Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 46 - 50)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lữ

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

a. Dân số và lao động:

Dân số huyện Tiên Lữ năm 2017 là 86.712 người, mật độ dân số đạt 1.103

người/1km2. Là huyện thuần nông, huyện Tiên Lữ có tỷ lệ dân số nông thôn

tương đối cao (93,8%). Dân số thành thị ở mức thấp (6,2%); số người trong độ tuổi lao động 46% dân số, trong đó 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu về dân số năm 2017 huyện Tiên Lữ

Tên xã, thị trấn Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số

(km2) (người) (người/km2) Tổng số 78,59 86.712 1.103 Thị trấn Vương 2,28 5.265 2.307 Xã Hưng Đạo 6,77 5.612 829 Xã Ngô Quyền 6,38 4.965 777 Xã Nhật Tân 5,58 6.587 1.779 Xã Dỵ Chế 5,26 6.545 1.243 Xã Lệ Xá 6,34 5.451 860 Xã An Viên 5,56 7.977 1.433 Xã Đức Thắng 4,17 3.45 827 Xã Trung Dũng 5,14 4.871 947 Xã Hải Triều 5,14 5.042 980 Xã Thủ Sỹ 5,58 8.472 1.516 Xã Thiện Phiến 4,78 6.525 1.364 Xã Thụy Lôi 5,39 6.233 1.155 Xã Cương Chính 6,36 6.716 1.056 Xã Minh Phượng 3,81 3.01 790

b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Bảng 4.2.Tình hình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2014-2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2017 So sánh năm

2014-2017

Giá trị sản xuất Tỷ đồng 4.977 6.139 1162

Cơ cấu Kinh tế:

- Nông nghiệp – Thủy sản - Công nghiệp – Xây dựng - Thương mại – Dịch vụ % 21 37,5 41,5 18 39 43 -3,00 1,50 1,50 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 73 215,8 142,8

Thu nhập bình quân 1 ha canh tác/năm

Triệu đồng 101 105 4

Thu nhập bình quân đầu người Triệu

đồng/người/năm

25 32 7

Tỷ lệ phát triển dân số % 0,98 0,9 -0,08

Tỷ lệ hộ nghèo % <3 <2 -1

Tỷ lệ làng, khu phố văn hóa % 96 98,2 1,8

Tỷ lệ gia đình văn hóa % 88 90 2,0

Nguồn: UBND huyện Tiên Lữ Báo cáo phát triển kinh tế xã hội (2014-2017)

Từ bảng 4.2 cho thấy giai đoạn 2014- 2017, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Lữ có nhiều chuyển biến. Giá trị sản xuất năm 2017 là 6139 tỷ đồng tăng 1.162 tỷ đồng so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế của huyện có nhiều thay đổi, giá trị sản xuất ở lĩnh vực Nông nghiệp – thủy sản giảm 3%, lĩnh vực Công nghiệp – xây dựng tăng 1,5% và Thương mại - Dịch vụ tăng 1,5 %. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lữ đang có sự chuyển đổi dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang các nền kinh tế khác. Sự chuyển dịch này một phần do diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang sác loại hình khác.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017 đạt 215,8 tỷ đồng tăng 142,8 tỷ đồng so với năm 2014.

Thu nhập bình quân 1 ha canh tác/năm, năm 2017 là 105 triệu đồng/ha tăng 4 triệu đồng/ha so với năm 2014.

Thu nhập bình quân đầu người có sự thay đổi đáng kể, năm 2014 là 25 triệu đồng/người/năm thì năm 2017 đã đạt 32 triệu đồng/người/năm.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Nông nghiệp, thủy sản

Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, phức tạp ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng cây trồng (mưa nhiều bất thường vào các tháng 7,9,10); thị trường chăn nuôi biến động thất thường, đặc biệt giá lợn hơi xuống thấp.

Trước thực trạng đó, Huyện ủy - HĐND và UBND huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các khó khăn tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi nhờ vậy sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh, huyện đã hỗ trợ 3,1 tỷ đồng nạo vét thủy lợi vụ Đông Xuân năm 2016-2017; hỗ trợ các địa phương trên 2 tỷ đồng sản xuất vụ Xuân, vụ Mùa và vụ Đông 2017-2018. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 9.923 ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 7.921 ha; diện tích cây vụ Đông đạt 1.065,9 ha; cây rau màu vụ Xuân đạt 450 ha; cây trồng khác (đậu, hoa cây cảnh các loại) 486,1 ha. Với chủ trương tăng năng suất cây trồng, toàn huyện đã tập trung đổi mới phương thức gieo cấy, chuyển đổi trà vụ (vụ Xuân đạt100% diện tích trà muộn, vụ Mùa chủ yếu diện tích trà trung 86%).

Bên cạnh việc thực hiện khảo nghiệm, trình diễn thành công 17 mô hình giống lúa mới với tổng diện tích 57 ha, phát triển ổn định 2 cánh đồng liên kết sản xuất giống lúa Khang Dân 18 với tổng diện tích 300ha; huyện đẩy mạnh sản xuất những giống lúa cho chất lượng cao với khả năng kháng sâu bệnh tốt (diện tích lúa chất lượng cao đạt 61,5%). Năng suất lúa bình quân năm đạt 59,4 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt 47.099 tấn. Tổng giá trị sản xuất thu được của ngành trồng trọt đạt 404,2 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông 2017 là 1.065,9 ha cho giá trị thu hoạch đạt trên 75 tỷ đồng. Hưởng ứng Tết trồng cây xuân Đinh Dậu, toàn huyện đã trồng được tổng số 12.000 cây các loại (cây ăn quả là 11.000 cây và cây bóng mát, cây lấy gỗ: 1.000 cây). Sản lượng cây ăn quả (chuối, nhãn, vải, …) đạt 5.290 tấn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6.241 con bò, 403 con trâu, 74.593 con lợn; đàn gia cầm là 1.027 ngàn con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 17.337 tấn cho giá trị 507 tỷ đồng. Nuôi trồng thủy sản phát triển, cho sản lượng đạt 3.827 tấn với giá trị 118 tỷ đồng, các mô hình lúa- cá tại xã Hải Triều, Hưng Đạo, Trung Dũng và Thụy Lôi cho hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung ngành chăn nuôi có sự sụt giảm đáng kể cả về sản lượng và hiệu quả kinh tế do giá cả thị trường lợn và gia cầm xuống rất thấp, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn rơi vào tình trạng bị thua lỗ và chưa có dấu hiệu phục hồi.

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (TTCN), Xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trong năm 2017 đạt 1.386 tỷ đồng tăng 23,7% so với năm 2016. Hiện nay, toàn huyện có tổng số 210 doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn huyện, trong đó 129 doanh nghiệp đang hoạt động (tăng 13 doanh nghiệp so với năm 2016), giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động. Nhìn chung những doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn định. Một số ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh như may mặc, giày da, chế biến rau quả. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tại địa phương tiếp tục phát triển góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong năm, vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đạt 1.003 tỷ đồng tăng 7,7% so với năm 2016. Một số công trình xây dựng đầu tư cơ bản trọng điểm như: Nhà Văn hóa huyện; Dự án đèn chiếu sáng dọc đường Quốc lộ 38B (đoạn qua địa bàn huyện), nhà làm việc thứ 3 UBND huyện, Đường ĐH91, 92, 72… Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng được đảm bảo. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm Ngân sách nhà nước.

* Dịch vụ - thương mại

Ngành dịch vụ tăng trưởng khá, tổng giá trị đạt 2.667 tỷ đồng, tăng 13,5% so năm 2016. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2.412 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong nhiều loại hình thương mại, dịch vụ. Nhìn chung thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn huyện khá ổn định, chỉ riêng lĩnh vực kinh tế tư nhân đạt mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 132 tỷ đồng. Huyện tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, kịp thời ngăn ngừa, xử lý hàng hóa kém chất lượng, quá hạn sử dụng và đảm bảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Tình hình pháp triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông vận tải tiếp tục phát triển; nhiều tuyến đường quan trọng được cải tạo, nâng cấp như đường ĐH90, ĐH93, ĐH82 và ĐH72. Tổng doanh thu ngành vận tải đạt 232 tỷ đồng (tăng 16% so năm 2014). Vận chuyển hành khách đạt 656 nghìn người (tăng 7,4%) và 24.382 nghìn người luân chuyển (tăng 9,3%). Vận tải hàng hóa đạt 2.654 nghìn tấn vận chuyển (tăng 7,4 %) và 353.320 nghìn tấn luân chuyển (tăng 6,5%).

Các khu đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tạo kinh phí xây dựng nông thôn mới tại các xã, thị trấn được triển khai như khu dân cư NU10 9,0 ha, khu dân cư Dị chế 3 khu với diện tích 15 ha, khu dân cư xã Nhật Tân 2 khu với diện tích 10 ha, khu dân cư TT Vương 2 khu với diện tích 7 ha... đã tạo nguồn lực để huyện ngày càng phát triển, các giao dịch ngày càng tăng.

Huyện đã thu hút và đang triển khai ba Dự án VRAM tại xã Thiện Phiến, Dự án kho xăng dầu tại xã Ngô Quyền và Dự án công ty may tại xã Lệ Xá. Một số công trình xây dựng đầu tư cơ bản trọng điểm như Dự án mở rộng Đại học Thủy Lợi, nhà làm việc UBND huyện, cải tạo khuôn viên ngã tư Phố Giác, Đài tưởng niệm Liệt sỹ huyện… Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng được đảm bảo. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm Ngân sách Nhà nước.

Về công tác GPMB các dự án trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Đang tiến hành GPMB, thu hồi đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã Hưng Đạo, Trung Dũng, Minh Phượng, Dỵ Chế, Ngô Quyền và TT. Vương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 46 - 50)