Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa ý từ 105o 32' 10-105055' 10' kinh độ Đông; 20054' 00'' - 21007'10'' vĩ độ Bắc (UBND huyện Thuận Thành, 2014).

+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. + Phía Tây giáp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính; diện tích tự nhiên là 11.971,01 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh). Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có 3 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: tỉnh lộ 280 tuyến Cẩm Giàng - Hồ, tỉnh lộ 282 tuyến Keo - Cao Đức, tỉnh lộ 283 tuyến Hồ - Song Liễu; có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển. Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (UBND huyện Thuận Thành, 2015).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất có những nét còn mang tính chất của

vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường sá phục vụ cho dân sinh kinh tế.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530-1.776 giờ trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Thành, 2015).

Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Hoài Thượng rồi chảy sang huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thuỷ nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện. Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất và đặc biệt phát triển nuôi trồng thủy sản trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)