Xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 88)

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN TIÊN LỮ 4.5.1. Các khó khăn của người dân khi thực hiện quyền của người sử dụng đất ở Huyện Tiên lữ

Qua khảo sát thực tế khách quan, lấy ý kiến của người dân và các cán bộ thực hiện các giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn, có thể thấy vẫn tồn tại một số khó khăn khi người dân thực hiện các quyền sử dụng đất như sau:

1. Thủ tục thực hiện các QSDĐ còn phức tạp, văn bản hướng dẫn thực hiện các QSDĐ còn phức tạp.

2. Thời gian để hoàn thành các thủ tục vẫn chậm (26,67% ý kiến được hỏi).

3. Về phí, lệ phí, thuế chuyển quyền sử dụng đất còn cao (30% ý kiến của các hộ dân được phỏng vấn).

4. Điều kiện làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai chưa đầy đủ, máy photo, máy in đã cũ làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc, chưa có phòng chờ và tiếp công dân.

5. Việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính tại Chi nhánh Văn phòng còn chậm, công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn chưa được quan tâm, chú trọng nên việc xác định mốc giới và hồ sơ thửa đất còn khó khăn

Sở dĩ còn những tồn tại trên là do một số nguyên nhân có thể liệt kê trong mục 4.5.2

4.5.2 Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2015-2017 của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2015-2017

- Đối với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm và việc người dân chưa hiểu rõ trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nguyên nhân chủ yếu là do cơ quan chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật về QSDĐ đến người dân, thiếu sự tham mưu của các cấp Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương;

- Hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC đã đi vào nề nếp nhưng chưa cao là do cơ chế hoạt động và sự phối

hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ, bên cạnh đó những khó khăn, phiền hà trong quá trình hướng dẫn thực hiện các thủ tục về quyền sử dụng đất cũng là một rào cản khiến người sử dụng rất ngại đi thực hiện các quyền;

- Cơ sở vật chất còn thiếu các trang thiết bị hầu hết đã xuống cấpchưa đáp ứng yêu cầu công việc do thiếu sự quan tâm, đầu tư từ phía UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường..

- Việc thiếu cán bộ, viên chức thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện Tiên Lữ là một lý do khiến cho thời gian thực hiện thủ tục lâu so với quy định khi mà khối lượng hồ sơ, công việc cần giải quyết trong giai đoạn 2015-2017 là tương đối lớn.

- Cơ sở dữ liệu địa chính chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên khi phát sinh những trường hợp có sự sai khác giữa các tài liệu hồ sơ địa chính với thực tế của hồ sơ thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất thì mất nhiều thời gian xác minh, xử lý của cán bộ công chức địa chính xã, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện...

- Quá trình giải quyết hồ sơ còn chưa phối hợp thống nhất giữa các phòng chuyên môn, Chi cục thuế huyện và các phòng ban khác liên quan.

- Việc mua bán ngầm, không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn còn diễn ra gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý đất đai, làm thất thu ngân sách nhà nước.

4.5.3. Các giải pháp:

4.5.3.1. Giải pháp về chính sách, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Kiến nghị với nhà nước, tiến hành cập nhập thường xuyên giá đất thực tế ở từng địa phương 2 năm một lần nhằm xây dựng cơ chế định giá đất phù hợp với thực tế làm cơ sở tính thuế chuyển quyền khi các chủ sử dụng đất thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất giúp hạn chế được việc kê khai thuế không đúng thực tế.

Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ sách nhiễu người dân khi làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất. Có chế độ khen thưởng rõ ràng cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và cần nhắc nhở đối với những đơn vị có kết quả công việc kém, không hoàn thành nhiệm vụ.Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính huyện Tiên

Lữ. Bố trí cán bộ chuyên trách trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC. Tăng cường mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC với các phòng, ban chuyên môn trong giải quyết công việc về QSDĐ. Đảm bảo tính độc lập và chuyên trách trong hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các giao dịch về QSDĐ ở. Rút ngắn tối đa thời gian và thủ tục giải quyết TTHC về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ.

UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường cần đầu tư nhiều hơn về thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại và đồng bộ hệ thống máy tính, máy in, máy phô tô ...cho các cán bộ địa chính ở các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để nâng cao hiệu suất công việc cũng như công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

4.5.3.2. Giải pháp về công tác xây đội ngũ cán bộ quản lý

Khối lượng công việc của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tiên Lữ và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ rất lớn trong khi đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác này còn thiếu chưa đáp ứng hết yêu cầu thực tế đặt ra. Trong thời gian tới cần bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Tổ chức các lớp tập huấn Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn cho các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính xã, thị trấn, cũng như cán bộ thụ lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai định kỳ. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các cán bộ địa chính, tập huấn sử dụng các phần mềm chuyên ngành như: Microstation, Autocad, Famis, Vilis...

4.5.3.3. Giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật

Sau khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ban hành. UBND huyện cần có kế hoạch tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trên hệ thống đài truyền thanh đến từng chủ sử dụng đất nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc kê khai hồ sơ chuyển quyền theo quy định.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1.Huyện Tiên Lữ là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên, thuận lợi cho giao thông thủy và bộ, có nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh. Huyện có lực lượng lao động dồi dào, 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm . Tổng giá trị sản xuất năm 2017 theo giá cố định đạt 6.139 tỷ đồng; tăng 11,01% so với năm 2016, cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 17% - 39% - 44%. Đây là các yếu tố thuận lợi để Tiên Lữ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.

2. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, được sự chỉ đạo của

UBND huyện Tiên Lữ, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện đã đi vào nề nếp. Bộ máy ngành Quản lý đất đai từ cấp huyện đến cấp xã được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã phát huy hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2017, diện tích tự nhiên của huyện là 7.859,36 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,41% và đất phi nông nghiệp chiếm 30,59%. Từ năm 2015 đến 2017, diện tích đất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ giảm dần nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp.

3. Trong giai đoạn 2014 - 2017 các hộ gia đình cá nhân ở huyện Tiên Lữ thực hiện chủ yếu 04 quyền: quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Có 3.399 trường hợp thực hiện quyền thế chấp, 2.115 trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng, 1.022 trường hợp thực hiện tặng cho và 345 trường hợp thực hiện quyền thừa kế QSDĐ. Sở dĩ số người làm thủ tục thực hiện quyền thừa kế ít do nhận thức của hộ gia đình, cá nhân về quyền này còn hạn chế nên họ thường không thực hiện ngay thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người thừa kế;

- Kết quả điều tra 120 hộ dân đến thực hiện quyền của người sử dụng đất cho thấy đa số hộ dân hài lòng với các điều kiện để thực hiện quyền sử dụng đất của mình. Một số ý kiến chưa hài lòng tập trung vào các vấn đề sau: mức thuế chuyển nhượng QSDĐ còn cao (30%); thủ tục thực hiện thừa kế QSDĐ còn phức tạp (23,33%) .

- Phần lớn cán bộ được hỏi ý kiến đều cho rằng Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đã làm tốt việc công khai các thủ tục hành chính, thực hiện các thủ tục giao dịch về quyền sử dụng đất đúng thời gian quy định. Có 33,33% cán bộ đánh giá cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc.

4. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai và để người dân thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước khi thực hiện các quyền sử dụng đất, huyện Tiên Lữ cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp tổ chức quản lý đầu tư cơ sở vật chất, nhóm giải pháp về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhóm giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi của một huyện của tỉnh Hưng Yên, với một số đối tượng cụ thể là các hoạt động chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho QSDĐ ở của HGĐ, cá nhân, nên những giải pháp được đề xuất còn có những hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất, đồng thời để có những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu với phạm vi và đối tượng được mở rộng hơn như triển khai nghiên cứu ở cả tỉnh Hưng Yên; điều tra, đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất không chỉ đối với HGĐ, cá nhân mà cả với đối tượng sử dụng đất là tổ chức.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu cho các cơ quan, đơn vị trong huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tham khảo nhằm phục vụ tốt hơn việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ trong thời gian tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Lữ (2015). Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận QSD Đất và thực hiện các quyền sử dụng đất năm 2015. 2. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Lữ (2016). Báo cáo tình hình

cấp giấy chứng nhận QSD Đất và thực hiện các quyền sử dụng đất năm 2016. 3. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Lữ (2017). Báo cáo tình hình

cấp giấy chứng nhận QSD Đất và thực hiện các quyền sử dụng đất năm 2017. 4. Cục thống kê Hưng Yên (2017). Niên giám thống kê 2017 huyện Tiên Lữ.

5. Nguyễn Đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Bồng (2010). Hệ thống pháp luật Quản lý Đất đai và thị trường bất động sản, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Bồng (2011). Chính sách đất đai, cơ chế bất động sản và chế độ sở hữu đất đai phương Tây, Đông Á. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng(2014). Mô hình

quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 11. Nguyễn Văn Khánh (2013). Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tạp chí

Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn. 29 (1).

12. Nguyễn Kim Sơn (2000). Chính sách và tình hình quản lý sử dụng đất ở Cộng hòa Pháp, Tổng cục địa chính.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên, Số liệu thống kê đất đai năm 2015,2016,2017 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất.

14. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai (1987) , Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992). Hiến pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Bộ luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007a). Bộ luật dân sự. NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007b). Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2017. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Hiến pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Quản lý đất đai và thị trường bất động sản - NXB Bản đồ 9 - 2007, Hà Nội.

25. Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

26. Trần Tú Cường (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về QSH, QSDĐ đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

27. UBND huyện Tiên Lữ, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 88)