Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Tìm hiểu quyhoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới và
2.3.2. Tình hình quyhoạch đất đai ở nước ta qua các giai đoạn:
* Giai đoạn 1975- 1980
Giai đoạn này Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước, kết quả đạt được là cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của cả nước, trong đó coi quy hoạch đất nông nghiệp, lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quy hoạch đất đai giai đoạn này là số hiệu điều tra cơ bản về thống kê đất đai, về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên chưa đầy đủ. Tính khả thi chưa cao vì chưa tính đến khả năng về đầu tư.
* Giai đoạn 1981- 1986
Để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 năm sau (1986 - 1990)”. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta trong giai đoạn 1986 - 2000 (lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố).
Trong giai đoạn này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên ở giai đoạn này quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, còn quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ (Nguyễn Dũng Tiến, 2005).
* Giai đoạn 1987- 1993
Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đất đai và chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988. Đây là Luật đất đai đầu tiên được ban hành và dành một số điều cho quy hoạch như xác định vai trò, vị trí của công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên Luật đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.
Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở các cấp.
Ngày 18/2/1992 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã kịp thời hoàn thành tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã. Do đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã được thực hiện.
* Giai đoạn 1993- 2003
Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực. Trong luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai 1988. Luật đất đai 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong giai đoạn này Luật đất đai được sửa đổi vào năm 1988 và năm 2001. Đồng thời trong cùng thời gian để tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Để thực hiện Nghị định 68 ngày 01/11/2001 có Thông tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định 68 của Tổng cục Địa chính.
Trong giai đoạn này Tổng cục Địa chính cho triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các tỉnh, các huyện. Hầu hết các địa phương trong cả nước đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Nguyễn Dũng Tiến, 2005).
* Từ khi có Luật đất đai 2003 cho đến trước Luật đất đai 2013
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyền quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai 2003 thay cho Luật Đất đai 2001 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2 Mục 2 của Luật Đất đai năm 2003.
Để thực hiện Luật Đất đai 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 181/NĐ- CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất.
Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông tư số 28/2004/TT–BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ–BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Qua thực tế triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể hóa bằng việc ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất.
* Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, hiệu quả và đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Trong những năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Trong lần sửa đổi này, Luật đất đai năm 2013 vẫn tiếp tục kế thừa những những quy
định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Thể hiện ở việc Luật đất đai 2013 đã có một chương (chương IV, từ điều 35 đến 51) để hướng dẫn thực hiện quy hoach, kế hoạch sử dụng đất.
Đến ngày 02/6/204 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông tư 29/2014/TT-BTNMT về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Qua đó ta nhận thấy được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang ngày được Nhà nước quan tâm hơn. Từ đó nhằm tạo ra cơ sở cho việc phát triển kinh tế của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.