Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)

Việt Nam là một nước nông nghiệp, địa bàn dân cư chủ yếu là nông thôn, chăn nuôi gia cầm là môt nghề truyền thống và phổ biến. Đây là nghề vừa giải quyết công ăn việc làm vừa cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đồng thời tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chăn nuôi gia cầm đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Nhiều giống gia cầm đã đã mang địa dư của vùng quê Việt Nam như gà Ri, Hồ, gà Mía, gà Phù Lưu Tế, vịt Bầu Quỳ... Theo các di chỉ khảo cổ khai quật được, các nhà khoa học khẳng định nghề nuôi gà ở Việt Nam đã xuất hiện cách đây từ 3.000- 3.500 năm.

Năm 1974, Cu Ba giúp Việt Nam hai bộ giống thuần là Leghorn với 2 dòng BVX, BVY và gà Plymuonth Rock với 3 dòng TTD9, TDD8, TDD3. Năm 2008, nước ta tiếp tục nhập một số giống gà mới như Hybro HV85, Goldline 54 năm

1990. Thời kì 1991-1996 là giai đoạn phát triển công nghiệp gà nhanh và nhiều nhất. Một số giống gà được nhập và nuôi ở nước ta như gà BE, Arbor Acres(AA), Avian, ISA, Hyline, Ross-208, Lohmann, Brown Nick và các công thức lai của các giống gà trên.

Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và vững chắc, có được thành tựu đó là do nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng góp phần quyết định là các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền giống mà lai tạo và chọn lọc là các biện pháp được các nhà chọn giống sử dụng rộng rãi.

Lê Hồng Mận và Đoàn Xuân Trúc (1984) nghiên cứu của tạo con lai giữa dòng gà thịt cao sản giống Plymouth Rock là một ví dụ điển hình. Bộ giống gà thịt Plymouth Rock gồm 3 dòng: Trống dòng DX8 x mái dòng TĐ3, gà mái TĐ83 cho lai với giống TĐ9 tạo con lai TĐ983 thương phẩm có ưu thế lai rõ rệt hơn trung bình bố mẹ, ưu thế lai về khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi đạt 5,97%. Nước ta tiếp tục nhập một số giống gà như Hybro HV85 (1985), Goldline 54 (1990).

Nguyễn Huy Đạt (1991) cho lai 2 dòng gà BVX và BVY trong giống leghorn. Gà Broiler Ross 208 được tạo ra từ 2 dòng gà Ross 208 cho năng suất thịt tương đương các nước trong khu vực (3090g ở 63 ngày tuổi) (Bùi Quang Tiến và cs.,1994).

Ở Việt Nam, song song với công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao các dòng thuần thì các công trình nghiên cứu về tổ hợp lai cũng được triển khai. Tạ An Bình (1973) đã dùng phương pháp lai đơn giản, những công thức về thịt trứng: Plymouth x Ri; Mía x Rhode Island; Phù Lưu Tế x Susex. Khối lượng con lai trong các công thức ở các giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều nghiêng về phía bố, có ưu thế lai cao so với gà Ri thuần. Nguyễn Hoài Tao và Tạ An Bình (1984) nghiên cứu lai kinh tế: Mía x Ri và Phù Lưu Tế x Ri; Chọi x Ri, kết quả cho thấy ở 2 công thức lai Mía x Ri và Phù Lưu Tế x Ri có khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn đều ở mức tốt hơn so với gà Ri thuần. Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) tạo giống gà kiêm dụng Rhoderi có sản lượng trứng cao hơn gà Ri 27%, khối lượng trứng thấp hơn gà Rhode 11% cao hơn gà Ri 8,6%.

Hiện nay, nhiều giống gà chăn thả được nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1998 từ Quảng Tây (Trung Quốc), gà Sasso nhập năm 2002 từ Pháp, gà Karbir nhập năm 1997 từ Isarael... Các gống gà này đã góp

phần tạo nguồn gen phong phú, là nguyên liệu cho công tác lai tạo giữa các giống gà ngoại nhập; giữa các giống gà ngoại nhập với giống gà nội góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà thả vườn, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2003) nghiên cứu trên tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%. Khối lượng cơ thể của tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 cao hơn gà Lương Phượng 11,67%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19kg. Các chỉ tiêu tỉ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lương Phượng.

Phạm Công Thiếu và cs. (2010) đã chọn lọc và nâng cao năng suất chất lượng giống gà H’Mông, kết quả qua 3 thế hệ chọn lọc đã nâng được năng suất trứng đến 72 tuần tuổi lên 10 quả/mái (114,3 quả/mái), giảm được tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 0,32 kg, khối lượng gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi đạt 1,16 kg lượng gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi đạt 1,16 kg với mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,27 kg.

Hồ Xuân Tùng và cs. (2010) đã bước đầu đưa vào chọn lọc nhân thuần gà Hồ, Mía, và Móng. Kết quả đã ổn định được đặc điểm ngoại hình đặc trưng của các giống gà này với màu lông lúc 01 ngày tuổi đồng thời nâng cao được năng suất trứng/năm của các đàn lên 2-3 quả/mái.

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy con lai có ưu thế lai so với trung bình bố mẹ trên nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống,…). Các tổ hợp lai giữa các giống gà nhập nội tạo ra gà lông màu chăn thả có chất lượng thịt thơm ngon, ngoại hình đẹp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)