Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 42)

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm có tính ưu việt riêng bởi khả năng sinh trưởng nhanh với thời gian quay vòng vốn ngắn.

Theo Bessei (1987), một con gà mái nặng 3kg một năm có thể sản xuất ra 300 kg thịt. Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn nuôi gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc.

Card and Neshein (1970) cho biết, gà Broiler được sản xuất thương mại từ năm 1935 - 1940. Gà Broiler được tạo ra từ gà trống Plymouth Rock vằn phối với Newhampshier, Giai đoạn 1940 - 1950 gà Broiler được tạo nên từ gà trống WhiteVandette và gà mái Newhampshier, năng suất con lai lúc 68 - 75 ngày tuổi là 1,2 - 1,4 kg, tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,2 kg/kg tăng khối lượng cơ thể, phải nuôi đến 12 - 13 tuần tuổi mới đạt 1,8 kg bình quân. Giống gà thịt chủ yếu là con lai giữa dòng trống Red Cornish với dòng mái Newhampshier, sau nhờ lai tạo cố định thành dòng Cornish trắng làm dòng trống và Plymouth Rock vằn hoặc Plymouth Rock trắng làm dòng mái để tạo gà Broiler có năng suất cao hơn. Lúc 10 tuần tuổi đã đạt 1,8kg; tiêu tốn thức ăn giảm xuống 2,5 - 2,6kg/kg tăng khối lượng cơ thể.

Theo Ramak Rishna Reddy (1996) kết quả điều tra sự phát triển của ngành chăn nuôi gà Broiler ở Mỹ trong 70 năm (từ năm 1923 đến 1993) cho biết: Thời gian nuôi giảm dần từ 122 ngày xuống còn 42 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,50 kg/con lên 3,15 kg/con, tiêu tốn thức ăn giảm từ 4,70 kg xuống còn 1,84 kg/kg tăng trọng, còn tỷ lệ nuôi sống tăng lên từ 82% đến 95,5%.

Năm 2003, tổng đàn gà trên thế giới là 45,986 triệu con, sản lượng thịt đạt 65,016 triệu tấn, sản lượng trứng đạt 55,872 triệu tấn, tốc độ tăng đầu con trong giai đoạn 1993-2003 đạt bình quân 5%/năm (FAO 2003).

Theo tổ chức Nông nghiệp thế giới, năm 2003 khu vực ASEAN sản xuất thịt gia cầm đạt 4,323 nghìn tấn, chiếm 21% cả châu Á và 6,6% toàn thế giới, sản lượng trứng đạt 2,65% triệu tấn chiếm 85 so với châu Á và 4,8% tổng sản lượng trứng toàn thế giới. Mức tiêu thụ thịt gà/đầu người trên toàn thế giới đạt 11,2 kg. Trong đó một

số nước có mức tiêu thụ rất cao như Mỹ (49,9 kg), Brunei (50,5 kg), Canada 33,9 kg, Thái Lan (13,7 kg).

Tại Pháp, hãng Sasso tạo ra bộ giống gà Sasso và đã đưa vào sản xuất gồm 19 dòng gà trống và 6 dòng gà mái, các dòng gà trống sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88 N. Dòng mái được sử dụng rộng rãi nhất nhiện nay là SA31, SA51. Gà SA31 có màu lông nâu đỏ, khối lượng lúc 20 tuần tuổi tuổi đạt 2,01-2,29 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,38-2,46kg. Gà SA51 có khối lượng lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lượng trứng đạt 188-190 quả/mái/năm. Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai thương phẩm nuôi thịt đến 63 ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 2,55kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,46kg.

Giống gà thương phẩm ‘Label Rouge’ là tổ hợp lai 4 dòng có lông màu vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir. Hiện nay công ty Kabir của Israel đã tạo ra được 28 dòng chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong dó có 13 dòng nổi tiếng trên thế giới được ưa chuộng như dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K600, K368, K66 và các dòng mái K14, K25, K123 và K156. Đặc tính của những dòng này là có lông màu, chân vàng, da vàng thích hợp nuôi chăn thả. Hãng Karbir chicks L.t.d (Isarael) sử dụng trống GGK x mái K227 tạo con thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,28 kg.

Hãng Grimaud Freres Selection S.A.S.86 sử dụng trống G99 xmái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2,49 kg. Trống L11 x mái GF86 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2,730g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,48 kg. Trống L11 x mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2,480g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,47 kg

Hiện nay, các nước trên thế giới đang quan tâm đến thịt gà sạch, chất lượng cao được cung cấp từ các giống gà lông màu, nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc thả vườn.

Theo Đoàn Xuân Trúc (1999), thịt gà chất lượng cao chiếm tới 16% thị trường thịt gà ở Nhật và đang tăng trưởng ở mức 10% hàng năm. Hiện nay tại Nhật Bản, việc tạo ra các con lai để nuôi thịt có chất lượng cao rất được chú trọng. Các giống gà này được nuôi thời gian dài 85-120 ngày, chúng được ăn bằng thức ăn đặc biệt, trong khẩu phần ăn không có nguồn gốc động vật.

Tại Trung Quốc gà Tam Hoàng là con lai giữa gà Thạch Kỳ có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc) với một số giống gà của Israel và Hồng Kong như: gà Kabir, Discau, Xinpas,... gà Tam Hoàng nuôi thịt 15-17 tuần tuổi có khối lượng trung bình 1,5-1,7 kg tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,2 kg.

Hãng Kabir của Israel cũng là một hãng chuyên cung cấp các giống gà lông màu trên thế giới. Cũng giống như hãng Sasso, hãng Kabir cũng cung cấp ra thị trường gà bố mẹ và thương phẩm, còn gà dòng thuần và ông bà được nuôi tại các cơ sở chăn nuôi của hãng. Hãng đã tạo được giống gà lông màu thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu khô nóng và cho năng suất cao với 31 dòng gà chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng rất nổi tiếng như K400, K400N, K666, K666N, K36, K14, K25, K123, K156, K368,… gà bố mẹ có năng suất trứng đạt 188 quả/mái/70 tuần tuổi, gà thịt thương phẩm nuôi 63 ngày tuổi đạt 2,64 kg với mức tiêu tốn thức ăn 2,28 kg/kg tăng trọng. Hiện tại, hãng đang cung cấp ra thị trường với 5 dòng trống và 2 dòng mái gà bố mẹ. Từ các dòng này đã tạo ra được các gà thương phẩm có khả năng phù hợp với nhiều phương thức nuôi và điều kiện khí hậu khác nhau.

Bên cạnh việc phát triển các giống gà thịt, nhiều hãng gia cầm trên thế giới cũng chú trọng đến tạo ra các giống gà chuyên trứng lông màu nổi tiếng như: Goldline - 54, Hyline, Brownick, CP Brown,... với thời gian khai thác đến 80 tuần tuổi, đạt năng suất trứng 310 - 320 quả/mái, chất lượng trứng thơm ngon.

2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp, địa bàn dân cư chủ yếu là nông thôn, chăn nuôi gia cầm là môt nghề truyền thống và phổ biến. Đây là nghề vừa giải quyết công ăn việc làm vừa cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đồng thời tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chăn nuôi gia cầm đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Nhiều giống gia cầm đã đã mang địa dư của vùng quê Việt Nam như gà Ri, Hồ, gà Mía, gà Phù Lưu Tế, vịt Bầu Quỳ... Theo các di chỉ khảo cổ khai quật được, các nhà khoa học khẳng định nghề nuôi gà ở Việt Nam đã xuất hiện cách đây từ 3.000- 3.500 năm.

Năm 1974, Cu Ba giúp Việt Nam hai bộ giống thuần là Leghorn với 2 dòng BVX, BVY và gà Plymuonth Rock với 3 dòng TTD9, TDD8, TDD3. Năm 2008, nước ta tiếp tục nhập một số giống gà mới như Hybro HV85, Goldline 54 năm

1990. Thời kì 1991-1996 là giai đoạn phát triển công nghiệp gà nhanh và nhiều nhất. Một số giống gà được nhập và nuôi ở nước ta như gà BE, Arbor Acres(AA), Avian, ISA, Hyline, Ross-208, Lohmann, Brown Nick và các công thức lai của các giống gà trên.

Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và vững chắc, có được thành tựu đó là do nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng góp phần quyết định là các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền giống mà lai tạo và chọn lọc là các biện pháp được các nhà chọn giống sử dụng rộng rãi.

Lê Hồng Mận và Đoàn Xuân Trúc (1984) nghiên cứu của tạo con lai giữa dòng gà thịt cao sản giống Plymouth Rock là một ví dụ điển hình. Bộ giống gà thịt Plymouth Rock gồm 3 dòng: Trống dòng DX8 x mái dòng TĐ3, gà mái TĐ83 cho lai với giống TĐ9 tạo con lai TĐ983 thương phẩm có ưu thế lai rõ rệt hơn trung bình bố mẹ, ưu thế lai về khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi đạt 5,97%. Nước ta tiếp tục nhập một số giống gà như Hybro HV85 (1985), Goldline 54 (1990).

Nguyễn Huy Đạt (1991) cho lai 2 dòng gà BVX và BVY trong giống leghorn. Gà Broiler Ross 208 được tạo ra từ 2 dòng gà Ross 208 cho năng suất thịt tương đương các nước trong khu vực (3090g ở 63 ngày tuổi) (Bùi Quang Tiến và cs.,1994).

Ở Việt Nam, song song với công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao các dòng thuần thì các công trình nghiên cứu về tổ hợp lai cũng được triển khai. Tạ An Bình (1973) đã dùng phương pháp lai đơn giản, những công thức về thịt trứng: Plymouth x Ri; Mía x Rhode Island; Phù Lưu Tế x Susex. Khối lượng con lai trong các công thức ở các giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều nghiêng về phía bố, có ưu thế lai cao so với gà Ri thuần. Nguyễn Hoài Tao và Tạ An Bình (1984) nghiên cứu lai kinh tế: Mía x Ri và Phù Lưu Tế x Ri; Chọi x Ri, kết quả cho thấy ở 2 công thức lai Mía x Ri và Phù Lưu Tế x Ri có khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn đều ở mức tốt hơn so với gà Ri thuần. Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) tạo giống gà kiêm dụng Rhoderi có sản lượng trứng cao hơn gà Ri 27%, khối lượng trứng thấp hơn gà Rhode 11% cao hơn gà Ri 8,6%.

Hiện nay, nhiều giống gà chăn thả được nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1998 từ Quảng Tây (Trung Quốc), gà Sasso nhập năm 2002 từ Pháp, gà Karbir nhập năm 1997 từ Isarael... Các gống gà này đã góp

phần tạo nguồn gen phong phú, là nguyên liệu cho công tác lai tạo giữa các giống gà ngoại nhập; giữa các giống gà ngoại nhập với giống gà nội góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà thả vườn, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2003) nghiên cứu trên tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%. Khối lượng cơ thể của tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 cao hơn gà Lương Phượng 11,67%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19kg. Các chỉ tiêu tỉ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lương Phượng.

Phạm Công Thiếu và cs. (2010) đã chọn lọc và nâng cao năng suất chất lượng giống gà H’Mông, kết quả qua 3 thế hệ chọn lọc đã nâng được năng suất trứng đến 72 tuần tuổi lên 10 quả/mái (114,3 quả/mái), giảm được tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 0,32 kg, khối lượng gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi đạt 1,16 kg lượng gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi đạt 1,16 kg với mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,27 kg.

Hồ Xuân Tùng và cs. (2010) đã bước đầu đưa vào chọn lọc nhân thuần gà Hồ, Mía, và Móng. Kết quả đã ổn định được đặc điểm ngoại hình đặc trưng của các giống gà này với màu lông lúc 01 ngày tuổi đồng thời nâng cao được năng suất trứng/năm của các đàn lên 2-3 quả/mái.

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy con lai có ưu thế lai so với trung bình bố mẹ trên nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống,…). Các tổ hợp lai giữa các giống gà nhập nội tạo ra gà lông màu chăn thả có chất lượng thịt thơm ngon, ngoại hình đẹp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đàn gà Liên Minh 1 ngày tuổi được nhập về từ thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.Đề tài được tiến hành tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh (địa chỉ: phường Cửa Ông, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ ngày 01/12/2018 đến 01/09/2019.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đặc điểm ngoại hình và kích thước chiều đo

- Đặc điểm ngoại hình - Kích thước chiều đo

3.3.2. Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm

- Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

- Khối lượng của đàn gà qua các tuần tuổi - Sinh trưởng tuyệt đối

- Sinh trưởng tương đối

- Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà qua các tuần tuổi - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

3.3.2. Đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà thí nghiệm

Khả năng sinh sản của gà Liên Minh theo các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ nuôi sống

- Tuổi thành thục

- Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng

- Hiệu quả sử dụng thức ăn cho 10 quả trứng - Khối lượng trứng và chất lượng trứng - Khảo sát trứng tại thời điểm 38 tuần tuổi - Các chỉ tiêu ấp nở

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Chuẩn bị gà thí nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị gà thí nghiệm

Gà giống 1 ngày tuổi, úm và nuôi hậu bị đến 18 tuần tuổi. Chọn mỗi lô gà gồm 150 con 1 ngày tuổi, chưa phân biệt trống mái, lặp lại 3 lần. Giữa các lô đảm bảo độ

đồng đều về tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng… Tất cả đều chăm sóc theo quy trình chăn nuôi gà giống nội của đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải phòng chuyển sang Công ty Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh, và cho ăn thức ăn hỗn hợp của công ty, có giá trị dinh dưỡng trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chế độ chăm sóc đàn gà

Giai đoạn (con/Mật độ -.) Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng

Gà con 0-6 tuần tuổi 20-25 Tự do 24/24 (tuần đầu) 7-8 tuần tuổi 10-15 Tự do Ánh sang tự nhiên Gà dò 9-18 tuần tuổi 6-8 Hạn chế Ánh sáng tự nhiên

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn thức ăn trong khẩu phần ăn đối với đàn gà

Tuần tuổi Thành phần

0-8 8-18 19-52 Protein thô (tối thiểu) 20,5% 19,0% 17,5%

Độ ẩm (tối đa) 14,0% 14,0% 14,0%

Xơ thô (tối đa) 5,0% 5,0% 6,0%

Phốt pho tổng số (tối thiểu-tối đa) 0,6-1,0% 0,5-1,0% 0,5-1,0%

Canxi (tối thiểu-tối đa) 0,8-1,2% 0,8-1,2% 1,8 – 2,5%

Năng lượng trao đổi (tối thiểu) 3000kcal/kg 3000kcal/kg 2750kcal/kg

Lysine tổng số (tối thiểu) 1,2% 0,9% 0,75%

Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu) 0,85% 0,77% 0,55%

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1. Trên gà hậu bị

- Đặc điểm ngoại hình gà

Tiến hành quan sát ghi chép và chụp hình ngoại hình, màu sắc lông của đàn gà lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi, 18 tuần tuổi.

- Tỉ lệ nuôi sống

TLNS (%)= Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con) X100 Tổng số gà có mặt đầu kì

- Tốc độ sinh trưởng

Khối lượng cơ thể gà K (sinh trưởng tích lũy): khối lượng gà sơ sinh và sau mỗi tuần tuổi được cân từng cá thể vào một buổi sáng nhất định trong tuần trước khi cho gà ăn.

Gà con 1 ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ±0,053. Từ 1-9 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác ±23. Từ 10-18 tuần tuổi cân bằng cân đồng hộ loại 5kg có độ chính xác ±103. - Sinh trưởng tương đối (R) (%):

R(%) = 7+87

(7 97 )/+x100

Trong đó: P1 là khối lượng khảo sát tại thời điểm trước (g)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 42)