Thực trạng về thị trường cho tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69)

Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng của huyện còn manh mún nên hệ thống chợ cá đầu mối cũng chưa hình thành. Khó khăn nữa của các hộ nuôi cá lồng vẫn là làm sao để có được đầu ra ổn định. Hiện nay, đa số các hộ nuôi cá lồng đều tự hợp đồng với thương lái đến thu mua nên thường bị ép giá, việc thu mua cá cũng diễn ra thất thường nên không tránh khỏi nhiều hộ nuôi cá

lồng đến thời kỳ thu hoạch, sản lượng cá lớn nhưng chỉ xuất hiện vài thương lái đến thu mua nhỏ lẻ. Giá cả cũng vì vậy mà không sát với thị trường mà tùy thuộc vào các thương lái áp đặt.Nếu nuôi ở số lượng ít thì có thể bán lẻ ở các nhà hàng và chợ lân cận nhưng nếu nuôi nhiều, đặc biệt vào mùa thu hoạch rộ mà không tìm được đầu ra sẽ rất khó khăn cho bà con trong khâu thu hồi vốn, tái sản xuất...

Minh hoạ quy trình tiêu thụ cá thương phẩm

Hộp 4.8. Nông dân bán cá lồng bị tư thương ép giá

“Chúng tôi phải tự lo đầu ra cho mình. Thường thì chúng tôi gọi thương lái vào mua tận lồng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng xuất được nhiều, nếu muốn xuất nhiều thì chúng tôi hay bị ép giá. Nhiều lúc cũng phải bán thấp hơn giá thị trường 1-2 giá để nhanh tiêu thụ vì để lâu thì tốn thức ăn cho cá mà cá chậm lớn…”

Nguồn: phỏng vấn sâu anh Phạm Văn Tiệp, 50 tuổi, hộ nuôi cá lồng ở xã Đại Đồng Thành Chi cục thủy sản hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận hộ sản xuất theo mô hình VietGap. Đây là bước hỗ trợ ban đầu cho việc định hướng tổ chức sản xuất theo hướng thực phẩm sạch và an toàn.

Hiện tại chưa có đơn vị thu mua hay ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái và do các chủ hộ tự liên hệ. Chưa thể kết nối với các khu công nghiệp tiềm năng trong huyện cũng như địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Các cấp quản lý cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ, giải quyết tình trạng này. Cá thương phẩm Bán buôn HTX, Công ty chế biến thủy sản Người tiêu dùng Bán lẻ

Hộp 4.9. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ còn hạn chế “Hiện nay, vấn đề liên kết theo chuỗi giá trị trong nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng trên địa bàn chưa thực hiện được. Vì thực trạng nuôi cá lồng trên sông ở các địa phương trong huyện vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, kể cả diện tích và đối tượng nuôi. Huyện cũng còn lúng túng trong tháo gỡ khó khăn này cho dân…”

Nguồn: phỏng vấn sâu ông Nguyễn Đức Kiên, phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Thành Kết quả điều tra cũng phản ánh mối liên kết "4 nhà" chưa triển khai được trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của huyện Thuận Thành, các chủ trương chưa hiện thực hóa, chưa hình thành được các mối liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp; mối liên kết giữa các hộ nuôi với nhau cũng như hộ nuôi trong các tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau.

Bảng 4.8. Đánh giá của hộ nuôi cá lồng về tiêu thụ sản phẩm

Diễn giải Số lượng

(ý kiến)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số hộ điều tra 50 100

1. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Giá bấp bênh, không chủ động được giá 40 80 Phải cạnh tranh cao nên thu nhập thấp 24 48 Giá đầu vào cao, giá bán sản phẩm thấp 37 74 Không nắm bắt được thông tin trên thị trường 21 42 2. Hoạt động hỗ trợ của địa phương trong tiêu thụ sản phẩm

Chưa có hoạt động nào 50 100

Cung cấp thông tin về giá cả, nguyên liệu 0 0 Giới thiệu, quảng bá với DN thông qua hội thảo 0 0 Tổ chức liên kết với DN thu mua, chế biến thực phẩm 0 0 3. Mong muốn, kiến nghị với địa phương

Cập nhật, phổ biến thông tin về thị trường, giá cả 46 92 Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến DN 45 90 Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Trước những khó khăn của người nuôi cá lồng, chính quyền, các cấp, các ngành vẫn chưa vào cuộc, chưa có hoạt động hỗ trợ nào như những hoạt động như cung cấp thông tin về giá cả, nguyên liệu, giới thiệu quảng bá với các Doanh nghiệp thông qua hội thảo hay tổ chức liên kết với doanh nghiệp thu mua chế

biến thực phẩm. Mong muốn của 50 hộ được phỏng vấn là được chính quyền hỗ trợ trong liên kết các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, 92% hộ mong muốn được cung cấp thông tin về thị trường, giá cả.

Tóm lại, việc triển khai các giải pháp về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng của huyện chưa được chính quyền, ngành nông nghiệp quan tâm tháo gỡ. Vẫn để người nuôi cá lồng tự lo. Cơ chế, chính sách khuyến khích cho phát triển thủy sản nói chung và cá lồng trên sông nói riêng của huyện chưa có tính đột phá, việc huyện chưa ban hành một cơ chế riêng cho nuôi cá lồng không những chưa tạo đà phát triển cá lồng đồng bộ mà còn không thu hút được doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

4.1.5. Thực trạng về đảm bảo môi trường các vùng nuôi cá lồng

Hiện nay huyện chưa có chính sách cụ thể cho việc phát triển nuôi cá lồng, đa phần là do tự phát, tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi cá lồng vẫn chưa bùng phát. Tuy nhiên về lâu dài thì nước thải sinh hoạt, rác và nước thải các nhà máy xí nghiệp vẫn đang ngày một gia tăng, làm cho chất lượng các nguồn nước ngày càng xấu đi có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của cá lồng. Sự thiếu quy hoạch vùng nuôi cũng đang làm cho môi trường nuôi cá ngày càng trở nên có nguy cơ ô nhiễm. Tại sông Đuống trên huyện Thuận Thành có nhiều điểm hút cát và bãi tập kết vật liệu xây dựng, là nơi mà mật độ tàu thuyền qua lại nhiều gây ô nhiễm môi trường. Huyện đã phối hợp với tỉnh rà soát và kiểm tra các điểm khai thác và tập kết vật liệu xây dựng. Xóa bỏ các điểm khai thác và tập kết không được cấp phép nên tình trạng ô nhiễm cũng giảm dần.

Đánh giá về tác động của môi trường đối với nguồn nước,(bảng 4.8) có 80% số hộ cho rằng việc nuôi cá lồng có ảnh hưởng tiêu cực do sử dụng các loại thức ăn công nghiệp và phân hủy thải ra môi trường nên gây ô nhiễm môi trường nước. Có 72% hộ đánh giá tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của thủy sản do ô nhiễm môi trường nước là cao.

Về phía người nuôi cá lồng:

Nguyên nhân của những tồn tại về môi trường chủ yếu là do ý thức của người nuôi còn hạn chế. Chủ yếu còn quy mô nhỏ do vốn đầu tư vẫn bị hạn chế, bên cạnh đó là việc nuôi chủ yếu bằng kinh nghiệm tự học hỏi cho nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Theo khuyến cáo của Chi cục thủy sản về công tác phòng chống dịch bệnh trong công tác nuôi cá lồng trên sông:

- 1 tháng cho ăn 3 ngày thuốc phòng Tiên đắc ( công ty Hoàn Cầu- Bắc Ninh) với tỉ lệ cho ăn là 10gr thuốc/50kg cá.

- Sử dụng vitamin C, men tiêu hóa trộn vào thức ăn phòng cho cá với liều lượng là 100gr thuốc/ 1500kg- 2000kg thức ăn, cho ăn trong 3 ngày.

- Định kỳ đánh vôi 15 ngày/ lần với tỉ lệ 3kg vôi bột/100m3 nước.

- Sử dụng thức ăn công nghiệp theo từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau mà số lượng khác nhau trên cơ sở hệ số thức ăn của mỗi loại cá. ( cá Diêu hồng hệ số thức ăn là 1,8-2 kg thức ăn/ kg cá; cá lăng là 2,6- 3kg thức ăn/ kg cá; cá trắm cỏ là 30kg cỏ+ 1kg thức ăn/ kg cá).

- Không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng bệnh cho cá.

Vẫn còn hiện tượng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá lồng. Kỹ thuật yếu kém cho nên việc phòng và trị bệnh cho cá chưa tốt dẫn đến dịch bệnh xảy ra gây ô nhiễm nguồn nước, thiệt hại về kinh tế. Một mặt, do người nuôi còn thiếu kiến thức trong quản lý thức ăn, để dư thừa và phân hủy thành chất độc hại, Việc sử dụng nguồn thức ăn có nguồn gốc từ động vật không qua chế biến khi cá ăn thừa cũng gây nên sự ô nhiễm môi trường nuôi; chưa thường xuyên bổ sung các chế phẩm sinh học cho môi trường nước để cân bằng hệ vi sinh vật trong nước; lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến dư lượng kháng sinh trong cá vượt quá mức cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng là nguy cơ hiện hữu.

Về phía chính quyền:

Huyện Thuận Thành hiện nay chưa xảy ra vấn đề gì lớn về môi trường, nhưng trong tương lai, huyện cần có những chính sách quy hoạch, tránh tình trạng phát triển ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng cá nuôi lồng. cần phối hợp với chi cục thủy sản, trung tâm quan trắc môi trường theo dõi và kiểm tra thường xuyên những vấn đề về nguồn nước. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để mọi người cùng hiểu, cùng ngăn chặn tình trạng ô nhiễm.

Bảng 4.9. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về ảnh hưởng môi trường

Diễn giải Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 50 100

1. Về nguồn nước xung quanh khu nuôi cá lồng

Không bị ảnh hưởng 8 16

Ảnh hưởng tích cực 0 0

Ảnh hưởng tiêu cực 42 84

2. Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh của cá nuôi

Cao 36 72

Trung bình 11 22

Thấp 3 6

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) 4.2. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG ĐUỐNG CỦA HUYỆN THUẬN THÀNH

4.2.1. Kết quả phát triển sản xuất nuôi cá lồng trên sông Đuống của huyện Thuận Thành Thuận Thành

4.2.1.1. Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cá lồng của huyện Thuận Thành

Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế về nông nghiệp, Huyện Thuận Thành đã có nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh khá phong phú đặc biệt là trong lĩnh thuỷ sản. Nuôi cá lồng đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Dưới đây là kết quả tổng kết tình hình nuôi cá của huyện qua 03 năm qua.

Qua bảng thống kê 4.10 cho thấy, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có chiều hướng giảm dần xuống từ năm 2013 là 565,6 ha xuống còn 560 ha năm 2014 và đặc biệt giảm mạnh năm 2015 xuống còn 545 ha. Diện tích bị thu hẹp chủ yếu là diện tích tự nhiên, diện tích ruộng trũng chuyển đổi về cơ bản không có nhiều biến động. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng từ năm 2013 lên 2014 tăng 234 tấn tương ứng 8,2%. Năm 2014 lên 2015 tăng 487 tấn tương ứng với 15,8%. Điều này cho thấy tuy diện tích nuôi trồng thủy sản giảm nhưng sản lượng cá vẫn tăng lên chứng tỏ nhiều hộ dân ở đây đã chuyển đổi diện tích từ nuôi trồng các loại thủy sản khác sang nuôi cá, kết hợp với việc áp dụng những phương thức nuôi hiệu quả và năng suất hơn mà điển hình là nuôi cá lồng trên sông. Sản lượng cá giống cũng tăng đều theo các năm, trung bình tăng 7,72%.

Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Thuận Thành tập trung nuôi những giống cá thương phẩm cho giá trị kinh tế cao. Một số những loại thủy sản khác như ếch, lươn, ba ba,… được nuôi với số lượng ít, sản lượng mang lại không nhiều. Nguyên nhân do người dân đã có kinh nghiệm nuôi cá từ lâu đời. Mặt khác, với lợi thế nhiều ao hồ, sông, người dân đã tận dụng để phát triển các mô hình nuôi cá khác nhau, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng trong những năm gần đây để tận dụng tối đa mặt nước, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bảng 4.10. Diện tích, sản lượng thủy sản của huyện qua 3 năm 2013- 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ I.DT NTTS Ha 565,6 560 545 99 97,32 98,16 1.DT tự nhiên Ha 400 395 381 98,75 96,46 97,61 2.DT chuyển đổi đồng trũng Ha 165,6 165 164 99,64 99,4 99,52

II.Tổng sản lượng thủy sản Tấn 2848 3082 3569 108,2 115,8 112 1.Cá các loại Tấn 2,368 2,562 3030 108,2 118,23 113,22 2.Thủy sản khác Tấn 220 270 260 122,73 96,3 109,52 3.Sản lượng khai thác Tấn 260 250 279 96,15 111,6 103,88 4. Cá giống Tr. con 250 264 290 105,6 109,84 107,72 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Thành (2015) Sản lượng cá khai thác của huyện từ năm 2014 đến 2015 là tăng 11,6% cho thấy nhu cầu tiêu thụ cá hiện nay rất lớn. Một điều dễ nhận thấy là sản lượng nuôi cá ở huyện nhiều nên sản lượng khai thác tập trung ở các loại thủy sản khác để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của huyện là rất lớn. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển về các loại thủy sản của huyện là rất lớn, thúc đẩy người dân phát triển hơn nữa các loại thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu sản lượng thủy sản của huyện Thuận Thành năm 2015

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Thành (2015) Nhìn vào đồ thị 4.1 cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thuận Thành 2015, ta thấy cá vẫn là đối tượng nuôi chủ lực.

Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng của huyện Thuận Thành trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế chung và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện nói riêng. Trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại thu đáng kể, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống dân cư ở đây.

Bảng 4.11 cho thấy xã Mão Điền và Đại Đồng Thành là 2 xã có lượng lồng nuôi lớn nhất với số lượng tăng mạnh từ năm 2013 tới năm 2015. Đây cũng là hai xã có phong trào nuôi trồng thủy sản mạnh trong huyện. Nằm gần sông Đuống, nhiều người dân xã Mão Điền, Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành đã tận dụng mặt nước để đánh bắt, khai thác cá tự nhiên và nuôi cá lồng nhưng quy mô nhỏ lẻ. Đến giữa năm 2013, nghề nuôi cá lồng ở đây mới thay đổi cả về quy mô lẫn quy trình nuôi. Theo thống kê của UBND xã Mão Điền, từ 8 lồng cá ban đầu, hiện nay xã đã tăng lên 66 lồng nuôi. Có những hộ mới tham gia nuôi nhưng cũng mạnh dạn đầu tư 4-5 lồng.

Bảng 4.11. Số lượng lồng cá ở các xã điều tra qua 3 năm 2013-2015 ĐVT: Lồng STT Xã 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) 1 Đình Tổ 2 6 16 282,84 2 Hòai Thượng 2 4 9 212,13 3 Mão Điền 8 25 66 287,23 4 Song Hồ - 4 10 - 5 Đại Đồng Thành 12 20 39 180,28 6 Thị trấn Hồ - 2 8 - Tổng 24 61 148 248,33

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Thành (2015) Qua bảng 4.12 ta thấy số lượng lồng nuôi tăng dần theo các năm và tăng mạnh nhất là năm 2015. Năng suất bình quân trên 1 lồng cũng tăng mạnh, các hộ đã có kinh nghiệm hơn, áp đụng được khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Qua đó giúp tăng giá trị sản xuất trong việc nuôi cá lồng. Cụ thể từ năm 2013, số lồng cá trên địa bàn huyện chỉ có 24 lồng. Đến năm 2014 tăng lên 61 lồng và năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)