Vai trò và đặc điểm của hoạt động nuôi cá lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 25)

2.1.2.1. Vai trò của hoạt động nuôi cá lồng

Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển.... Phát triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung. Việc nuôi cá bằng lồng cũng có những vai trò nhất định trong việc phát triển ngành thủy sản:

a- Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi cá lồng cũng là một hình thức trong nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như cá, tôm…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩm như thế.

b- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nuôi cá lồng đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước.

c- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8, 5%. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Phát triển hình thức nuôi cá lồng cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi cá lồng phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản.

d- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập

Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi cá lồng góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Nuôi cá lồng phát triển cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.

Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hoá cấp thấp sang hành hoá cấp cao như thịt, trứng, sữa, thuỷ sản… Và các sản phẩm thuỷ sản cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thoả mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.

e- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản

Các sản phẩm thuỷ sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thuỷ sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.

2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nuôi cá lồng

a- Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được

Đối tượng của nuôi cá lồng là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi cá lồng là một ngành tương đối phức tạp so với các ngành khác. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên.

b- Đối tượng hoạt động cá lồng là các sinh vật thuỷ sinh

Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

c- Nuôi cá lồng mang tính thời vụ

Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển và phát triển của động vật thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản nói chung hay nuôi cá lồng nói riêng cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản.

Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thuỷ sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với nuôi trồng thuỷ sản phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.

Nuôi cá lồng được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu có thủy vực và lao động thì ở đó khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết khí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản cũng không giống nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu quả cao.

2.1.2.3. Quy trình nuôi cá lồng trên sông

Việc tiến hành nuôi cá lồng trên sông, theo tài liệu tập huấn của trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia thì có 6 qui trình sau:

a.Địa điểm đặt lồng

- Nuôi cá lồng trên sông phải có mực nước sâu trên 3m, lưu tốc dòng nước không quá 0,3-0,5m/s, có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp.

- Môi trường nước phải đảm bảo pH từ 7,5-8,5; oxy hoà tan > 5mg/l. - Nuôi cá lồng trên sông nên chọn các điểm khuất gió và có nước lưu thông tốt, đáy lồng phải cách đáy sông hồ ít nhất 1m. Không đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây, rong cỏ làm cá dễ bị thiếu oxy.

- Nếu trong gia đình có nhiều lồng thì phải đặt cách nhau từ 3-5m và đặt so le nhau để tăng lưu tốc dòng nước qua lồng.

b. Cấu tạo lồng

- Lồng nuôi cá có thể tích từ 10-15m3, vật liệu làm khung lồng phải nhẵn để không làm cá bị tổn thương, khoảng cách giữa các thanh đảm bảo để không làm cản dòng nước, tăng khả năng lưu thông nước qua lồng và cho phép tất cả chất thải của cá thoát ra ngoài dễ dàng.

- Mặt đáy lồng đóng ván khít để giữ thức ăn trong lồng cho đến khi cá ăn hết. Mặt trên của lồng phải làm chắc chắn để tránh thất thoát cá.

- Lồng phải làm chắc chắn để tăng thời gian sử dụng, giữ cá không bị thất thoát và đủ độ bền chắc để chịu sức nặng toàn bộ lượng cá trong lồng.

- Lồng được giữ nổi bằng hệ thống phao hoặc thùng nhựa gắn cố định vào khung lồng.

c. Cá giống và mật độ thả

Cá giống thả nuôi có kích thước lớn, ít bị dịch bệnh, đồng thời ở giai đoạn này cá có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt kích cỡ cá thương phẩm lớn.

+ Đối với cá Trắm cỏ: Kích cỡ cá giống: 0,5-0,7 kg/con, mật độ thả: 20 con/m3.

+ Đối với cá Diêu hồng: Kích cỡ cá giống trên 25g/con, mật độ thả: 100 con/m3 lồng.

+ Đối với cá Rô phi: kích cỡ 5 - 6cm, trọng lượng 10-15g/con, mật độ thả: 120-200 con/m3.

- Cá giống phải đồng đều về kích cỡ không dị hình và xây xát, cá phải có kích cỡ lớn để không chui lọt vách lồng.

- Cá giống nên thả vào buổi sáng trời mát, trước khi thả nên tắm cho cá bằng nước muối từ 2-3% để phòng bệnh.

d. Cho ăn

Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn vào, tiêu hóa và hấp thu để duy trì sự sống và sinh trưởng, phát triển và sản xuất. Do đó để đối tượng nuôi phát triển nhanh cần lựa chọn thức ăn phù hợp với đặc tính của loài.

- Đối với cá Trắm cỏ

+ Thức ăn: Đối với thức ăn tinh cho cá ăn 2 lần/ngày vào các giờ cố định với lượng thức ăn từ 2-3% trọng lượng cá trong lồng và cho thức ăn vào khung cho ăn.

+ Thức ăn xanh (gồm lá chuối, cỏ, lá ngô, rong...) với lượng 30% trọng lượng cá, cho ăn 2 lần/ngày, nên cho thức ăn vào lồng từ từ để tránh thất thoát ra ngoài.

- Cá Diêu hồng và cá Rô phi

+ Thức ăn dùng để nuôi đối tượng này là thức ăn chế biến, giai đoạn cá nhỏ dưới 300g có thể cho cá ăn thức ăn tự chế với hàm lượng đạm 22-30% hoặc thức ăn công nghiệp. Giai đoạn cá trên 300g nên cho ăn thức ăn công nghiệp vì cá yêu cầu dinh dưỡng cân bằng. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng cá nuôi tránh tình trạng dư thừa ảnh hưởng đến môi trường cũng như hiệu quả kinh tế.

+ Ðối với thức ăn tự chế phải chế biến có độ kết dính cao, tránh thất thoát khi cho cá ăn bằng cách cho ăn từ từ. Thành phần dinh dưỡng cân đối do các chuyên gia dinh dưỡng thiết kế.

e.Quản lý và chăm sóc

- Thường xuyên làm vệ sinh lồng, chùi rữa sạch sẽ để phòng bệnh cho cá vì rong tảo, sinh vật bám vào lồng làm phù sa lắng động ngăn cản dòng chảy của nước qua lồng là nguyên nhân gây bệnh cho cá.

- Khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che chắn làm giảm lưu tốc của dòng nước qua lồng, hoặc khi cá có hiện tượng thiếu ôxy thì phải có biện phát để tăng lượng nước lưu thông cho lồng.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, nhất là khi cho cá ăn để xử lý kịp thời và luôn áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá.

- Vào đầu và cuối mùa mưa lũ cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng về nơi an toàn.

f.Thu hoạch

- Tiến hành thu hoạch cá khi đạt kích cỡ thương phẩm, tùy thuộc vào kích cỡ cá để tiến hành thu tỉa thả bù hoặc thu hoạch toàn bộ: cá Diêu hồng 500-600 gam/con, cá Rô phi: trên 500g/con, cá Trắm cỏ: 4-5kg/con.

- Nên có kế hoạch thu trước khi mùa mưa lũ đến để giảm thiểu thiệt hại. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

Nội dung nghiên cứu của đề tài được tập trung đánh giá thực trạng triển khai các chính sách và giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở các khía cạnh sau:

2.1.3.1. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

- Quy hoạch vùng nuôi: Xây dựng quy hoạch vùng nuôi tại các xã, thị trấn, ở những lưu vực sông đảm bảo đủ điều kiện cho nuôi cá lồng và không gây ô nhiễm môi trường là một trong những điều cần được quan tâm và thực hiện. Việc đánh giá quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông sẽ giúp cho việc xác định được hiện trạng phát triển các khu vực nuôi cá lồng trên sông đã đáp ứng được mức độ nào về các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường ở địa bàn nghiên cứu. Từ đó địa phương có kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển hợp lý hơn, tránh triển khai dàn trải hoặc cục bộ mà không hiệu quả.

- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi: xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc ở vùng nuôi cá lồng nhằm giúp cho các hộ nuôi có điều kiện phát triển nhằm giảm thiểu chi phí và tiếp cận tốt với các thị trường đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi cá lồng trên sông. Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi cá lồng trên sông ở địa bàn nghiên cứu để xác định mức độ thực hiện giải pháp này, và xác định những khó khăn trong quá trình triển khai giáp pháp nhằm làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện thời gian tới. Qua đó từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân sang sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy thế mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Khuyến khích các hộ nuôi theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 25)