Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

- Năng suất thịt

Đánh giá khả năng cho thịt của vật nuôi thường căn cứ vào năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ đối với gia súc và tỉ lệ thân thịt đối với gia cầm.

Khả năng cho thịt của gia cầm chính là khối lượng của chúng ở thời điểm giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Và được đánh giá bằng các chỉ tiêu chính như khối lượng sống, khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi, khối lượng lườn và ngoài ra người ta còn tính thêm các chỉ tiêu khác như tỷ lệ phần ăn được, tỉ lệ phân thịt, tỉ lệ thịt ngực, tỉ lệ mỡ bụng…

Giữa các dòng gà luôn có sự khác nhau về di truyền năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần ăn được (không xương) và từng phần thịt, xương, da (Chambers, 1990).

Theo tài liệu của Chambers (1990) đã xác định được hệ số di truyền về thành phần trong thịt xẻ như sau: hàm lượng nước là 0,38%, protein là 0,47%,

mỡ là 0,48% và khoáng là 0,52%. Và ông còn cho biết tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỉ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với tỉ lệ protein (0,53), độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14). Không chỉ dựa vào thành phần hóa học mà người ta có thể đánh giá chất lượng thịt thông qua khẩu phần thức ăn, khâu chăm sóc trong quá trình nuôi dưỡng, điều này có liên quan đến cảm quan (mùi vị, màu sắc, độ ngọt, độ mịn của sợi cơ và độ cứng) của thịt.

- Tỉ lệ xương/trọng lượng sống

Là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng xương và khối lượng sống của gia cầm. Công thức sử dụng để tính là:

TL xương(%) = ố ượ ươ ( ) ố ượ ố ( ) x100 - Tỉ lệ phần không ăn được/phần ăn được

Tỉ lệ phần không ăn được là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng phần không ăn được và khối lượng phần sống. Phần không ăn được gồm có lông, móng, phần nội tạng không ăn được như ruột, mật, phổi, chất chứa trong dạ dày cơ,…

Công thức để tính là:

TL phần không ăn được(%)= ố ượ ầ ô ă đượ ( ) ố ượ ố ( ) x100

- Chỉ số sản xuất

Các chỉ tiêu chi phí TĂ/kg tăng trọng, chỉ số sản xuất (production number) là những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mang tính tổng hợp rất quan trọng cho phép đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Chỉ số sản xuất ký hiệu là PN là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng và tỉ lệ nuôi sống đến khi xuất chuồng với hiệu quả sử dụng thức ăn cùng thời gian. Chỉ số sản xuất được tính bằng công thức:

PN = ố ượ ố ( ) ỉ ệ ố (%)

ệ ả ử "ụ ứ ă ( ) % ờ ' ô ( à))*%

2.2.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm

Sức sống phản ánh khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường, sức sống càng cao thì khả năng đề kháng bệnh càng tốt. Tỉ lệ nuôi sống không những là chỉ tiêu đánh giá sức sống của gia cầm mà còn là thước đo việc thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý đàn gà. Trong quá trình chăn nuôi gà thịt cũng như gà

sinh sản muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì một trong những chỉ tiêu kỹ thuật cần được đảm bảo đó là tỉ lệ nuôi sống. Nếu đàn gà khỏe mạnh tỉ lệ nuôi sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh thì khả năng sản xuất sẽ cao. Ngược lại nếu như đàn gà có sức đề kháng yếu thì dễ nhiễm bệnh, gà còi cọc, chậm lớn từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và là tiêu tốn thức ăn. Bởi vậy, sức sống của gia cầm có quan hệ trực tiếp đến sức sản xuất, hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm.

Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với kết quả của tỉ lệ nuôi sống của gia cầm sau mỗi tuần tuổi. Chỉ tiêu này chịu tác động của nhiều nhân tố: di truyền, môi trường, kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng và yếu tố dịch bệnh luôn đe dọa số đàn gà có thể giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh, điều này phù hợp với nghiên cứu của Johansson (1972).

Sự giảm sức sống của giai đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen gây chết, nhưng chủ yếu do tác động của môi trường bất lợi (Brandsch and Biichel, 1987). Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết các giống vật nuôi vùng nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi vùng ôn đới.

Theo Trần Long và cs. (1994), hệ số di truyền sức sống của gà thấp (+=0,1) nên sức sống chủ yếu phụ thuộc vào môi trường. Khi điều kiện môi trường thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, dinh dưỡng,…) gà lông màu có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)