Điều kiện tự nhiên huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

Giới thiệu chung về huyện Tân Sơn: Tân Sơn là huyện miền núi được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện: Thanh Sơn và huyện Tân Sơn. Huyện Tân Sơn có diện tích tự nhiên 68.858 ha, dân số trung bình năm 2016 là 81.790 người gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: dân tộc thiểu số chiếm 82,9% (dân số Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H’Mông 0,67%...). Tân Sơn có 17 xã, trong đó có 14/17 xã đặc biệt khó khăn; 1 xã ATK, 3 xã thuộc vùng II.

Đặc điểm địa lý tự nhiên:Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha. Diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha. Diện tích đất lâm nghiệp: 52.577,5 ha. Diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Tân Phú có trục đường Quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương giữa huyện với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của tỉnh và của cả nước.

Đơn vị hành chính: Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Tài nguyên thiên nhiên

ha là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 84,17%); 2.119,45 ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 3,07%); 8.779 ha đất chưa sử dụng (chiếm 12,74%). Trong số hơn 52.577,51 ha đất lâm nghiệp có 15.048 ha thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn với hệ động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dưỡng.

- Khoáng sản: Một số loại quặng đang được khảo sát, thăm dò là Sắt, Than, Chì, Đá xây dựng, cát sỏi, chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Thanh Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận và Văn Luông.

-Tài nguyên nước: Tân Sơn có hệ thống sông Bứa và các chi lưu, có 02 hồ lớn là hồ Sận Hòa ( xã Tân Sơn) và hồ Xuân Sơn (xã Xuân Đài).

Dân số - Dân tộc: Dân số trung bình năm 2016 gồm có 20.980 hộ với 81.790 người. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,9%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% ...). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26 %. Mật độ dân số trung bình là 116,7 người/km2.

Lao động: Toàn huyện có 58.524 lao động, trong đó có 49.980 lao động trong độ tuổi, chiếm 85,4%.

Kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng bình quân: 19,7 %. Thu nhập bình quân đầu người: 4.1 triệu đồng/năm. Thu ngân sách huyện năm 2016 đạt 4.352 tỷ đồng. Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ là: 77,7% - 6,57% - 9%.

Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 19,81% trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 95% tổng số hộ nghèo. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ, huyện Tân Sơn đã có bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ giảm nghèo đạt 9,26% (tương đương 191 hộ thoát nghèo). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tân Sơn đạt 26,2 tỷ đồng, vượt 116% kế hoạch giao.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ; về nguồn vốn đầu tư… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Sơn xác định trong giai đoạn tới sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội để tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ

tầng then chốt - đào tạo nguồn nhân lực - phát triển kinh tế phục vụ du lịch. Đảm bảo đạt được các nội dung của đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ vào năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)