Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nuôi trồng thủy sản, vấn đề nuôi cá lồng trên sông trong những năm gần đây cũng đặc biệt được quan tâm. Góp phần thúc đẩy phát triển hình thức nuôi cá bằng lồng, đem lại những hiệu quả trong việc phát triển kinh tế của hộ gia đình cũng như của địa phương.

Thứ nhất là đề tài “ Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” của Chi cục thủy sản Bắc Ninh thực hiện năm 2014. Qua kết quả thực hiện của đề tài và hiệu quả thực tế sản xuất của các hộ đã nuôi cá lồng trên sông khẳng định có thể nuôi được các đối tượng cá thương phẩm bằng lồng trên các dòng sông thuộc địa bàn của tỉnh. Nuôi cá lồng còn có tác dụng khai thác tiềm năng diện tích mặt nước các sông để nuôi cá, nâng cao thu nhập, tạo nghề mới cho người dân; làm giảm việc sử dụng xung điện, phương tiện cấm để khai thác cá trái phép. Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng, có chất lượng cao.

Thứ hai là luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Hưng (2011) “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng “. Luận văn đã chỉ ra được những khó khăn trong việc nuôi cá lồng trên biển, đồng thời cũng đánh giá được những hiệu quả trong công tác nuôi trồng thủy sản bằng hình thức lồng.

Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về phát triển nuôi cá lồng ở các cấp khác nhau nhưng trong những năm tới vấn đề NTTS nước ta có những chuyển biến phức tạp nên cần đánh giá quá trình phát triển của NTTS. Mặt khác do điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý khác nhau hoàn toàn nên quá trình phát triển NTTS cũng khác nhau.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa ý từ 105o 32' 10-105055' 10' kinh độ Đông; 20054' 00'' - 21007'10'' vĩ độ Bắc (UBND huyện Thuận Thành, 2014).

+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. + Phía Tây giáp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính; diện tích tự nhiên là 11.971,01 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh). Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 3 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: tỉnh lộ 280 tuyến Cẩm Giàng - Hồ, tỉnh lộ 282 tuyến Keo - Cao Đức, tỉnh lộ 283 tuyến Hồ - Song Liễu; có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển. Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (UBND huyện Thuận Thành, 2015).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất có những nét còn mang tính chất của

vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường sá phục vụ cho dân sinh kinh tế.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530-1.776 giờ trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Thành, 2015).

Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Hoài Thượng rồi chảy sang huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thuỷ nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện. Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất và đặc biệt phát triển nuôi trồng thủy sản trong huyện.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi địa phương, quốc gia. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã được chú trọng và đươc tăng cường, đã tích cực thực hiện việc lập quy hoạch đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất dân cư nông thôn. Cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu về dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp gắn liền với quy vùng sản xuất. Triển khai thực hiện Nghị quyết số: 41/ NQ – TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNN – HĐH đất nước.

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 11734,61 ha chiếm 12,42% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 3 trong toàn tỉnh. Năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 7758,65 ha chiếm tỷ trọng lớn khoảng 66,12% song lại có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Bình quân qua 3 năm (2013-2015) diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 0,05%. Đó là do quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp nên đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, cụm công nghiệp và khu đô thị.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành, năm 2015

Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (ha) (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 11734,61 100,00

I. Diện tích đất nông nghiệp 7758,65 66,12

1. Đất sản xuất nông nghiệp 7193,77 92,72 1.1. Đất trồng cây hàng năm 7036,40 97,81 1.2. Đất trồng cây lâu năm 157,37 2,19

2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 545,00 7,02

3. Đất nông nghiệp khác 19,88 0,26

II. Diện tích đất phi nông nghiệp 3951,84 33,68

III. Đất chưa sử dụng 24,12 0,21 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thuận Thành (2015)

Song song với sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp và diện tích chưa sử dụng là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp, với bình quân ba năm tăng 0,06%. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 của huyện là 3951,84 ha, chiếm 33,68% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của các loại đất ở và đất tôn giáo tín ngưỡng.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện thuận thành tăng nhanh trong 6 năm qua (2010-2015), diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 441,38 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 của huyện đạt 545,00 ha, tăng bình quân 5,1%/năm. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản của huyện được sự quan tâm đầu tư và đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Lao động huyện Thuận Thành chủ yếu tham gia vào sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Những năm gần đây, do chính sách đẩy mạnh phát triển cơ cấu sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào địa bàn huyện đặt nhà máy và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên cơ cấu trên đang dần thay đổi. Bộ phận người lao động chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần số lượng cũng như cơ cấu người lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

Dân số và lao động trong những năm qua luôn là vấn đề lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số, giải quyết công ăn việc làm, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động đáp ứng cho sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được các cấp chính quyền và nhân dân Thuận Thành thực hiện khá tốt.

Bảng 3.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành tại Thuận Thành, giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số (người) 2013 81.980 63.851 9.862 8.267 2014 83.006 59.975 15.019 8.012 2015 85.095 61.982 15.243 7.870 Cơ cấu (%) 2013 100 78 12 10 2014 100 72 18 10 2015 100 73 18 9

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thuận Thành (2015) Theo thống kế của phòng NN&PTNT và Phòng thống kê huyện thì tổng dân số toàn huyện năm 2015 là 154719 người bình quân 3 năm tăng 1,83%. Tổng số lao động của huyện năm 2015 là 85095 người. Lao động của huyện Thuận Thành đang có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp – thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp –xây dựng, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản là 61982 người chiếm 72,84%, bình quân 3 năm lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giảm 1,47%, lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp –xây dựng chiếm 17,91%, bình quân 3 năm lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng 24,32%, lao động tham gia vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm 9,25%. Số lao động có trình độ học vấn phổ thông trung học chiếm 14,65% lực lượng lao động, số lao động có trình độ học vấn cấp I, II chiếm 81,35% lực lượng lao động. Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và từ thương mại – dịch vụ sang lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là do trên địa bàn huyện một số nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp đã và đang hình thành tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, sự phát triển công nghiệp – xây dựng đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ. Do đó huyện và chính quyền địa phương phải có những chính sách hợp lý, cụ thể tạo điều kiện nâng cao trình độ cho nguồn lao động trong vùng bằng cách mở các lớp đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn nâng cao tay nghề cho nguồn lao

động đáp ứng cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Việc thu hút được nhiều khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp vào địa bàn huyện sẽ là môi trường thuận lợi để có thể xây dựng một thị trường tiêu thụ sản phẩm NTTS nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp khác nói chung.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Hệ thống giao thông

Hệ thống đường giao thông của huyện chỉ có đường bộ và đường thuỷ, riêng đường bộ gồm có đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn/bản và đường nội đồng (đường phục vụ sản xuất nông nghiệp). Mạng lưới đường tỉnh trên địa bàn huyện Thuận Thành dựa chủ yếu vào Quốc lộ 38 nối liền với Tỉnh Bắc Ninh và 2 tuyến đường tỉnh lộ bao gồm TL 282 tuyến Keo - Cao Đức, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, ngoài ra với hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất phân bổ khá hợp lý, với tổng chiều dài là 319,83 km. Trong đó: đường có kết cấu mặt đường bằng nhựa là 5,99 km, chiếm tỷ lệ 1,87%; đường có kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng có 237,13 km chiếm tỷ lệ 74,14%; đường có kết cấu đá cấp phối là 72,51 km chiếm tỷ lệ 22,67%; đường gạch có chiều dài là 4,2 km chiếm tỷ lệ 1,31%.

* Hệ thống thủy lợi

Tốc độ phát triển về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng nhẹ là do huyện đã chú trọng xây dựng hệ thống kênh mương, tưới tiêu thuận lợi cho nông dân tại một số xã trọng điểm, xây dựng mạng lưới phát triển tích cực cho các hộ dân chuyên canh tác ngành thủy sản. Ngoài ra huyện còn có chính sách hỗ trợ vay vốn tích cực cho bà con phát triển những ngành trên.

* Hệ thống y tế, giáo dục

Thuận Thành có hệ thống trường phổ thông trung học, trung học cơ sở và tiểu học được đầu tư xây dựng khá kiên cố, đáp ứng cơ bản việc dạy và học. Trong huyện có 18/18 xã và thị trấn đã có trường học cao tầng. Tuy nhiên, trường học mầm non hầu hết đang còn là nhà tạm, một phần bán kiên cố chưa đủ tiêu chuẩn. Ngành giáo dục huyện đã có những cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu. Toàn huyện có 4 trường THPT, 19 trường THCS, 25 trường tiểu học. Bên cạnh đó là hàng ngàn học viên đang theo các lớp học ở trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Nhìn chung sự nghiệp giáo dục huyện phát triển cả về lượng và chất.

Toàn huyện có 1 bệnh viện và 1 phòng khám đa khoa khu vực cùng 18 trạm y tế xã, thị 100% nhà bán kiên cố. Tất cả các xã trong huyện đều đạt tiêu chuẩn y tế cơ sở.

3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh

Là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, nằm cách xa TP Bắc Ninh khoảng 15km, với nền sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên có lợi thế là mảnh đất mầu mỡ. Thuận Thành đã có những bước chuyển mình theo nhịp độ phát triển kinh tế chung của các huyện thị trong tỉnh, từng bước đưa nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển.

Tốc độ phát triển về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng nhẹ từ 100,14% lên thành 103,96 % là do huyện đã chú trọng xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)