Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2018, Việt Nam có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.594 phường, 606 thị trấn và 8962 xã, trong đó có 336 xã thuộc các thành phố trực thuộc tỉnh, 299 xã thuộc các thị xã và 8336 xã thuộc các huyện (Bộ Nội Vụ, 2018).
Tỉnh Bắc Ninh với diện tích 822,7 km2, tổng dân số là 1,154 triệu người được chia thành 126 xã, phường, thị trấn (UBND huyện Lương Tài, 2017).
Về lãnh thổ, xã hiện nay ở nước ta chủ yếu được cấu thành từ các vùng nông thôn. Xã có vị trí địa lý được giới hạn trong địa giới hành chính của các huyện, là địa bàn có mật độ dân cư thấp.
Về dân cư, cộng đồng dân cư ở xã có sự gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với nhau về các nhu cầu và lợi ích vật chất cũng như tinh thần. Dân cư của xã về cơ bản được là dân cư bản địa, sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, có trình độ học vấn và nhận thức xã hội thấp.
Về tổ chức, chính quyền cấp xã là chính quyền địa phương ở một đơn vị hành chính xác định. Tổ chức bộ máy hành chính cấp xã bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức hành chính được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương.
Về kinh tế, chính quyền xã là một đơn vị ngân sách ở địa phương, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản….
Với những đặc điểm trên, hoạt động của chính quyền cấp xã có những điểm phức tạp riêng, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường vị trí và vai trò của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị nước ta giai đoạn hiện nay.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí địa lý:
Lương Tài là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là một huyện chiêm chũng của tỉnh. Diện tích đất tự nhiên 10.591,59 ha, dân số toàn huyện năm 2016 có 101.106 người.
Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 190 00’ 00” đến 210 04’ 12” độ vĩ Bắc; từ 1060 08’ 45” đến 1060 18’25” độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Gia Bình (Bắc Ninh) Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) Phía Đông giáp huyện Nam Sách (Hải Dương) Phía Tây giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh
Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh không xa, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ,... Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5 cùng với các tuyến đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội. * Khí hậu và thời tiết
Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Diễn biến khí hậu của huyện Lương Tài được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu của các tháng trong những năm gần đây
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 BQ Trung bình ngày (°C) 16,5 17,4 20 24 27,7 29,2 29,2 28,8 27,7 25,2 21,6 18,5 23,8 Lượng mưa (mm) 12 33 34 87 211 245 332 337 234 98 34 3 1680 Độ ẩm không khí (%) 82 85 85 86 86 87 88 88 87 85 75 77 84
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2017)
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường
qua các năm trung bình 1.680 mm và thường phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm 65% đến 80% lượng mưa năm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,820C.
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh.
Nhiệt độ trung bình tháng từ 15 - 220C, lượng mưa/ tháng biến động từ 20mm - 56 mm. Bình quân một năm có hai đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài trên 3 ngày. Nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >
Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83%, thấp nhất là tháng 11 (75%) và cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (88%).
Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Lương Tài thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lượng mưa phân bố không đều trong năm, nắng nóng, bão về mùa mưa, lạnh và hạn về mùa khô để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.
Chế độ thủy văn của huyện Lương Tài chịu ảnh hưởng của Sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số con sông nhỏ và hàng chục con kênh lớn, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc.
* Địa hình, đất đai
Địa hình: Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình
huyện tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh.
Tình hình sử dụng đất đai: Lương Tài có 14 đơn vị hành chính gồm: 1 thị
trấn Thứa và 13 xã: An Thịnh, Quảng Phú, Phú Lương, Minh Tân, Mỹ Hương, Bình Định, An Thịnh, Trừng Xá, Tân Lãng, Lâm Thao, Trung Chính, Phú Hòa, Trung Kênh, Lai Hạ. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016 thì huyện Lương Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.591,59 ha, đứng thứ tư trong tổng số tám huyện, thành phố, huyện của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất được đưa vào sử dụng của huyện năm 2016 là 10.588,97ha, chiếm 99,97% và đất chưa sử dụng là 2,62 ha, chiếm 0,23% (Chi cục thống kê huyện Lương Tài, 2017).
Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2016 thì đất nông nghiệp là 7.084,60ha, chiếm 66,88% và có xu hướng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.504,37ha, chiếm 33,08% và có xu hướng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.755.97, chiếm 81,24%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.298,63ha, chiếm 22,56%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 5.644.45ha, chiếm 98,06%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 1,94%. Điều
này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lương Tài hiện nay và trong những năm tới.
Bảng 3.2. Diện tích phân theo loại đất của huyện Lương Tài giai đoạn 2013-2016
Đơn vị tính: Ha
Năm 2013 2014 2015 2016
TỔNG SỐ 10,566,57 10,566,57 10,591,59 10,591,59
1. Đất nông nghiệp 6.788,67 6.776,72 7.091,93 7.084,60
Đất sản xuất nông nghiệp 5.436,54 5.424,59 5.762,97 5.755,97 Trong đó: Đất trồng cây
hàng năm 5.250,31 5.238,36 5.650,84 5.644,45
Đất trồng cây lâu năm 186,23 186,23 112,13 111,56
Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.352,13 1.352,13 1.298,93 1.298,63
Đất nông nghiệp khác - - 30,00 30 ,00
2. Đất phi nông nghiệp 3.720,59 3.732,55 3.497,04 3.504,37
Đất ở 1.368,36 1.368,36 1.369,95 1.377,35 Đất ở nông thôn 1.282,40 1.282,40 1.267,49 1.273,48 Đất ở đô thị 85,96 85,96 102,46 103,87 Đất chuyên dùng 1.535,21 1.547,17 1.470,77 1.470,99 Trong đó: Đất SXKD 131,78 131,76 60,39 60,33 Đất có mục đích công cộng 1.381,28 1.393,26 1.334,96 1.335,51
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 24,43 24,43 37,02 37,05
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 115,71 115,71 117,26 117,28
Đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng 676,88 676,88 73,31 73,13
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm (2015 - 2017) đạt 7,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 7,9%, tăng 0,4% so với năm 2016, trong đó: Nông lâm nghiệp - Thủy sản tăng 4,5%; Công nghiệp - TTCN -
XDCB tăng 10,5%; dịch vụ tăng 8,5%.( Báo cáo kết quả kinh tế xã hội huyện
Lương Tài, 2017).
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2015 - 2017
TT Kết quả Năm
2015 2016 2017
1 Tốc độ tăng trưởng GTSX (%) 7,40 7,5 7,9
2 Tổng GTSX hiện hành (tỷ đồng) 2870,0 3170,0 3260,0
3 Cơ cấu GTSX (%)
Nông nghiệp - thuỷ sản 28,8 31,6 30,9
Công nghiệp - xây dựng 38,2 34,6 34,3
Dịch vụ - thương mại 33,0 33,8 34,8
4 Thu nhập bình quân đầu người (triệu
đồng) 29,0 31,2 34,5
5 Tổng thu NSNN (nghìn tỷ đồng) 77.210 85.117 82.233
6 Tổng chi NSĐP (tỷ đồng) 413.937 664.188 567.278
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài (2017)
Qua bảng 3.3. cho thấy: Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản đã giảm.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp
Là một huyện thuần nông, sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2015- 2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIX gắn với Nghị quyết số 26-NQ/T.W về xây dựng Nông thôn mới (NTM), các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Lương Tài đoàn kết, chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt khó, vươn lên đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt 7,6%), cơ cấu kinh tế huyện nói chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bằng các giống lúa có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, LT2, các giống lúa lai. Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú trọng.
3.1.2.3 . Tình hình dân số, lao động và việc làm.
a. Về vấn đề dân số
Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh,
tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến tháng 12 năm 2016 là 101.106 người. Trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 9.701 người, chiếm 9,6%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 91.405 người, chiếm 90,4%. Dân số là nam 49.323 người, chiếm 48,9%, là nữ 51.783 người, chiếm 51,1%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 người/km2) và xã Trung Kênh (1.324 người/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 người/km2) (Chi cục thống kê huyện Lương Tài, 2017).
b. Về vấn đề lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2016 toàn huyện có 62.241 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65,56% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 13.008 người, chiếm 20,9% tổng số lao động và có xu hướng giảm; lao động phi nông nghiệp khoảng 49.233 người, chiếm 79,1% tổng số lao động và có xu hướng tăng. Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển chưa đồng đều giữa các xã, trên địa bàn huyện còn ít các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp mà chủ yếu là hợp tác xã sản xuất, sản xuất hộ gia đình, kinh tế cá thể. Qua điều tra hàng năm huyện mới chỉ sử dụng hết 80% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm, nhất là lao động nông nghiệp nông nhàn (Chi cục thống kê huyện Lương Tài, 2017).
Bảng 3.4. Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu Năm Tốc độ PT (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1. Dân số (người) 100126 100740 101106 100,61 100,36 100,49 1.1 Theo giới tính - Nam 49154 49591 49323 100,89 99,46 100,17 - Nữ 50972 51194 51783 100,44 101,15 100,79 1.2 Theo địa bàn - Thành thị 9350 9628 9701 102,97 100,76 101,86 - Nông thôn 90776 91112 91405 100,37 100,32 100,35 2. Lao động trong độ tuổi (người) 61785 61974 62241 100,31 100,43 100,37 2.1 Theo giới tính - Lao động nam 29038 29499 29502 101,59 100,01 100,80 - Lao động nữ 32746 32474 32738 99,17 100,81 99,99 2.2 Theo tính chất sx - Nông nghiệp 14951 13944 13008 93,26 93,29 93,28
- Phi nông nghiệp 46834 48030 49233 102,55 102,50 102,53
3. Tỷ lệ lao động trong
độ tuổi so với dân số 1,62 1,63 1,62 100,62 99,39 100,00
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2017)
3.1.2.4. Giáo dục – đào tạo, y tế
Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường
Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 3.5. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế của huyện Lương Tài Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1.Cơ sở y tế (Cơ sở) 15 15 15 - Bệnh viện 1 1 1 - Trạm y tế xã, phường 14 14 14 2. Giường bệnh (Giường) 190 190 207 - Bệnh viện 120 120 130 - Trạm y tế xã, phường 70 70 77 3. Cán bộ ngành y (Người) 195 210 234 - Bác sĩ 59 60 60 - Y sĩ 76 77 82 - Y tá 40 51 57 - Hộ sinh 20 22 30 4. Cán bộ ngành dược (Người) 39 42 76 - Dược sĩ (kể cả tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa) 9 9 9 - Dược sĩ trung cấp 29 32 66 - Dược tá 1 1 1
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2017)
Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 207 giường bệnh. Số cán bộ y tế 310 người. 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở.
3.1.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương
đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển KTXH của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có
699,28 km, mật độ đường 6,61 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân chung
so với toàn tỉnh và cả nước. Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm
qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km. Bên cạnh đường bộ huyện Lương Tài còn có 10,5 km đường thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.
Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của