Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 51)

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG – TỈNH THÁI NGUYÊN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG – TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Công là một trong 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thái Nguyên, là một đô thị công nghiệp, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Bắc. Thành phố Sông Công có vị trí địa lý:

- Từ 21026’20’’ đến 21032’00’’ vĩ độ Bắc. - Từ 105043’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ Đông.

Thành phố có ranh giới tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên;

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên;

- Phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; - Phía Tây giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên.

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 Về việc thành lập thị xã Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên, điều chỉnh địa giới thành phố Thái Nguyên để thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội, hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện khác trong mối quan hệ vùng và đầu tư phát triển.

4.1.1.2. Địa hình

Thành phố Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, địa hình được dòng sông Công chia thành hai khu vực chính:

- Khu vực phía Đông: Có địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây, độ cao trung bình từ 25÷30 phân bổ dọc sông Công. Bao gồm các đơn vị hành chính: Xã Bá Xuyên, xã Tân Quang, phường

Bách Quang, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Thắng Lợi, phường Cải Đan, phường Phố Cò. Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh.

- Khu vực phía Tây: Có địa hình gò đồi và núi thấp, đặc trưng cho địa hình khu vực trung du Bắc Bộ với độ cao 80÷100m, phân bố ở các xã phía Tây. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình phổ biến trên 150m. Một số núi thấp có độ cao trung bình trên 300m phân bố dọc theo ranh giới phía Tây của thành phố, thuộc địa phận của xã Bình Sơn và xã Vinh Sơn. Một số khu vực nhỏ khá bằng phẳng tập trung chủ yếu ở sát các sông suối.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng trung du đồi núi phía Bắc, địa hình khá cao nên thường lạnh hơn so với các vùng khác.

* Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với

tần xuất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3-5 ngày vào khoảng tháng 12 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm tập trung vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo không khí mát mẻ, độ ẩm lớn.

* Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 230C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là vào giữa tháng 6, tháng 7 có thể lên đến 36,50C. Biên độ nhiệt độ thay đổi có khi đến 13,70C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 1 là khoảng 110C. Lạnh nhất có thể đến dưới 7,90C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là khoảng 84,83%, cao nhất là 80%-90% vào các tháng 1,2,3,4, thấp nhất là 30%-60% vào các tháng 10,11,12.

* Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm vào khoảng 2.300mm; Mưa tập trung cao nhất vào các tháng mùa mưa (350-400mm/ tháng), chiếm tới 70% - 80% tổng lượng mưa (Tháng 6,7,8,9). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa khô (16,5mm - 31,3mm/ tháng) chỉ chiếm 20%-30%, tổn lượng mưa (tháng 10,11,12,1).

* Chế độ nắng: Bình quân có 255 ngày có nắng trong một năm, số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.644 giờ, tập trung cao nhất vào các tháng mùa nóng (Tháng 5,6,7,8). Các tháng có số giờ nắng thấp vào các tháng mùa lạnh.

* Bão và áp thấp nhiệt đới: Bình quân hàng năm chịu ảnh hưởng của 1-2

cơn bão và 3-5 đợt áp thấp nhiệt đới. Bão và các đợ áp thấp thường xuất hiện trùng với mùa mưa, đôi khi có những cơn bão rất mạnh, giật có thể lên cấp 9 cấp 10, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

* Mây và Sương mù: Số ngày quang mây (ngày đẹp trời) rất ít, bình quân

chỉ khoảng 40 ngày trong năm, về mùa mưa hầu như không có ngày nào là quang mây. Lượng mây tổng quan nhiều nhất là tháng 11, tháng 12. Hiện tượng sương mù xuất hiện chủ yếu vào đầu năm, thời gian không kéo dài và số ngày xuất hiện chỉ khoảng 21 ngày trong năm. Đặc biệt có sương muối cũng xuất hiện vào tháng 1,2 khoảng 2-3 lần trong một năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa - Thái NGuyên, tổng chiều dài 96 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chạy dọc theo chân các dãy núi và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông Công được ngăn lại thuộc địa phận xã Phúc Trìu, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước. Hồ này có thể chủ động điều hòa dòng chảy, chủ động tưới cho 20.000 ha lúa hai vụ, màu và cây công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang.

Qua địa bàn thành phố, sông Công có chiều dài 14,8 km gồm 2 đoạn: Đoạn 1 dài 5,8km là ranh giới chung giữa xã Bình Sơn với Thành phố Thái Nguyên. Đoạn 2 dài 9km chảy dọc theo ranh giới xã Bình Sơn, xã Bá Xuyên, xã Vinh Sơn, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Phố Cò, chia thành phố Sông Công thành 2 khu vực phía Đông và phía Tây.

Hệ thống suối: Suối Thu Quang phía Nam xã Vinh Sơn dài trên 4km, suối Cầu Gao phía Bắc phường Cải Đan - phường Bách Quang dài 2,5km. Ngoài ra còn rất nhiều các suối nhỏ tập trung khu vực phía Tây thành phố.

Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc: Các kênh N1, N2, N63, N12, N5-6, N8B, N12-11..., đã tạo nên mạng lưới thủy văn khá dày, tập trung tưới cho các vùng có địa hình cao thấp không đều, mặt ruộng cao hơn mặt nước sông. Tổng diện tích đất thủy lợi năm 2015 là 69.39 ha.

Hệ thống ao, hồ: có các hồ lớn như hồ Ghềnh Chè rộng 82ha, hồ NÚc Nác 6,2ha, đầm Cổ Rắn 4,5ha, ngoài ra còn nhiều các hồ ao nhỏ trong các khu dân cư, tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 350.71 ha.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất:

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 (tính đến 31/12/2015), tài nguyên đất của thành phố có diện tích là 9671.41 ha. Chiếm 2,74 % diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353101,67ha). Bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất nông nghiệp: 7565.76 ha chiếm 78.23 % tổng diện tích tự nhiên của thành phố.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 2089.83 ha, chiếm 21.61% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích 15.82 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. * Thổ nhưỡng:

Đất đai trên địa bàn có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng.

Ngoài ra còn đất sông suối (Ss) và mặt nước có địa tầng thổ nhưỡng thuộc các nhóm đất trên nhưng là các khu vực tụ thủy, ngập nước.

b. Tài nguyên nước:

Với nguồn nước hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, các sông suối, hồ đập nhỏ, trữ lượng nước khá lớn. Dòng sông Công chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam, có chiều rộng trung bình là 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%; lưu lượng nước trung bình trong năm đạt 16,95 m3/s, trên sông Công đã xây dựng nhà máy nước với công suất thiết kế là 30.000 m3/ngày, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố.

Ngoài ra còn có nước ngầm, được hình thành qua quá trình kiến tạo, thuộc phức hệ chứa nước lỗ hổng, phân bố chủ yếu dọc theo các thung lũng, ở độ sâu trung bình từ 4 đến 8 mét, một số khu vực chân núi thấp từ 10 đến 20m, tầng phân bố không đồng đều.

c. Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 31/12/2015 Thành phố có 1713.51 ha đất lâm nghiệp chiếm 17.72 % diện tích tự nhiên, chiếm 3,8% giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh. Trong đó: Diện tích đất có rừng sản xuất là 1207.46 ha, chiếm 12.48% diện tích tự nhiên, diện tích đất có rừng phòng hộ là 506.05 ha, chiếm 5.23% diện tích tự nhiên.

d. Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản tuy chưa được khảo sát đánh giá cụ thể trên địa bàn, hiện trạng không có các khoáng sản lớn như một số huyện khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết von lớn (trên 30%), một số mỏ đất ở phường Phố Cò; các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể phục vụ việc khai thác tận thu, tuy nhiên cần phòng chống sạt lở đất khi mưa lũ.

e. Tài nguyên nhân văn:

Là thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 30/11/2015, thành phố Sông Công có 11 (thêm phường Lương Sơn từ ngày 15/5/2015) đơn vị hành chính với 109.409 nhân khẩu và 14 dân tộc anh em cùng chung sống. Dân tộc Kinh chiếm 96,73%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 1,4% trong đó: Sán Dìu: 883 khẩu; Tày: 394 nhân khẩu; Nùng: 236 nhân khẩu; H' Mông: 8 nhân khẩu; Khơ Me: 6 nhân khẩu; Sán Cháy: 5 nhân khẩu; Ngái: 3 nhân khẩu. Tập thể nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, có lịch sử văn hóa lâu đời cho thấy Sông Công cũng mang nhiều bản sắc văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Sông Công nằm trong khung cảnh thiên nhiên phong phú, có không khí trong lành, cây cối xanh tươi, tuy nhiên môi trường đất còn ảnh hưởng do thiên tai và việc khai thác xây dựng chưa theo quy hoạch một cách cơ bản, gây nên các hiện tượng như xói mòn, rửa trôi...

Nhìn chung môi trường tự nhiên hiện nay đã bị ảnh hưởng do phát triển dân số, tác động của các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, độ che phủ của rừng thấp, do các loại hóa chất bảo vệ thực vật, do rác thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh đô thị và nông thôn, việc đầu tư xử lý ô nhiễm còn yếu, các chương trình nước sạch và vệ sinh khu vực nông thôn còn khó khăn, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng vẫn đang ở mức độ thấp.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thành phố Sông Công được xác định là một thành phố công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp - Thương mại, dịch

vụ, Nông - lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng và nhân dân thành phố đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Kinh tế tiếp tục được giữ ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đô thị được chỉnh trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,4 triệu đồng/ người/ năm, tăng 3,8 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2012.

- Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ( tính theo giá hiện hành) đạt 7.895 tỷ đồng, bằng 101,7% kế hoạch, tăng 14,84% so với năm 2014. Trong đó:

+ Giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 5.955 tỷ đồng, bằng 102,16% kế hoạch, tăng 22,38% so với năm 2014, chiếm 75,43% cơ cấu kinh tế của thành phố.

+ Giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.520 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 19,84% so với năm 2014 chiếm 19,25% cơ cấu kinh tế thành phố.

+ Giá trị nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 420,0 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 9,66 % so với năm 2014, chiếm 5,32% cơ cấu kinh tế của thành phố.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2013, do tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng và giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Sản xuất công nghiệp trong quý I của các doanh nghiệp Nhà nước duy trì ở mức ổn định, từ quý II các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp dân doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực tháo gỡ các khó khăn chung, dưới sự điều hành của UBND thành phố và các cơ quan có liên quan, sự chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tích cực tìm kiếm thị trường nên sản xuất công nghiệp của thành phố có những chuyển biến tích cực và tiếp tục được duy trì. Đến năm 2015 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá thực tế) ước đạt 5.955 tỷ đồng, bằng 102,16% kế hoạch, tăng 22,38% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó công nghiệp quốc doanh 3.678 tỷ đồng, tăng 12,67% ;công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 460 tỷ đồng, tăng 90,08%; công nghiệp ngoài quốc doanh 1.765 tỷ đồng, tăng 9,56%; hộ cá thể là 52 tỷ đồng, tăng 5,05% so với cùng kỳ năm 2014.

Thu hút đầu tư công nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút và vận động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tư 473,6 tỷ VNĐ đồng và 15 triệu USD. Trong đó tại khu công nghiệp tập trung Sông Công 04 dự án, giá trị đầu tư 427,6 tỷ đồng; các cụm công nghiệp Khuynh Thạch, Nguyên Gon thuộc phường Cải Đan 02 dự án, giá trị đầu tư 30 tỷ đồng; xã Vinh Sơn 01 dự án, giá trị đầu tư 16 tỷ đồng; dự án Nhà máy May Shinwon Ebenezerer Hàn Quốc tại phường Cải Đan giá trị đầu tư 15 triệu USD, nhiều dự án khác về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp...

* Hoạt động thương mại - dịch vụ:

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, về cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.520 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 19,84% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 232 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch, tăng 19,89% so với năm 2014. Tình hình xuất khẩu trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2014, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như may mặc, dụng cụ y tế, dụng cụ cầm tay đã tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu.

Hàng năm, UBND thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm, phát triển kênh lưu thông hàng hóa, thu hút trên 100 gian hàng của các huyện, thành thị và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)