Các yếu tố thuộc về các hộ nuôi cá lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

Để có cái nhìn sâu sắc và chính xác về sự phát triển nuôi cá lồng của huyện, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu thực trạng nuôi cá lồng của các hộ ở huyện. Với lợi thế đất đai phì nhiêu, dân cư phân bố dọc sông Đuống là điều kiện thuận lợi để nhân dân các xã ven sông Đuống đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển thủy sản.

Tuy nghề nuôi cá lồng mới phát triển ở huyện những năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập lớn làm thay đổi đời sống dân cư ở đây. Huyện Thuận Thành cũng xác định đây là thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nhanh sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ nuôi cá lồng bình quân của các hộ là: 44 tuổi, trong đó hộ có quy mô lớn tuổi bình quân là 42, và hộ có quy mô nuôi nhỏ là 45. Điều này cũng phản ánh những người có tuổi bình quân cao hơn họ cầu toàn hơn trong đầu tư sản xuất, họ là người chậm cập nhật những kiến thức mới so với những chủ hộ trẻ, song có kinh nghiệm và ít chịu thay đổi tư duy, thói quen trong nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung độ tuổi bình quân 42 là độ tuổi có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong nuôi cá lồng, họ dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi cá lồng, họ có sự chín chắn để đưa ra những quyết định đầu tư lớn. Bên cạnh yếu tố kinh nghiệm thì những chủ hộ này thường tích lũy được một nguồn vốn nhất định khi chuyển đổi từ các ngành nghề khác sang.

Trình độ của hộ nuôi cá lồng: Thể hiện tư duy, nhận thức và kiến thức trong việc nuôi cá lồng. Khó khăn của người nuôi hiện nay là trình độ kỹ thuật của một bộ phận người nuôi còn thấp, chỉ phù hợp với nuôi theo quy mô nhỏ, truyền thống. Nhận thức về phát triển sản xuất hàng hoá và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Ở đây ta thấy số lao động có trình độ cấp 2 là chủ yếu, một phần lớn do các hộ ở đây có độ tuổi trên dưới 40 tuổi, sống trong giai đoạn khó khăn của cả đất nước, một phần nhận thức về giá trị của việc học của người dân chưa cao, câu hỏi lớn đặt ra là nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi cá lồng của họ hay không? Và điều có thể nhận ra ngay đó là nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng tiếp thu và nhạy bén trong việc nắm bắt những thay đổi của thị trường sẽ không cao. Ở đây có cả lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng nhưng chiếm tỷ lệ rất ít. Nhưng điều đó cũng thể hiện việc nuôi cá lồng ở huyện đang dần trở nên quan trọng, không chỉ biến đổi về số lượng mà còn về chất lượng.

Giới tính: Ta thấy rất rõ hầu như chủ hộ là nam giới và ở tầm tuổi trung niên, có sức khỏe. Các chủ hộ là nam giới thường là những người quyết đoán, dễ đưa ra những quyết định mạo hiểm, họ dám thử, dám làm, họ có khả năng quyết định trong đầu tư, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT và thực hiện quy trình nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, hoạt động nuôi cá lồng là cả một quá trình liên tục và lâu dài, vì vậy đòi hỏi người nuôi phải có một sức khỏe tốt... Tuy nhiên, còn hạn chế về trình độ nuôi, ý thức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, thâm căn cố đế, thậm chí sớm thỏa mãn về kết quả thu nhập hiện tại và còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sư hỗ trợ của Nhà nước. Bản thân chủ hộ cần thay đổi tư duy, thói quen sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, họ cũng cần được Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật. Người phụ nữ thường chỉ phụ giúp trong quá trình chăm sóc và tiêu thụ vì họ còn phải chia đều thời gian của mình với công việc gia đình và con cái.

Trong tổng số lao động của hộ thì tổng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Điều đó chứng tỏ, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động chính của các hộ. Số lao động còn lại đi làm xa ở những nơi khác và tham gia vào các hoạt động kinh tế khác của xã hội.

Bảng 4.17. Đặc điểm về lao động của các hộ điều tra năm 2016

Diễn giải ĐVT Quy mô lớn Quy mô nhỏ Tính chung

1.Giới tính Chủ hộ là nam Hộ 15,0 28,0 43,0 Chủ hộ là nữ Hộ 2,0 5,0 7,0 2.Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 42,0 45,0 44,0 3.Trình độ học vấn -Tiểu học % 0,0 9,1 6,0 -Trung học cơ sở % 52,9 60,6 58,0 -Trung học phổ thông % 35,3 27,3 30,0 -THCN, CĐ, ĐH… % 11,8 3,0 6,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.3.2. Các yếu tố thuộc về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương

- Cán bộ quản lý: Vai trò của cán bộ địa phương trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp là hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như nêu cao vai trò của mình thì cán bộ lãnh đạo, quản lý (cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, Ban nông nghiệp) các xã phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quy hoạch nuôi cá lồng trên sông trong nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn ngành nông nghiệp và các ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển ngành thủy sản có định hướng, bền vững

Phân bổ hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi. Xây dựng được mục tiêu, kế hoạch phát triển thủy sản nói chung và cá lồng nói riêng. Nâng cao năng lực cán bộ Ban nông nghiệp để hướng dẫn nông dân đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản theo hướng hàng hóa và tham gia các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thực tiễn cũng phản ánh nơi nào lãnh đạo xã có tầm nhìn trong quy hoạch, biết vận dụng các cơ chế chính sách trong chương trình xây dựng nông thôn mới khi đầu tư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng nuôi thì hiệu quả công tác nuôi trồng thủy sản nơi đó cao, người nông dân nâng cao thu nhập đồng thời mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được củng cố.

Hạn chế của lãnh đạo một số phòng ban cấp huyện, lãnh đạo một số xã, thị trấn:

trong nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác nuôi trồng thủy sản ở địa phương để có thể phát huy tiềm năng lợi thế về mặt nước sẵn có cũng như tìm ra một hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương để tham mưu, đề xuất với Huyện ủy, UBND huyện ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng trên sông phù hợp.

- Về bộ máy khuyến nông - khuyến ngư: Huyện Thuận Thành không có cơ quan chuyên trách làm công tác khuyến ngư, công việc này vẫn do Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện thực hiện, Phòng NN&PTNT huyện phân công một cán bộ chuyên môn kết hợp theo dõi về nuôi trồng thủy sản chứ không có biên chế riêng, chuyên trách cho lĩnh vực này. Ở các xã, thị trấn, phân công một cán bộ trong Ban nông nghiệp xã phụ trách công tác khuyến nông, khuyến ngư-bảo vệ thực vật.

Công tác khuyến ngư tại địa phương còn yếu. Việc trao đổi kinh nghiệm, thông tin thị trường diễn ra hầu hết giữa người nuôi với nhau, chưa có sự hỗ trợ, tư vấn của khuyến nông viên. Kết quả điều tra tại 6 xã thuộc huyện Thuận Thành cho thấy trong số 6 cán bộ phụ trách về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì chỉ có 2 người (chiếm 33,33%) có trình độ Đại học chính quy nhưng là chuyên ngành chăn nuôi thú y và cây trồng, số còn lại là Đại học tại chức cũng không có chuyên môn về lĩnh vực thủy sản. Các cán bộ khuyên ngư cấp xã này làm công tác kiêm nhiệm, không chuyên sâu về kỹ thuật nuôi cá lồng nên việc tư vấn cho các hộ nuôi về quy trình kỹ thuật gặp nhiều hạn chế.

4.3.3. Các yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm

Giải pháp thị trường nếu được triển khai đồng bộ cùng với các giải pháp khác khi thực hiện sẽ giúp các hộ nuôi thủy sản yên tâm sản xuất, hỗ trợ các hộ đối phó lại với những biến động xấu của thị trường, đảm bảo được các nguồn lực sản xuất, tạo ra sự thông thoáng trong việc tiêu thụ các sản phẩm.

Việc hỗ trợ nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho nuôi trồng thủy sản như thức ăn, thuốc, hóa chất phòng bệnh chưa được địa phương thực hiện. Người dân chủ động liên hệ với công ty thức ăn chăn nuôi thủy sản và các đại lý để mua và được hưởng các ưu đãi của họ về giá, về chuyển giao kỹ thuật, chăm sóc, vận hành, bảo trì...

Như kết quả đánh giá ở trên, 92% hộ nuôi cá lồng bán sản phẩm của hộ cho các đối tượng thương lái ở địa phương mà không ký kết hợp đồng và liên kết với các công ty chế biến thủy sản. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm cá lồng của các hộ nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào thời điểm chính vụ thu hoạch

cá giá cả bấp bênh, các tư thương ép giá dẫn đến thu nhập thấp và người nuôi không ổn định về tâm lý trong quá trình đầu tư sản xuất.

Hộp 4.10. Giá cả bấp bệnh nên thu nhập từ nuôi cá lồng không ổn định “Tôi nuôi cá lồng được 2 năm rồi, cũng thấy có hiệu quả từ việc nuôi nhưng không như những năm trước khi tôi quyết định đầu tư nuôi. Giá cả giờ bấp bênh, giá cá lăng những năm trước 110-130 nghìn/ kg giờ chỉ còn có 70-75 nghìn/kg, lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước mà vất vả và mất nhiều thời gian trông nom. Giờ tôi muốn giảm bớt số lượng lồng để tập trung cho việc buôn bán…”

Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Ngọc Quang 31 tuổi, trình độ đại học - thị trấn Hồ 4.3.4. Yếu tố chính sách

a/ Về quy hoạch

Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, nuôi cá lồng thì việc quy hoạch vùng nuôi tập trung ở những khúc sông có điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố quan trọng để tạo ra nguồn hàng hoá có chất lượng tốt và bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện chưa có quy hoạch chi tiết về phát triển nuôi cá lồng trên sông, việc thực hiện dựa vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ban hành năm 2015. Bản thân đề án này cũng chưa hoàn chỉnh, bởi mới chỉ dựa vào khảo sát của ngành nông nghiệp, chứ chưa xây dựng kế hoạch từ dưới lên và dựa hoàn toàn vào những vùng nuôi đã có sẵn để xây dựng quy hoạch nên còn manh mún, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân và tiềm năng phát triển nuôi cá lồng của địa phương.

Quản lý quy hoạch vùng nuôi do UBND xã, Ban nông nghiệp xã chịu trách nhiệm. Mặc dù đã hình thành một số vùng nuôi tập trung nhưng quy mô còn nhỏ, cơ sở hạ tầng thấp kém. Kinh phí hỗ trợ cho quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên chất lượng hệ thống, đường giao thông, điện trong vùng nuôi chưa bảo đảm, nhiều nơi đã xuống cấp mà chưa được chính quyền địa phương duy tu đã tạo ra những bức xúc trong nhân dân.

Do đó, trọng tâm của việc quy hoạch vùng nuôi trong thời gian tới là hoàn thiện quy hoạch nuôi cá lồng cho đồng bộ với quy hoạch nông thôn mới để bảo đảm tính thống nhất trong quy hoạch. Cải tạo nâng cấp hạ tầng vùng nuôi như đường giao thông, điện, nước sinh hoạt… để phát triển nuôi cá lồng một cách bền vững với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nâng cao trách nhiệm người dân trong việc bảo vệ, duy tu các công trình chung.

Việc quản lý quy hoạch cũng phải chặt chẽ, kiên quyết, không để người nuôi tự vượt lập, làm nhà và xây dựng lồng nuôi tràn lan như hiện nay. Các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn họ làm đúng tiêu chuẩn về kích thước và quy trình kỹ thuật… Có như vậy mới tránh được những vấn đề bất hợp lý trong quá trình sản xuất lâu dài.

b/ Về vốn tín dụng

Như phân tích về chính sách tiếp cận với yếu tố đầu vào cho sản xuất ở phần trên cho thấy, đa số các hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho nuôi cá lồng, đặc biệt là nuôi cá lăng vì nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư vào lồng nuôi, con giống và thức ăn là rất lớn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy để vay vốn cho nuôi cá lồng các hộ thường gặp khó khăn về quy trình và thủ tục vay vốn, lượng vốn vay thường ít và lãi suất vay ở các ngân hàng thương mại thường cao nên các hộ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông thì cần có các chính tín dụng ưu đãi nhằm hỗ các hộ tiếp cận nguồn vốn nhằm đầu tư cho phát triển nuôi cá lồng bền vững.

Hộp 4.11. Khó khăn trong tiếp cận vốn vay của hộ nuôi cá lồng

“Tôi muốn đầu tư mở rộng sản xuất nhưng thế chấp sổ đỏ để vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện chỉ được 200 triệu vì họ sợ nuôi cá lồng ngoài sông có nhiều rủi ro, với chỗ vay đó tôi chỉ có thể mở thêm được 1-2 lồng mà thôi ”.

Nguồn: phỏng vấn sâu anh Nguyễn Đình Việt, 40 tuổi, hộ nuôi cá lồng ở xã Đại Đồng Thành 4.4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG CỦA HUYỆN THUẬN THÀNH

4.4.1. Định hướng phát triển nuôi cá lồng

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nuôi cá lồng về hiệu quả so với những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, những định hướng tương lai về phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới.

Qua khảo sát 50 hộ nuôi cá lồng thì có tới 38/50 hộ chiếm 76 % các hộ nuôi cá được phỏng vấn đều mong muốn mở rộng quy mô nuôi cá lồng do việc nuôi cá mang lại hiệu quả cao hơn so với cách nuôi cá truyền thống trong ao đất và các ngành sản xuất nông nghiệp khác; Có 9 hộ nuôi cá lồng thì mong muốn giữ nguyên số lượng lồng nuôi hiện tại do vướng mắc về vốn để mở rộng và do không có đủ nhân lực để tập trung cho việc nuôi cá. Có 3 hộ là mong muốn giảm số lượng lồng nuôi và không muốn nuôi nữa, các hộ này đều ở thị trấn Hồ và

Song Hồ (đây là những nơi có điều kiện buôn bán và kinh doanh tốt). Nguyên nhân là do các hộ này đều có nghề phụ khác và không tập trung cho việc nuôi cá lồng được nên sẽ không đạt hiệu quả cao, họ cho rằng nuôi cá lồng không đảm bảo cuộc sống trong tương lai vì sợ rủi ro cao trong quá trình nuôi.

Về định hướng trong thời gian tới, đại đa số các hộ đều giữ nguyên hoặc mở rộng diện tích, tăng đầu tư cho nuôi cá. Điều tra thêm 10 hộ đang nuôi cá ao đất gần sông và có điều kiện về vốn thì có 5 hộ muốn thử hình thức nuôi cá lồng trên sông để tăng thu nhập. Có 5 hộ không có ý định chuyển sang hình thức nuôi này do họ ngại thay đổi và hài lòng với hình thức nuôi hiện tại.

Trong những năm vừa qua, sản xuất thủy sản – nuôi cá lồng của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)