Quan niệm về chính quyền cơ sở của các nước trên thế giới đều giống nhau ở chỗ: coi cấp chính quyền cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, là cấp chính quyền có tầm quan trọng đặc biệt, là cấp được ví như "chiếc cầu nối" giữa nhà nước, chính phủ với nhân dân. Thông qua chính
quyền cơ sở, chính phủ nắm được thực tế, nguyện vọng của nhân dân và khẳng định được uy tín trước nhân dân (Nguyễn Minh Phương, 2015).
Về tổ chức chính quyền cơ sở thì tuỳ hoàn cảnh, điều kiện mà có sự giống và khác nhau giữa các nước.
Theo Nguyễn Minh Phương (2015): Ở Pháp: Trong cơ cấu tổ chức chính
quyền địa phương, cấp xã là cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp nhưng lại có vai trò cực kì quan trọng. Mỗi xã đều có người đứng đầu gọi là xã trưởng, bên cạnh đó có hội đồng xã. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quận trưởng (giống như cấp huyện ở nước ta); Ở Cộng hoà liên
bang Đức: cấp xã được ghi nhận trong Hiến pháp của liên bang Cấp xã tồn tại
với tư cách là đơn vị hành chính cơ sở thực hiện chế độ tự quản. Cấp xã chịu sự kiểm soát của cấp bang; Ở Thái Lan: Cấp cơ sở của vương quốc Thái Lan gọi là làng, là cấp hành chính cuối cùng trong mô hình năm cấp của Thái Lan. Đứng đầu cấp hành chính này là trưởng làng, do nhân dân trong làng bầu lên, có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội của dân làng. Ngoài ra còn có hội đồng làng cùng tham gia công tác tư vấn và quản lý công việc chung; Ở Inđônêxia: Trong hệ thống chính quyền địa phương, cấp làng hoặc thôn là cấp thứ tư. Mỗi làng hoặc thôn có một người đứng đầu gọi là trưởng làng hoặc trưởng thôn, là công chức nhà nước do huyện trưởng bổ nhiệm.
Như vậy, có thể nói tổ chức chính quyền địa phương ở các nước khác nhau tuy khác nhau song cũng có vài điểm tương đồng. Ta cũng có thể thấy rằng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam (mà ở đây là chính quyền cấp xã) cũng có những điểm tương đồng cũng như khác biệt nhất định so với chính quyền cơ sở ở các nước nêu trên.