Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công, giai đoạn 2011-2015.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối với nội dung đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất thì phạm vi nghiên cứu được áp dụng là địa giới hành chính của 11 xã, phường thuộc thị xã Sông Công.

- Đối với nội dung đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Sông Công thì phạm vi nghiên cứu được áp dụng là địa giới hành chính của 10 xã, phường (không có phường Lương Sơn) thuộc thị xã Sông Công.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu và thủy văn.

- Đánh già điều kiện kinh tế - xã hội: + Thực trạng phát triển các ngành kinh tế + Dân số, lao động, việc làm

+ Cơ sở hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo, y tế ...

3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai

- Tình hình quản lý đất đai được đánh giá theo theo 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai;

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của thị xã Sông Công tính đến ngày 31/12/2015 theo 3 nhóm đất chinh: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

3.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Sông Công

3.3.3.1. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt từ 2011 đến 2015

Trong phần này, việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và kết quả đã đạt được đến năm 2015, với những nội dung sau:

- Về chỉ tiêu sử dụng đất

Theo 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng) - Về vị trí phân bố các loại đất

+ Tìm hiểu một số công trình thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất và các công trình không thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Đánh giá về kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất.

+ Các công trình không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất - Về mục tiêu được đặt ra trong phương án

So sánh mức độ thực hiện quy hoạch đạt được so với phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt

3.3.3.2. Đánh giá những mặt thuận lợi, những tồn tại trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện được và chưa thực hiện triệt để các nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được chỉ ra như :

- Nguyên nhân về chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất đã được lập và sự phối kết hợp của các loại hình quy hoạch trên địa bàn.

- Nguyên nhân trong giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Nguyên nhân về tổ chức thực hiện quy hoạch, thực hiện luật. - Các nguyên nhân khác.

3.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất

Từ các nguyên nhân trên, trong phần này các giải pháp sẽ được đề xuất nhằm mục đích nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Nhóm giải pháp về chính sách; - Nhóm giải pháp về kinh tế; - Nhóm giải pháp về kỹ thuật.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các nội dung trên sẽáp dụng một số phương pháp sau trong việc thực hiện đề tài.

3.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát

Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu; Phương pháp được dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSD đất. Điều tra, khảo sát thực địa các dự án lớn đã và đang thực hiện, chụp ảnh cảnh quan, thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án QH đất của huyện đã được UBND phê duyệt.

Một số phương pháp cụ thể đó là phương pháp điều tra nội nghiệp, điều tra ngoại nghiệp, điều tra phỏng vấn các nhà lãnh đạo, các chuyên gia và người dân… Các phương pháp điều tra được kết hợp sử dụng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

* Phương pháp điều tra nội nghiệp: Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan: Các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn tỉnh; các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội; số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, các số liệu về hiện trạng sử dụng đất của thị xã giai đoạn 2011-2015, các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất của các loại đất đã được phê duyệt, các số liệu về kết quả chuyển mục đích sử dụng đất ; diện tích, số lượng các hạng mục công trình đã thực hiện, chưa thực hiện,

* Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội

nghiệp : đến thực địa kiểm tra xem việc thực hiện các hạng mục, công trình có đúng theo kế hoạch, theo số liệu đã báo cáo,…..

3.4.2. Phương pháp đánh giá, so sánh

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài có tiến hành đánh giá, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất.

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSD đất. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSD đất.

Số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

Các chỉ tiêu đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích): tỷ lệ thực hiện tính theo đơn vị %; diện tích chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp;

- Vị trí quy hoạch (theo không gian);

- Tiến độ thực hiện các công trình dự án: hoàn thành, chậm tiến độ, không thực hiện.

Ví dụ: Tiến hành so sánh giữa hiện trạng sử dụng đất năm 2015 với 2010, so sánh giữa hiện trang năm 2015 với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2015 đã được phê duyệt,.... từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận về kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)