Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Lương Tài có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp - thủy sản; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông

ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở các làng nghề hiện có. Trong những năm gần đây, có nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng, đáng chú ý có cả công ty nước ngoài được xây dựng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Lương Tài có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững;

Lương Tài có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên.

3.1.3.2. Khó khăn

Là huyện nằm xa các tuyến giao thông chính nên đi lại còn nhiều khó khăn và xa các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp;

Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên điều kiện phát triển còn khó khăn và chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư;

Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động còn thấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nhìn nhận và phân tích hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã. Tính hệ thống của nghiên cứu được thể hiện như sau:

- Về thực hiện chính sách: Nghiên cứu cán bộ, công chức khối quản lý nhà nước của cấp xã.

- Về giám sát đánh giá chính sách: Nghiên cứu ở việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã.

3.2.1.2 Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được coi là cách tiếp cận quan trọng và được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của đề tài, từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá sự tham gia của các đối tượng liên quan.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 1 thị trấn và 13 xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên để đi sâu khảo sát thực tế, đề tài chọn 03 xã đại diện gồm: xã Tân Lãng, xã Quảng Phú và xã Minh Tân. Mẫu được chọn theo nguyên tắc hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm 105 mẫu là người dân sống trên địa bàn 3 xã: Tân Lãng, Quảng Phú và Minh Tân.

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp tạo dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và các xã trên địa bàn huyện Lương Tài. Dữ liệu thứ cấp bao gồm: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báo cáo của cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền như Ủy ban nhân dân huyện,Thanh tra huyện, phòng Tài chính kế hoạch huyện, phòng Tài nguyên môi trường, UBND các xã địa bàn nghiên cứu; các chính sách của Chính phủ, của địa phương nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phát triển cây trồng vật nuôi. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, Internet...

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố gồm các bước:

(1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin;

(2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin; (3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;

(4) Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Đề tài thu thập dự liệu sơ cấp tại 3 xã: Minh Tân, Quảng Phú và Tân Lãng với tổng số phiếu điều tra là 105 hộ dân.

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:

- Đặc điểm cá nhân (Tên, tuổi, chỗ ở, số nhân khẩu, mức thu nhập…)

- Đánh giá về hiệu lực quản lý của chính quyền xã trên một số lĩnh vực. - Nhận định về những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của chính quyền xã tại địa phương.

- Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã.

- Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã.

- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức xã và hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số xã trên địa bàn huyện, phòng Nội vụ và UBND huyện Lương Tài nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian.

Phương pháp phân tổ thống kê: là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, được dùng nhiều trong các cuộc điều tra thống kê.

Phương pháp so sánh: sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích, sử dụng phương pháp so sánh này để thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến một số cán bộ chủ chốt quản lý ở các xã điển hình về từng mặt và toàn diện để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp.

3.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phần mềm Excel kết hợp với SPSS trong tổng hợp, tính toán, phân tích dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập được.

3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chính quyền cấp xã

+ Độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

+ Trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

+ Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên một số lĩnh vực nghiên cứu: trên một số lĩnh vực nghiên cứu:

- Hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai:

+ Số vụ vi phạm đất đai.

+ Số lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hiệu lực quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, chính sách xã hội.

+ Kết quả giải quyết việc làm trên địa bàn các xã. + Kết quả giảm hộ nghèo tại các xã.

- Hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

+ Số lượng công dân đến trụ sở chính quyền khiếu kiện. + Số vụ phạm pháp hình sự (số vụ, số đối tượng vi phạm). + Tệ nạn xã hội.

3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã qua đánh giá của quần chúng nhân dân xã qua đánh giá của quần chúng nhân dân

- Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động của chính quyền cấp xã trên một số lĩnh vực nghiên cứu.

- Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp xã.

- Đánh giá của nhân dân về những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cấp xã.

- Ý kiến của nhân dân về những điều kiện cần thiết đối với người cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUYỀN CẤP XÃ TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực quản lý trấn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực quản lý đất đai

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp và làng nghề nhất trong cả nước. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, do tốc độ đô thị hoá của tỉnh nhanh, những dự án mở rộng đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp... được triển khai đồng loạt ở nhiều nơi; trong khi đó, chế độ chính sách lại luôn thay đổi, nhiều điều lệ quy định trong các văn bản luật và dưới luật chưa đồng bộ nên công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền nói chung và cấp xã nói riêng đang là một lĩnh vực trọng tâm và bức xúc.

Nội dung công việc cụ thể về quản lý đất đai mà chính quyền cấp xã đang thực hiện là: Tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước và UBND tỉnh về quản lý đất đai; kiểm tra phát hiện, lập biên bản, xử lý vi phạm trong thẩm quyền hoặc đề xuất huyện xử lý nếu các trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý; hoà giải các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo Nghị định của Chính phủ.

Mặt mạnh của chính quyền xã trên địa bàn huyện trong công tác quản lý này là đã nắm chắc số lượng nhà ở và diện tích đất đai của các hộ dân trên địa bàn, tham gia quản lý các công trình hạ tầng cơ sở trong địa bàn xã, thực hiện hoà giải thành công nhiều vụ tranh chấp và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại các xã của huyện Lương Tài hiện tượng vi phạm luật đất đai diễn ra hết sức phổ biến. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình đầu tư công còn nhiều khó khăn, sự ủng hộ của một số hộ dân có diện tích đền bù giải phóng mặt bằng còn hạn chế. Tình trạng lấn chiếm đất hàng lang giao thông, hàng lang bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra khá phổ biến, giao đất trái thẩm quyền ở các xã. Qua kết quả điều tra cho thấy hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong lĩnh vực đất đai ở các xã

nghiên cứu đạt được những kết quả nhất định song vẫn tồn tại nhiều bất cập. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng tới tình hình khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai.

Bảng 4.1. Tình hình vi phạm đất đai trên địa bàn một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Tài giai đoạn 2015 - 2017

STT Tên xã Số vụ vi phạm (số vụ) So sánh Tăng (+), Giảm (-) số vụ 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 1 Tân Lãng 6 5 7 -1 +2 +1 2 Quảng Phú 6 4 7 -2 +1 +3 3 Minh Tân 0 1 1 +1 0 +1 Tổng cộng 12 10 15 -3 +3 +5

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lương Tài (2017)

* Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ của xã trong lĩnh vực quản lý đất đai. Trong tình hình hiện nay thì nhiệm vụ này của chính quyền cấp xã lại càng trở nên quan trọng, kết quả điều tra về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.2.

Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, công tác duyệt hồ sơ nhà đất của chính quyền các xã đã thu được những kết quả nhất định, đều đạt trên 70%, trong đó xã Tân Lãng vượt kết hoạch đề ra (đạt 113%), thấp nhất là xã Quảng Phú (chỉ đạt 75,0%).

Bảng 4.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017

STT Tên xã Kế hoạch (hồ sơ) Thực hiện (hồ sơ) Tỷ lệ (%) (TH/KH) 1 Tân Lãng 30 34 113,00 2 Quảng Phú 16 12 75,00 3 Minh Tân 18 16 88,88 Tổng cộng 64 62 96,87

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lương Tài ( 2017)

(qua các kì bầu cử hoặc theo điều động của cấp trên) làm thất lạc hồ sơ cũng gây những khó khăn nhất định cho việc cập nhật thường xuyên những biến động của đất đai trên địa bàn. Một số cán bộ, công chức xã do không nắm vững các quy định và thẩm quyền quản lý đất đai hoặc do những lợi ích cá nhân mà cố tình vi phạm, ban hành những quyết định thiếu chính xác, vi phạm nguyên tắc quản lý.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân huyện Lương Tài về Hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong lĩnh vực quản lý đất đai

Đánh giá của người dân Tổng (n= 105) Tỷ lệ (%)

Minh Tân Quảng Phú Tân Lãng

Số ý kiến (n=35) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=35) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=35) Tỷ lệ (%) Tồn tại trong quản lý đất đai Còn hiện tượng lấn chiếm đất đai 2 5,71 7 20,00 5 14,29 14 13,33 Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp 8 22,86 2 5,71 3 8,57 13 12,38 Giải quyết cấp GCNQSDĐ còn chậm 13 37,14 8 22,86 11 31,43 32 30,48

Chưa giải quyết tốt đất liên quan đến giãn dân 0 0,00 0 0,00 2 5,71 2 1,90 Những tồn tại khác 12 34,29 18 51,43 14 40,00 44 41,90 So năm 2017 với năm 2016 Tốt hơn 18 51,43 18 51,43 17 48,57 53 50,48 Giữ nguyên 16 45,71 17 48,57 16 45,71 49 46,67 Kém hơn 1 2,86 0 0,00 2 5,71 3 2,86

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.3 cho thấy, tồn tại của quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài cho thấy tình trạng giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm (30,48%), tiếp đến là hiện tượng lấn chiếm đất đai (chiếm 13,33%) hiện tượng lấn chiếm đất đai được người dân phản ánh chủ yếu là tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, các hộ dân ven đường xây lán vẩy, mái mẩy ra khu vực lưu thông, tình trạng một số hộ dân còn lấn chiếm hang lang công trình thủy lợi . Có 12,38 % số người dân được hỏi đánh giá là những thủ tục hành chính liên quan đến đất đai còn rườm rà, nhiều thủ tục giấy tờ, tiếp theo là chưa giải quyết tốt liên quan đến đất giãn dân (chiếm 1,9%).

Hình 4.1. Một số hộ dân xã Tân Lãng lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49)