Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

3.4.2.1. Trên gà hậu bị

- Đặc điểm ngoại hình gà

Tiến hành quan sát ghi chép và chụp hình ngoại hình, màu sắc lông của đàn gà lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi, 18 tuần tuổi.

- Tỉ lệ nuôi sống

TLNS (%)= Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con) X100 Tổng số gà có mặt đầu kì

- Tốc độ sinh trưởng

Khối lượng cơ thể gà K (sinh trưởng tích lũy): khối lượng gà sơ sinh và sau mỗi tuần tuổi được cân từng cá thể vào một buổi sáng nhất định trong tuần trước khi cho gà ăn.

Gà con 1 ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ±0,053. Từ 1-9 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác ±23. Từ 10-18 tuần tuổi cân bằng cân đồng hộ loại 5kg có độ chính xác ±103. - Sinh trưởng tương đối (R) (%):

R(%) = 7+87

(7 97 )/+x100

Trong đó: P1 là khối lượng khảo sát tại thời điểm trước (g) P2 là khối lượng khảo sát tại thời điểm sau (g) - Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày)

Tính theo công thức:

A = 7+87 ;+8;

Trong đó: P1 là khối lượng cơ thể tại thời điểm T1 (g) P2 là khối lượng cơ thể tại thời điểm T2 (g) - Kích thước chiều đo:

Tiến hành đo bằng thước dây kích thước các chiều cơ thể tại thời điểm 18 tuần tuổi qua thế hệ xuất phát, thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương đuôi đầu tiên. Chiều dài lườn: từ mép trước của lườn, dọc theo chiều thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (mỏm trước tới điểm cuối cùng của xương lưỡi hái).

Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh.

Dài cánh: từ mỏm xương bả vai đến đầu mút xương cánh Dài đùi: từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn với xương chậu. Dài chân: từ khớp khuỷu đến sát bàn chân

Vòng ống chân: đo một vòng quanh ống chân, phần giữa ống chân. - Lượng thức ăn thu nhận:

Ngày hôm sau vét sạch thức ăn còn thừa trong máng đem cân lại. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được tính theo công thức:

LTATN (g/con/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) Số gà (con)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (FCR):

Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà ăn, lượng thức ăn còn thừa, tăng trọng của đàn gà để tính FCR của thức ăn tính theo công thức:

FCR (kg TĂ/kg tăng khối lượng) =  Thức ăn trong kỳ Tăng khối lượng trong kỳ

3.4.2.2. Trên đàn gà sinh sản

- Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục được tính từ thời điểm đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi thành thục sinh dục của cả đàn gà được quy định là tuổi đẻ đạt 5 %.

- Năng suất trứng: Tổng số trứng đẻ ra (quả) trên tổng số gà mái nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định, được tính từ tháng đẻ thứ nhất đến hết 10 tháng đẻ (tháng đẻ đầu tiên tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%) theo công thức của Trần Đình Miên và cs. (1977):

Năng suất trứng (quả/mái/tháng) = Số trứng thu được của đàn trong tháng (quả) Số mái bình quân của đàn trong tháng (con) - Tỷ lệ đẻ: Hàng ngày đếm chính xác lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và số gà có mặt. Tỷ lệ đẻ được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

 100 Số mái có mặt trong kỳ (con)

- Hiệu quả sử dụng thức ăn: được tính bằng chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng:

HQSDTA/10 trứng (kg) =

Tổng thức ăn thu nhận trong tuần (kg)

x 10 Tổng trứng đẻ ra trong tuần (quả)

- Khối lượng trứng bình quân (g/quả): Cân trứng tại các thời điểm đẻ 30% và 38 tuần tuổi. Cân trong hai ngày liên tục, cân từng quả bằng cân kỹ thuật có độ

chính xác ± 0,01 (cân điện tử của Nhật Bản). Khối lượng trứng trung bình được tính theo công thức:

Ptrứng (g) = Khối lượng trứng cân được (g)

Số trứng cân (quả)

- Các chỉ tiêu chất lượng trứng: Theo phương pháp của Auan R. and Wilke R (1978.); các chỉ tiêu chất lượng trứng được đánh giá như sau:

Chỉ số hình dạng: Xác định bằng dụng cụ đo Nhật Bản có độ chính xác 0,01 mm tính bằng mm khi gà đẻ ở 38 tuần tuổi.

Chỉ số hình dạng =

d D

Trong đó: D: Đường kính lớn d: Đường kính nhỏ

Độ chịu lực của vỏ trứng (N/cm2) được xác định bằng lực kế ép của Nhật Bản. Xác định khối lượng các thành phần trứng bằng cân đĩa có độ chính xác ± 0,1 g.

Chỉ số lòng đỏ: Trứng tươi vừa đẻ trong ngày ở 38 tuần tuổi đo chiều cao và đường kính lòng đỏ, xác định chỉ số lòng đỏ bằng công thức Auaas R. Wilk (1978).

D D D d h I  Trong đó: ID: Chỉ số lòng đỏ D h : Chiều cao lòng đỏ D d : Đường kính lòng đỏ Chỉ số lòng trắng: E E E d h I  Trong đó: IE: Chỉ số lòng trắng E h : Chiều cao lòng trắng E d : Đường kính lòng trắng 2 min max E E E d d d  

Độ dày vỏ trứng (mm) được xác định bằng thước Micromet có độ chính xác 0,01 mm. Độ dày vỏ trứng là trung bình của 3 lần đo ở các vị trí đầu tù, xích đạo và đầu nhọn bóc bỏ lớp màng vỏ trứng trước khi đo.

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được khảo sát tại thời điểm 38 tuần tuổi thông qua thiết bị đo FHK - Nhật Bản tại Công ty Thiên Thuận Tường.

- Các chỉ tiêu ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ấp ở ngày thứ 6. Trứng có phôi được xác định bằng tổng số trứng ấp trừ đi số trứng không phôi (Trần Đình Miên, 1977).

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Trứng có phôi (quả)  100 Trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) = Tổng gà nở (con)  100 Trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ấp (%) = Tổng gà nở loại I (con)  100 Trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) = Tổng gà nở (con)  100 Trứng có phôi (quả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)