Tình hình kinh tế-xã hội huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn. Kết quả cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 QB 1. Diện tích Km2 688,58 688,58 688,58 100 100 100 2. Dân số trung bình 1000 ng 79,12 80,25 81,79 101,4 101.9 101.6 Trong đó: Nữ 1000 ng 40,02 40,67 41,35 101,6 101,7 101.7 3. Mật độ dân số Ng/km2 114,9 116,54 118,78 101,4 101,9 101,7 4. Số Xã phường Đơn vị 17 17 17 100 100 100 6. Thu ngân sách Tr.đ 18.400 26.200 38.500 142,4 146,9 144,7 7. Chi ngân sách Tr.đ 546.300 579.000 625.000 105,9 106,1 106,0 8.GTSX công nghiệp, xây dựng (giá 2010) Tr.đ 58.800 62.100 68.700 105,6 110,6 108,1 9.GTSX nông, lâm nghiệp (giá 2010) Tr.đ 443.800 457.100 476.300 102,9 104,2 103,6 10. Số trường PT Trường 53 53 53 100 100 100 11. Số học sinh PT HS 15.156 15.866 17.405 104,7 109,7 107,2 12. Số cơ sở y tế Cơ sở 18 18 18 100 100 100 13. Số cán bộ y tế Người 225 238 243 105,8 102,1 103,9 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn

* Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản;

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực và hướng vào sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản (giá 2010) đạt 457,1 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2010. Giá trị sản phẩm bình quân trên một ha đất

canh tác đạt 72,9 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2010; sản lượng lương thực đạt 28.300 tấn, tăng 10,6% so với năm 2010; lương thực bình quân đầu người đạt 355 kg/người, tăng 6,3% so với năm 2010; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 7.144 tấn/năm; sản lượng khai thác thủy sản đạt 364 tấn; trồng rừng tập trung đạt trên 2.019 ha/năm, sản lượng gỗ khai thác đạt 76.400 m3/năm.

* Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất CN, TTCN tiếp tục phát triển trong điều kiện địa bàn huyện không có lợi thế về thu hút đầu tư (tăng 13,85% so với giai đoạn 2006-2010). Năm 2015, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 62,1 tỷ đồng, tăng 79,1% so với năm 2010. Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của huyện là: Chế biến chè, khai thác và sơ chế quặng sắt, khai thác và chế biến đá, chế biến gỗ.

* Về đầu tư phát triển

Trong bối cảnh đầu tư công cả nước giảm để ổn định kinh tế vĩ mô, Huyện đã tích cực, chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư; vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 3.535 tỷ đồng, vượt 38,5% so với mục tiêu đề ra (2.553 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư qua ngân sách huyện quản lý chiếm 28,3%, vốn đầu tư do bộ, ngành, tư nhân và dân cư chiếm 71,7%. Công tác xúc tiến đầu tư được đổi mới theo hướng chủ động tiếp cận, vận động trực tiếp các tập đoàn, tổng công ty lớn có năng lực tài chính, công nghệ và thị trường. Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư công, xử lý nợ XDCB; quản lý chặt chẽ chất lượng công trình, quyết toán công trình hoàn thành, đã hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải.

* Về tài chính, tín dụng

Tăng cường quản lý các nguồn thu và thực hiện nhiều giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên, ưu tiên cho đầu tư phát triển, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an sinh xã hội. Thu ngân sách trên địa bàn trong cân đối 5 năm đạt 109,5 tỷ đồng (trong đó: Thu tiền sử dụng đất: 47,4 tỷ đồng, thu ngoài quốc doanh: 27,7 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách 2.847 tỷ đồng (Chi đầu tư phát triển: 1.022 tỷ đồng; chi thườ0ng xuyên: 1.825 tỷ đồng).

3.1.2.2. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

* Về sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Quy mô trường học được mở rộng, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được tăng cường; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85%, nhà công vụ đáp ứng chỗ ở cho 90% giáo viên có nhu cầu, 34/53 có trường học đạt chuẩn; chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục THCS. Giáo dục các xã, thôn bản ĐBKK được quan tâm. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp hàng năm Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,5%, THPT, bổ túc THPT, Trung cấp nghề đạt 80%, Mầm non đạt 99%, 34/53 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100% trong đó trên chuẩn là 65%.

*Về công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên ở cả 2 tuyến, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại. Đã có 11/17 xã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2020, bình quân có 4 bác sỹ, 23 giường bệnh/vạn dân, 100% trạm y tế xã có bác sỹ. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh. Nhân lực y tế được được quan tâm đào tạo, thu hút. Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ dân số được cấp thẻ BHYT đạt 96,7%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17,5%.

* Về hoạt động văn hóa, thông tin

Công tác thông tin, tuyên truyền đã phục vụ kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ chính trị của huyện. Phong trào văn hoá - thể thao quần chúng phát triển mạnh, hầu hết các khu dân cư đều có đội văn nghệ, đội bắn nỏ, đội bóng chuyền nam, nữ. Các lễ hội truyền thống được quản lý chặt chẽ, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc. Có chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn hóa, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được coi trọng, có 69% khu dân cư, 68% gia đình, 75% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% xã có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Hệ thống đài truyền thanh hoạt động thường xuyên, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện.

*Về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chế độ, chính sách Nguồn lao động hiện nay là 49.980 người, trong đó: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng trên 45.932 người; mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 920 lao động; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 89%; số lượt người đi xuất khẩu lao động đạt 925 người. Nhìn chung đời sống nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và được cải thiện; tích cực triển khai thực hiện Đề án"Phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tân Sơn giai đoạn 2009-2020"; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm còn 19,81%, giảm được 25,03% so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,53%. Các chính sách ưu đãi đối với người có công, chính sách an sinh xã hội, dân tộc được đảm bảo. Quản lý chặt chẽ các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)