Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Nền hành chính nhà nước bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính (luật pháp). Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng đặc biệt, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Đội ngũ cán bộ, công chức được xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, của nền hành chính, có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển xã hội, bảo đảm cho nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục. Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn nhân lực to lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Hiệu lực, hiệu lực quản lý của nền hành chính nhà nước nói chung và của chính quyền cấp xã nói riêng phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và hoạt động của đội ngũ đó.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện qua nhiều tiêu chí, tiêu biểu nhất là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính quyền xã thuộc huyện Lương Tài cho ta những kết quả ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền một số xã trên địa bàn huyện Lương Tài

STT Độ tuổi

Tổng cộng Xã Tân Lãng Xã Quảng Phú Xã Minh Tân

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 4 6,58 2 10,0 1 4,36 1 5,57 2 Từ 31 - 40 tuổi 22 36,06 8 40,0 8 34,78 6 33,33 3 Từ 41 - 50 tuổi 16 26,22 5 250 7 30,43 4 22,22 4 Trên 50 tuổi 19 31,14 5 25,0 7 30,43 7 38,88 Tổng 61 100,00 20 100,00 23 100,00 18 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2017)

Qua kết quả ở bảng 4.11 cho ta thấy đa phần cán bộ công chức xã của huyện Lương Tài thuộc độ tuổi lao động trẻ từ 31 đến 40 tuổi (36,06%). Số cán bộ công chức trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm tỷ lệ là 6,58%; cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu (trên 50 tuổi) chiếm tỉ lệ khá cao là 31,14 %.

Điểm mạnh đối với cán bộ công chức xã tuổi cao là họ đã thực sự trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khi đó, lớp cán bộ công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Là một cấp chính quyền, hoạt động của cấp xã là hoạt động hành chính, nhưng trong thực tế thì hoạt động của chính quyền cấp xã có thể được coi là hoạt động hành chính vận động khi trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp xã phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý.

Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức chính quyền xã thuộc huyện Lương Tài ở cấp độ trung bình, điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu lực hoạt động của chính quyền xã bởi cấp chính quyền này cần được trẻ hoá hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác.

* Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Do đó, đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để đảm bảo tốt yêu của công việc được đề ra.

Bảng 4.12. Trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền một số xã trên địa bàn huyện Lương Tài

STT Trình độ học vấn Tổng số

(người) Tỷ lệ (%)

Xã Tân Lãng Xã Quảng Phú Xã Minh Tân

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Trung học phổ thông 61 100,00 20 100,00 23 100,00 18 100,00 2 Trung cấp 22 36,06 4 20,00 8 34,78 10 55,55 3 Cao đẳng 5 8,19 2 10,00 1 4,34 2 11,11 4 Đại học 31 50,81 12 60,00 13 56,52 6 33,33 5 Trên đại học 2 3,27 1 5,00 1 4,34 0 0,00 6 Chứng chỉ tin học 43 70,49 18 90,00 21 91,30 4 22,22 7 Chứng chỉ Tiếng Anh 22 36,06 10 50,00 7 30,43 05 27,78

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2017)

Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn xã. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của xã chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà xã phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn xã ở các huyện, thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý đất đai, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự...có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12 cho thấy 100% cán bộ, công chức chính quyền ở 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Lương Tài đều đã tốt nghiệp Trung học phổ thông; tỉ lệ cán bộ, công chức đã tốt nghiệp Đại học và trên Đại học khá cao (đạt 54,08%).

Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ. Khi có trình độ thì làm tăng khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên, có khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách; phát triển năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn cao, đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức xã là một điểm mạnh của tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã hiện nay.

* Trình độ quản lý nhà nước

Nếu trình độ học vấn của cán bộ, công chức xã có thể không quá đòi hỏi sâu về chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ, bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của xã, đó là những công việc liên quan đến chức năng, thẩm quyền của nhà nước, liên quan đến việc áp dụng pháp

luật cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách. Nói cách khác, đó là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật, các đường lối, chính sách trong quản lý xã hội và công dân. Do đó, cán bộ, công chức chính quyền xã không thể không có những kiến thức cơ bản nêu trên. Quyết định 874/TTG của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước ngay tại điểm 4 điều 1 đã ghi rõ "Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền ở cơ sở cấp xã, phường". Và điểm 7 điều 2 của quyết định này đã cho biết "Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính".

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.13 cho thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức xã được qua đào tạo về quản lý nhà nước chỉ đạt là 22,95%; tỷ lệ được đào tạo về lý luận chính trị đạt 88,51%. Điều này cho thấy, hơn 90% số cán bộ, công chức các xã, thị trấn địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Lương Tài không được đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nước; và gần 20% chưa được đạo tạo về lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của các cán bộ xã. Không có cán bộ, công chức nào được đào tạo ở trình độ cử nhân đối với lĩnh vực quản lý nhà nước và lĩnh vực Lý luận chính trị. Trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt 34,42% và sơ cấp đạt 54,09%.

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hầu hết là các cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí...có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khi về làm công tác quản lý ở cơ sở ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu được để giải quyết các công việc của xã, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải được chính quy hoá, pháp luật hoá thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức chính quyền xã nói riêng có một bộ phận rất lớn được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính, quản lý nhà nước trong cơ chế mới.

Bảng 4.13. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2017

STT Trình độ học vấn Tổng số (người)

Tỷ lệ (%)

Xã Tân Lãng Xã Quảng Phú Xã Minh Tân

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng CB CNVC 61 100,00 20 100,00 23 100,00 18 100,00 1 Quản lý nhà nước - CV và tương đương 14 22,95 5 25,00 6 26,08 3 16,66 Tổng 14 22,95 5 25,00 6 26,08 3 16,66 2 Lý luận chính trị - Trung cấp 21 34,42 8 40,00 7 30,43 6 33,33 - Sơ cấp 33 54,09 10 50,00 12 52,17 11 61,11 Tổng 54 88,51 18 90,00 19 82,60 17 94,44

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2017)

Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền xã. Không những thế, trình độ lý luận chính trị còn là điều kiện góp phần đảm bảo bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu lực để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương và đảm bảo tính chính trị và sự trong sạch trong hoạt động của đội ngũ mình. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nước còn thấp (chiếm 22,95 %), đây chính là một trong những khó khăn cho hoạt động của chính quyền xã, tăng cường hiệu lực quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Tóm lại, qua khảo sát về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền một số xã, thị trấn thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh hiện nay cho thấy, những xã, thị trấn điều tra trên địa bàn huyện đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kinh phí cho hoạt động đào tạo được đầu tư thường xuyên. Đa số cán bộ, công chức trưởng thành từ các hoạt động phong trào của địa phương, nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc. Một số cán bộ, công chức có ý thức học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị.

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức xã còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như đa số cán bộ, công chức đã lớn tuổi nên việc nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ có phần hạn chế; không có điều kiện bám sát thực tiễn để hiểu sâu các diễn biến phức tạp trên địa bàn; trong thi hành công vụ đôi khi quá lạm dụng những kiến thức kinh nghiệm nên trở nên bảo thủ, chủ quan, áp đặt. Mặt khác, do tuổi cao nên sức khoẻ hạn chế, không có được tính nhanh nhậy trong công tác.

Đội ngũ cán bộ, công chức trẻ còn ít nên gây khó khăn cho việc tạo nguồn cán bộ kế cận dẫn đến tình trạng lúng túng, chắp vá trong quy hoạch cán bộ. Năng lực xử lý công việc của đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, đặc biệt là thiếu những hiểu biết nhất định về quản lý hành chính nhà nước và lý luận chính trị vì số đông chưa được đào tạo.

xã, thị trấn khá đồng đều nên làm góp phần làm tăng hiệu lực chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Số lượng cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, đại học khá cao, góp phần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể của mọi hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý, là yếu tố cơ bản quyết định hiệu lực, hiệu lực hoạt động của các cấp chính quyền. Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn sẽ có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đối với hiệu lực và hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp này.

Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, có phẩm chất tốt và có năng lực là một nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của hệ thống chính quyền nước ta hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 77)