Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ số liệu liên quan đến tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của cơ quan BHXH huyện Tân Sơn.

- Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH, các báo cáo từ các cơ quan ban nghành, các công trình nghiên cứu đã được công bố; thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang website liên quan ...

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

* Tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra từ một số lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác thu và quản lý thu BHXH, các chủ doanh nghiệp và người lao động. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi, các mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp

110 người. Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiện công tác quản lý thu BHXH từ các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động có liên quan đến các thông tin đề tài luận văn cần thu thập. Luận văn tập trung khảo sát, điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với chủ sử dụng lao động, người lao động theo mẫu định sẵn với phương thức điều tra chọn mẫu. Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại, lựa chọn, để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

* Chọn mẫu nghiên cứu:

Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập qua cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ BHXH huyện, đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Việc điều tra các đơn vị sử dụng lao động và người lao động chia theo khối loại hình doanh nghiệp khác nhau:

- Thứ nhất, Để nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát đại diện 10 cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã hội ở BHXH huyện Tân Sơn trong tổng số 15 CBCCVC của đơn vị, tương đương 67% (chiếm 2/3 số cán bộ);

- Thứ hai, khảo sát 30 đơn vị trong tổng số 274 đơn vị, tương đương 10% . Trong đó với phương thức điều tra chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên chi tiết như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước: khảo sát 1 trong tổng số 4 đơn vị;

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: khảo sát 7 trong tổng số 65 đơn vị; + Đơn vị HCSN, Đảng đoàn thể: khảo sát 10 trong tổng số 95 đơn vị; + Đơn vị xã, phường, thị trấn: khảo sát 2 trong tổng số 17 đơn vị;

+ Khối HTX, hộ kinh doanh cá thể: khảo sát 10 trong tổng số 93 đơn vị;

- Thứ ba, khảo sát 70 lao động trong tổng số 3.603 lao động đang làm việc tại các đơn vị, tương đương 2%. Trong đó với phương thức điều tra chọn mẫu đại diện ngẫu nhiên, gồm cả lao động được tham gia BHXH và lao động chưa được tham gia BHXH theo khối loại hình doanh nghiệp chi tiết như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước: khảo sát 4 người trong tổng số 201 người; + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: khảo sát 6 người trong tổng số 295 người; + Đơn vị HCSN, Đảng đoàn thể: khảo sát 48 người trong tổng số 2.493 người;

+ Đơn vị xã, phường, thị trấn: khảo sát 8 người trong tổng số 390 người; + Khối HTX, hộ kinh doanh các thể: khảo sát 4 người trong tổng số 224 người;

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Tổng số người)

1 Lãnh đạo, cán bộ làm công tác thu, quản lý thu BHXH 10

2 Chủ doanh nghiệp 30

3 Người lao động 70

Nguồn: Dự kiến điều tra của học viên 3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

* Phương pháp xử lý thông tin:

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, chẳng hạn như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các bộ phận của BHXH huyện.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mền Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

* Phương pháp phân tích: - Phương pháp thống kê:

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động,…qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn.

- Phương pháp so sánh:

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu, nó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh

giá được một cách khách quan thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

- Phương pháp chuyên gia:

Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực mà ta đang nghiên cứu. Từ đó có thể nhận xét, đánh giá, kết luận chính xác để đưa ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho việc nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

- Tỷ lệ LĐ, đơn vị tham gia BHXH =

Số lao động, đơn vị tham gia x 100 Tổng số lao động, đơn vị hiện có - Tỷ lệ DN tham gia BHXH = Số DN tham gia BHXH x 100 Số DN đăng ký kinh doanh

- Biến động về số người tham gia

BHXH =

Số người (kỳ này)

x 100 Số người (kỳ trước)

3.2.3.2. Nhóm quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc

- Mức tiền lương đóng BHXH: tỷ lệ mức tiền lương bình quân đóng BHXH so với thu nhập bình quân thực tế.

3.2.3.3. Nhóm quản lý thu BHXH bắt buộc

- Biến động số tiền thu BHXH = Số tiền (kỳ này) x 100 Số tiền (kỳ trước) - Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH = Kết quả thực hiện x 100 Kế hoạch giao

- Tỷ lệ nợ đọng BHXH = Số tiền BHXH nợ đọng x 100 Số tiền BHXH phải thu

- Số lượng, chất lượng CBCCVC làm công tác BHXH trên địa huyện Tân Sơn.

- Mức độ đánh giá của CBCCVC về chất lượng công tác đào tạo; mức độ hiểu biết và hài lòng của người lao động về chính sách BHXH, công tác quản lý thu BHXH của BHXH huyện Tân Sơn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TÂN SƠN BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TÂN SƠN

4.1.1. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn

Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc là công tác có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, đòi hỏi đơn vị lập kế hoạch phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của số đơn vị, số lao động và quỹ lương trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch thu sát với tình hình thực tế sẽ giúp cho công tác thu BHXH được thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng, ngược lại sẽ làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn tới việc đơn vị không hoàn thành được kế hoạch được giao.

Từ năm 2016 đến nay, theo quyết định số 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 09/09/2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện theo Luật BHXH thì công tác lập kế hoạch thu BHXH có tính khoa học và bám sát với thực tế kinh tế - xã hội hơn, theo đó, BHXH Việt Nam lập kế hoạch thu không chỉ dựa vào kế hoạch thu do BHXH các tỉnh gửi đến mà còn căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch từng năm của BHXH các tỉnh cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

BHXH huyện Tân Sơn đã lập kế hoạch thu hàng năm, trên cơ sở đó, phân cấp quản lý thu BHXH, tại BHXH huyện Tân Sơn sẽ tiến hành thu của các đơn vị HCSN, DNNN, DN ngoài quốc doanh, xã phường thị trấn, HTX hộ kinh doanh cá thể … do huyện Tân Sơn quản lý.

Hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách lao động tham gia BHXH, tổng quỹ lương và số tiền đóng, đối chiếu tăng giảm lao động – tiền lương nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu BHXH. Cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát các số liệu đồng thời nhập dữ liệu vào phần mềm TST để ghi quá trình tham gia vào sổ BHXH của từng người lao động về thời gian đóng BHXH, số tiền đóng BHXH, đây là căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ cho người lao động.

Lập kế hoạch phối hợp với các cấp các ngành để tổ chức kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, trong việc tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính

sách BHXH cho người lao động.

Với việc tổ chức thực hiện BHXH một cách khoa học như trên và với tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu nói riêng cũng như của tất cả các cán bộ trong BHXH huyện Tân Sơn, các chỉ tiêu đặt ra đối với công tác quản lý thu luôn được chú trọng và kết quả hoàn thành tốt vượt dự tính số thu. Không chỉ có vậy, để tiến hành các công tác một cách hiệu quả hơn, các cán bộ tại BHXH huyện Tân Sơn đã và đang không ngừng trau dồi kiến thức về chính sách BHXH cũng như trách nhiệm và lòng yêu nghề.

Bảng 4.1. Tình hình lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn

ĐVT: tỷ đồng

Năm Kế hoạch tự lập Kế hoạch được giao Tỷ lệ

(%)

2014 31,803 32,662 102,70

2015 32,404 33,619 103,75

2016 35,384 35,720 100,95

Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn Qua bảng 4.1 số liệu tình hình lập và giao kế hoạch thu BHXH của BHXH huyện Tân Sơn:

Ta nhận thấy tình hình tự lập kế hoạch luôn luôn thấp hơn kế hoạch được giao,việc lập kế hoạch tại BHXH huyện Tân Sơn đã gần sát với kế hoạch tỉnh Phú Thọ dự toán, phản ánh công tác lập kế hoạch đã được BHXH huyện Tân Sơn đầu tư nghiên cứu, chú trọng, coi đây là khâu then chốt trong việc quản lý thu cả năm do đó đã đi sâu đi sát với tình hình thực tiễn. Mặc dù vậy số chênh lệch vẫn còn và kế hoạch vẫn chưa bao quát hết so với tình hình thực tế nên khâu lập kế hoạch có hiện tượng này là do thiếu sự thống kê hàng quý số lượng lao động tăng giảm, tổng quỹ tiền lương phát sinh, số doanh nghiệp đăng ký mới phát sinh, số doanh nghiệp khó khăn còn nợ đọng, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế trong năm của huyện Tân Sơn.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ làm việc tại BHXH huyện Tân Sơn và các đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc (bảng 4.2) về việc lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện thì có 62,50 % số cán bộ được hỏi cho rằng tình hình lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc là hợp lý và 25,0% số cán bộ được

hỏi cho rằng chưa hợp lý và 12,5% số cán bộ cho biết nên thay đổi phương thức lập kế hoạch thu để đạt kết quả chính xác hơn và cụ thể hơn đối với từng đơn vị. Và các đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc khi được hỏi có 58,82% cho rằng kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn là hợp lý và chính xác với đơn vị của họ, tuy nhiên còn 29,41 % số đơn vị được hỏi cho rằng kế hoạch thu BHXH bắt buộc chưa hợp lý lý do là chưa cụ thể được từng khoản do chưa có sự khảo sát cụ thể tại từng đơn vị. Do đó BHXH huyện Tân Sơn cần có hoạt động kiểm tra khảo sát cụ thể về số lao động, tiền lương cụ thể tại từng đơn vị để lập kế hoạch thu chính xác, tránh tình trạng thiếu sót hoặc không hợp lý cho các đơn vị.

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ BHXH huyện Tân Sơn và các đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc về lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ý kiến nhận xét Tổng số Cán bộ BHXH Đơn vị 25 8 17 1- Hợp lý 15 5 10 2- Chưa hợp lý 7 2 5 3- Ý kiến khác 3 1 2 Tỷ lệ % (chiều dọc) 100 100 100 1- Hợp lý 60,00 62,50 58,82 2- Chưa hợp lý 28,00 25,00 29,41 3- Ý kiến khác 12,00 12,50 11.77

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.2. Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn

4.1.2.1. Quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Để công tác quản lý thu được khoa học và hiệu quả, các đơn vị tham gia đóng BHXH được phân chia thành 5 khối chính, mỗi cán bộ thu sẽ được phụ trách đảm nhiệm các khối này và báo cáo với lãnh đạo phụ trách bộ phận thu về tình hình thực hiện công tác thu của các khối này, theo đó các khối chính bao gồm:

- Khối Doanh nghiệp nhà nước

- Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể - Khối xã, phường, thị trấn

- Khối hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

Bộ phận thu theo quy định của BHXH Việt Nam thực hiện quản lý các đối tượng thu tại các đơn vị. Hàng tháng các đơn vị lập danh sách lao động, quỹ lương của đơn vị nộp lên bộ phận thu của BHXH huyện Tân Sơn, sau đó bộ phận thu kiểm tra, đối chiếu, xác nhận mức nộp BHXH bắt buộc cho từng đơn vị và tiến hành thu qua từng tháng.

Nhận thức được tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế; BHXH huyện Tân Sơn đã triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Điều đó đã có tác động lớn tới việc tham gia BHXH của người lao động, Kết quả quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2016

Lao động: người

STT Khối tham gia BHXH Hiện có

Đã tham gia BHXH Tỷ lệ % Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động 1 DN Nhà nước 4 201 4 201 100 100

2 DN Ngoài quốc doanh 65 295 11 61 16,92 20,68

3 HC SN, Đảng đoàn thể 95 2.493 95 2.493 100 100 4 Xã, Phường, thị trấn 17 390 17 390 100 100

5 Khối HTX, hộ kinh

doanh cá thể 93 224 9 18 9,68 8,04

Tổng 274 3.603 136 3.163 49,64 87,79

Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2016) Qua bảng số liệu, có thể thấy ở trên địa bàn Huyện Tân Sơn thì các khối Doanh nghiệp nhà nước; Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể; Xã, phường tham gia BHXH tốt, đạt 100%; Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH tương đối thấp, chiếm 16,92% so với đơn vị hiện có, số lao động làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53)