Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã, hiệu lực hoạt động kém của chính quyền xã hiện nay còn do những bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của chính quyền xã.

Nhìn chung, các quy định điều chỉnh hoạt động của chính quyền xã còn chung chung thiếu cụ thể, nội dung vừa thừa lại vừa thiếu. Phần lớn các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã là tham khảo, áp dụng các quy định cho cấp xã, chưa có sự phân định rõ ràng trong đặc trưng quản lý của cấp xã và phường. Xã, phường tuy cùng là cấp chính quyền cơ sở nhưng do địa bàn quản lý khác nhau với những đặc trưng rất riêng nên không thể áp dụng các quy định, điều lệ giống nhau cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, các quy định về nhiệm vụ quản lý của cấp xã đòi hỏi rất cao nhưng điều kiện để thực thi nhiệm vụ lại rất có hạn, nhất là về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Qua tìm hiểu các tài liệu, văn bản có liên quan và khảo sát thực tế về hoạt động thực thi nhiệm vụ của cấp xã chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều nhiệm vụ mà chính quyền xã không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện cũng chỉ là hình thức, không có tính khả thi. Có thể nêu một số nhiệm vụ cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu:

- Về quản lý đất đai, môi trường: Về nguyên tắc, đất đai phải được tập trung quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của toàn tỉnh, toàn huyện nên chính quyền xã không thể lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Việc quản lý đất đai trên địa bàn xã chỉ dừng lại ở việc đo đạc, xác định địa giới, xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và một số vấn đề đơn giản khác. Việc xây dựng, phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng như điện, đường, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế.... đều do cấp trên đảm nhiệm, xã chỉ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để giải quyết khi nảy sinh các vấn đề phức tạp có liên quan đến dân cư trên địa bàn.

- Về các vấn đề xã hội: đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội, xã không có khả năng cũng như chức năng nhiệm vụ để can thiệp sâu mà chỉ đóng vai trò phối hợp với các cơ quan ngành dọc.

tổ chức các hình thức nuôi dưõng, chăm sóc các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cũng như có rất ít điều kiện trong việc giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động thất nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 98)