Khả năng sinh sản của gà liên minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 66)

4.5.1. Tỷ lệ đẻ của gà Liên Minh

Bảng 4.9. Tỷ lệ đẻ của gà Liên Minh (n= 3; đvt= %)

Chỉ tiêu Ngày tuổi Tuần tuổi KL gà mái CV%

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 152 21,6 1565,33± 21,6 19,33 Đẻ đạt tỷ lệ 5% 163 23,3 1684,32±19,5 17,68 Đẻ đạt tỷ lệ 30% 201 28,7 1735,35±25,2 12,82 Đẻ đạt tỷ lệ đỉnh cao 228 32,5 1795,68±20,6 16,91

Bảng 4.9 cho thấy gà mái Liên Minh đẻ quả trứng đầu tiên vào 152 ngày tuổi, khối lượng của gà lúc này đạt 1565,33g, tỷ lệ đẻ của đàn gà đạt tỷ lệ 5% vào 163 ngày tuổi. Lúc này khối lượng của gà mái đạt 1684,32g. Tỷ lệ của gà mái đạt 30% ở ngày tuổi thứ 201. Khối lượng của gà trong giai đoạn này là 1735,68g. So với gà Đông tảo thì quá trình phát dục của gà Liên Minh hơn từ 3-5 ngày khi so sánh tại cùng thời điểm. Theo Ngô Thị Kim Cúc (2013) gà Mía đẻ trứng bói lúc 22 tuần tuổi và đẻ đạt tỷ lệ 5% lúc 24 tuần tuổi, đạt đỉnh cao tại 31 tuần tuổi thì tuổi phát dục của gà Liên Minh là tương đương.

4.5.2. Tỷ lệ đẻ và tiêu tồn thức ăn qua các tuần tuổi

Bảng 4.10. Tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn (n=3; đvt= %)

Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ(%) Năng suất

trứng/mái(quả) TTTĂ/10 trứng(kg) 21 – 24 1,97 0,63 21,7 25 – 28 24,9 7,96 4,05 29 – 32 31,9 10,20 3,14 33 – 36 29,6 9,47 3,26 37 – 40 28,3 9,05 3,52 41 – 44 25,9 8,28 3,64 45 – 48 24,5 7,84 3,83 49 – 52 21,3 6,81 3,91 Trung bình 23,54 60,24 5,88

Qua bảng 4.10 cho thấy gà mái bắt đầu đẻ ở tuần tuổi thứ 21 đạt 1,97%, tăng dần đến giai đoạn 29-32 tuần tuổi là đạt đỉnh cao nhất 31,9%. Từ tuần 33 trở đi tỷ lệ đẻ bắt đầu giảm dần đến giai đoạn 49-52 tuần tuổi tỷ lệ đẻ còn lại là 21,3. Bình quân tỷ lệ đẻ của gà từ tuần 21-52 đạt 23,54%; năng suất trứng/mái là 60,24 quả.

Hình 4.10. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Liên Minh

Hình 4.11. Đồ thị tiêu tốn thức ăn/10 trứng

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của đàn gà mái cao nhất là trong giai đoạn từ 21-24 ngày tuổi là 21,7kg vì giai đoạn này gà bắt đầu đẻ bói, tỷ lệ đẻ thấp. Trong giai đoạn tiếp theo tiêu tốn TĂ/10 trứng giảm rõ rệt chỉ còn 4,05kg trong giai

0 5 10 15 20 25 30 35 21 –24 25 –28 29 –32 33 –36 37 –40 41 –44 45 –48 49 –52 0 5 10 15 20 25 21 – 24 25 – 28 29 – 32 33 – 36 37 – 40 41 – 44 45 – 48 49 – 52 kg TTTĂ/10 trứng Tuần tuổi

đoạn 25-28 tuần tuổi (thấp hơn giai đoạn 21-24 tuần 17,65kg). Tiêu tốn TĂ thấp/10 trứng nhất ở giai đoạn 29-32 tuần tuổi bởi vì giai đoạn này có tỷ lệ đẻ cao nhất. Trong các giai đoạn tiếp theo tiêu tốn TĂ/10 trứng tăng dần từ 3,26kg (33- 36 tuần tuổi) đến 3,91kg (49-52 tuần tuổi). Tiêu tốn TĂ/10 trứng bình quân đạt 5,88kg. So sánh năng suất trứng tại cùng thời điểm với gà Mía đạt 71,0 – 74,0 theo nghiên cứu của Ngô Thị Kim Cúc (2013) thì năng suất trứng của gà Liên Minh là tương đồng.

4.5.3. Các chỉ tiêu trứng ấp nở

Ấp nở là khâu cuối cùng trong việc đánh giá khả năng sinh sản cũng như sức sản xuất của đàn giống bố mẹ. Chế độ ấp nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dòng, giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và đặc biệt là kỹ thuật ấp. Kết quả ấp nở có hệ số di truyền thấp và được phản ánh bằng số gà con nở ra từ một mái trong một năm. Đây là chỉ tiêu được người chăn nuôi quan tâm trên đàn gà sinh sản bên cạnh năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn. Vì vậy song song với việc lai tạo cần chú ý tới kỹ thuật nuôi dưỡng chọn lọc gà giống, đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật ấp trứng nhân tạo mới mang lại kết quả cao. Trứng giống của các đàn gà thí nghiệm được đưa vào ấp trong cùng một máy ấp tại trạm ấp của Công ty Thiên Thuận Tường tỉnh Quảng Ninh. Kết quả theo dõi về ấp nở của gà thí nghiệm được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.11. Tỷ lệ ấp nở trứng (n=3)

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Mean ± SE Cv%

Tỷ lệ trứng có phôi/trứng đem ấp % 94,00±1,48 5,67 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 88,54±1,33 5,89 Tỷ lệ gà con loại I/Số con nở ra % 97,83±0,89 3,83

TTTA/10 trứng(kg) kg 5,88

Bảng 4.11 cho thấy kết quả ấp nở trứng gà Liên Minh ở tất cả các chỉ tiêu cao hơn các loại gà khác, tuy nhiên sự khác biệt này là không rõ ràng (P > 0,05). Các chỉ tiêu trên cho thấy năng suất trứng qua 52 tuần tuổi đạt được 60 quả/mái, tỷ lệ trứng có phôi 94%, tỷ lệ nở 88,54 %, tỷ lệ gà con loại I đạt 97,83% và hiệu quả sử dụng tiêu tốn thúc ăn 5,88kg.

4.5.4. Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà bố, mẹ. Nếu trứng đẻ ra quá bé hoặc quá lớn so với khối lượng trung bình của giống, dòng dẫn đến tỷ lệ ấp nở kém. Khối lượng trứng của gia cầm thuộc nhóm tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen, đặc biệt là gen liên kết với giới tính. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao. Để điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp trong giai đoạn đẻ thì việc theo dõi, khảo sát khối lượng trứng là việc có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng.

Bảng 4.12. Khối lượng trứng của gà Liên Minh (n = 30, đvt: g)

Thời điểm <= ± SE Cv%

Đẻ trứng đạt 30% 47,63 ± 1,45 12,76 Tại 37-40 tuần tuổi 50,02 ± 2,51 10,23

Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều dài, chiều rộng, khối lượng lòng trắng, khối lượng lòng đỏ, khối lượng vỏ, tuổi của gà mái; khối lượng cơ thể của gà mái lúc bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên cũng ảnh hưởng đến khối lượng trứng trung bình, do đó khi chọn lọc tính trạng khối lượng trứng cần quan tâm tới các mối tương quan với khối lượng cơ thể của gà mái khi bắt đầu đẻ, cũng như mối tương quan giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng. Điều này được thể hiện rõ hơn thông qua bảng khối lượng trứng đã theo dõi của đàn gà thí nghiệm. Khối lượng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 30% của gà Liên Minh là 47,63g và thời điểm từ 37 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi khối lượng trứng là 50,02%.

4.5.5. Các chỉ tiêu chất lượng trứng

Một trong những việc cần làm liên quan đến trứng chính là việc đánh giá chất lượng trứng của gà cũng như các loại gia cầm khác là rất quan trọng, bởi nó không những phản ánh chất lượng giống mà còn phản ánh giá trị thực phẩm. Cùng năng suất trứng nhưng nếu chất lượng trứng tốt hơn sẽ có khả năng ấp nở cao hơn, giá trị thực phẩm cũng tốt hơn. Chất lượng trứng tốt hay xấu phụ thuộc vào các chỉ tiêu chính đó là: Độ chịu lực, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, độ dày vỏ và quan trọng là đơn vị Haugh.

Kết quả theo dõi chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Các chỉ tiêu chất lượng trứng (n=30) Chỉ tiêu <= ± SE CV% Khối lượng trứng (g) 50,02 ± 2,51 10,23 Chỉ số hình dạng trứng (D/d) 1,29 ± 0,05 4,14 Độ dày vỏ (mm) 0,12 ± 0,06 12,56 Độ chịu lực (N/cm2) 34,11 ± 3,01 16,98 Màu lòng đỏ 14,20 ± 0,81 Chỉ số lòng trắng 0,1 ± 0,08 8,33 Chỉ số lòng đỏ 0,40 ± 0,31 11,68

Bảng 4.13 cho thấy các chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Liên Minh. Khối lượng trứng gà đạt 50,02g ở 38 tuần tuổi; cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2006) khối lượng trứng của gà Ri là 43,54g; gà Ai Cập là 46,07g.

Chỉ số hình dạng của trứng liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Bình thường trứng gà có hình bầu dục hoặc hình ô van, chỉ số hình dạng thường là 1,25-1,35. Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp, chỉ số hình dạng của gà Liên Minh là 1,29. Nghiên cứu Hồ Xuân Tùng và cs. (2010) cho biết chỉ số hình dạng trứng gà Ri 1,35; Lương Phượng 1,34. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs. (2009), trứng Lương Phượng M1A là 1,32; M1B là 1,29.

Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc. Nguyễn Thị Mai và cs. (2009) cho biết chỉ số lòng trắng nằm trong khoảng 0,08-0,09 là trứng tươi. Nghiên cứu trên trứng gà Liên Minh cho thấy chỉ số lòng trắng là 0,1; cao hơn so với chỉ số lòng trắng trứng gà Ri vàng rơm là 0,09 (Nguyễn Thành Luân, 2015). Như vậy trứng gà Liên Minh có trạng thái và chất lượng tốt, được khảo sát khi trứng còn tươi. Chỉ số lòng đỏ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ gà Liên Minh đạt 0,40. Kết quả này thấp hơn so với chỉ số lòng đỏ gà Ri là 0,45 và Ai Cập 0,46 (Vũ Chí Thiện, 2012), gà F1 (Ri x Lương Phượng) là 0,43 và Lương Phượng là

0,45 (Hồ Xuân Tùng, 2008), gà Ri vàng rơm là 0,43; gà Ri lai là 0,42 (Nguyễn Huy Tuấn, 2013).

Kết quả nghiên cứu đã công bố của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2006) khối lượng trứng của gà Ri là 43,54g; gà Ai Cập là 46,07g; tỷ lệ lòng đỏ trứng gà Ri là 34,22%, gà Ai Cập là 33,36% cao hơn nhiều so với đàn gà trong đề tài là 14,20%. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hòe (2002) gà ISA Brown có chỉ số lòng đỏ là 7,52 thấp hơn nhiều so với gà Ai Cập là 11,45 trong nghiên cứu này thấy chỉ số thấp hơn gà trong thí nghiệm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- Đặc điểm ngoại hình

+ Gà mái trưởng thành có mào cờ lông màu vàng sáng, riêng phần cổ nhiều con có cườm đen, chót đuôi màu đen.

+ Gà trống trưởng thành có mào cờ phát triển; mỏ và da màu vàng; chân cao, lông ở phần dưới: ngực, bụng và đùi màu vàng sẫm, riêng phần cổ lưng, cánh có màu đỏ ngô; chóp đuôi có màu đen.

- Tỷ lệ nuôi sống đạt 94,44% qua 18 tuần tuổi nuôi

- Khả năng sinh trưởng của gà Liên Minh

+ Sinh trưởng tích lũy ở tuần 18 là 1712,5g/con đối với gà trống và 1479,2g/con đối với gà mái.

+ Sinh trưởng tuyệt đối trung bình chung cả kỳ là 14,18 g/con/ngày. + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 4,72kg.

- Khả năng sinh sản

+ Tuổi đẻ trứng đầu tiên 152 ngày + Đẻ đạt tỉ lệ đỉnh cao 228 ngày + Tỷ lệ đẻ bình quân 23,54%

+ Năng suất trứng/mái/52 tuần tuổi 60,24 quả/mái + Tỉ lệ nở/trứng có phôi 88,54 %

- Gà Liên minh nuôi tại Quảng Ninh bước đầu cho thấy gà thích nghi tương đối tốt đối với điều kiện chăn nuôi mới.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cần đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, thực hiện các chương trình vaccine định kỳ, đúng ngày quy định, đặc biệt chú ý gà trong giai đoạn úm.

Tiến hành nghiên cứu sâu hơn về quy trình nuôi dưỡng để phù hợp hơn với gà Liên Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước:

1. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai kinh tế 3 giống (Mía, Hồ, Phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011. 9 (6). tr. 941 – 947. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995). Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985). Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống gà Rhoderi, 1985.

4. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân và Phùng Đức Tiến (1999). Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp lai R31 và R51 giữa các dòng ngan Pháp. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm và động vật mới nhập 1989 - 1999. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 232 – 240.

5. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân và Phùng Đức Tiến (1994). Nghiên cứu so sánh một số công thức lai giữa các giống gà thịt Ross 208 và Hybro. Thông tin Khoa học và Kỹ thuật gia cầm số 2.

6. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993). Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm, Trần Thị Khương, Lê Quang Bắc và Vũ Thị Hương (1998). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm và động vật mới nhập 1989 – 1999. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đoàn Xuân Trúc (1999). Giới thiệu gà lông màu thả vườn. Tạp chí khuyến nông

Việt Nam. Tr. 13. 21. 39.

9. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng (1999). Cơ sở di truyền chọn giống động vật. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

10. Đào Văn Khánh (2002). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. tr. 147-149.

11. Đặng Thị Hoè (2002). Nghiên cứu khả năng sản xuất của đàn gà ông bà giống Kabir nhập ngoại nuôi tại xí nghiệp gà giống Châu Thành, Nam Định. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp Hà Nội.

12. Lê Hồng Mận và Đoàn Xuân Trúc (1984). Lai giữa dòng bộ giống gà Plymouth Rock để tạo con lai gà thịt thương phẩm (broiler) cao sản. Một số kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật về gia cầm tập 1. Công ty Gia Cầm Trung ương. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Viết Ly, Bùi Quang Tiến, Hoàng Văn Tiệu, Bùi Đức Lũng, Lê Thị Thúy và Nguyễn Thị Minh (2001). Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Phần gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Hồng Mận, Lê Hồng Hải, Nguyễn Phúc Độ và Trần Long (1989). Kết quả lai giữa giống gà Rhode Island Red với Leghoru để tạo gà lai thương phẩm đẻ trứng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 44.

15. Lê Thị Thu Hiền, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm và Phùng Văn Cảnh (2015). Khả năng sản suất của tổ hợp lai chọi x LV tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Báo cáo khoa học năm 2013 -2015, phần Di truyền – Giống vật nuôi.

16. Nguyễn Huy Đạt (1991). Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng gà thuần bộ giống leghorn trắng nuôi tại điều kiện khí hậu Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam. tr: 31-32.

17. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thị Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường (2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại Trại Thực nghiệm Liên Ninh.Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa Học – Công nghệ Gia cầm 1997 – 2007. Trang 37- 46. Viện Chăn nuôi.

18. Nguyễn Huy Đạt và Nguyễn Thành Đồng (2001). Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà lông màu Lương Phượng hoa nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo Khoa học chăn nuôi thú y. Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn và Đoàn Xuân Trúc (1996). Nghiên cứu so

sánh một số chỉ tiêu năng suất của Gà thương phẩm thuộc 4 giống AA, A Vian, Lohmann, ISA Vedette nuôi trong điều kiện như nhau. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986 – 1996. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2009). Giáo trình chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản gà liên minh nuôi tại công ty thiên thuận tường tỉnh quảng ninh (Trang 66)