cạnh đó quan điểm của nhiều doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ trích nộp 18% BHXH của chủ doanh nghiệp như hiện nay là quá cao, không có sự cân đối giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, mặt khác, một số đơn vị còn chưa từng được cơ quan Nhà nước nào tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH. Ngoài ra, nếu như có những thay đổi về mặt pháp luật như quy định thời gian giải quyết các loại chế độ nhanh chóng hơn, giải quyết ngay khi có phát sinh sự việc đủ điều kiện để người lao động hưởng các chế độ, hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia BHXH về mọi mặt. Đặc biệt cần phải xây dựng quy chế làm việc, xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan ổn định và có hiệu lực lâu dài cũng tác động đến việc doanh nghiệp có tham gia BHXH cho người lao động tại doanh nghiệp.