Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp tạo dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và các xã trên địa bàn huyện Lương Tài. Dữ liệu thứ cấp bao gồm: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báo cáo của cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền như Ủy ban nhân dân huyện,Thanh tra huyện, phòng Tài chính kế hoạch huyện, phòng Tài nguyên môi trường, UBND các xã địa bàn nghiên cứu; các chính sách của Chính phủ, của địa phương nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phát triển cây trồng vật nuôi. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, Internet...

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố gồm các bước:

(1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin;

(2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin; (3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;

(4) Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Đề tài thu thập dự liệu sơ cấp tại 3 xã: Minh Tân, Quảng Phú và Tân Lãng với tổng số phiếu điều tra là 105 hộ dân.

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:

- Đặc điểm cá nhân (Tên, tuổi, chỗ ở, số nhân khẩu, mức thu nhập…)

- Đánh giá về hiệu lực quản lý của chính quyền xã trên một số lĩnh vực. - Nhận định về những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của chính quyền xã tại địa phương.

- Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã.

- Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã.

- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức xã và hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số xã trên địa bàn huyện, phòng Nội vụ và UBND huyện Lương Tài nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)