- Với một số lượng lớn công trình, dự án cần thực hiện trong giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên thành phố mới chỉ thực hiện được 93/364 công trình, số lượng công trình còn lại chưa được thực hiện nguyên nhận chủ yếu còn là do thiếu vốn, thiếu ngân sách để chi trả cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng,... để giải quyết vấn đề này thành phố cần thực hiện một số biện pháp:
+ Có các chính sách tạo môi trường mở cho các nhà đấu, tư doanh nghiệp phát triển, từ đó thu hút nguồn đầu tư cho địa phương,...
+ Thực hiện có hiệu quả công tác phát triển quỹ đất, tiến hành lựa chọn những khu đất có giá trị cao về kinh tế, có sức thu hút với đầu tư, qua đó tiến hành bồi thường, giải phòng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch. Rồi thông qua hoạt động đấu giá thu lại nguồn lợi để đầu tư lại vào cơ sở hạ tầng tại địa phương.
+ Cần phát huy phong trào hiến đất, góp kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực dân cư trong các dự án có cơ sở hạ tầng đi qua.
+ Bán quyền đầu tư, xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công ích + Cần chủ động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được Nhà nước đầu tư, lựa chọn vào những dự án đem lại hiệu quả sử dụng cao, có tầm quan trọng, có khả năng tạo ra nguồn thu,...
+ Thực hiện tốt các khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu đô thị, công nghiệp trong tương lai; thông qua đó có thể quy hoạch, tạo quỹ đất để có thêm nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu vực này.
- Đối với những hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ thị cần thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như: báo chí, truyền hình, phát thanh, qua mạng internet, niêm yết tại trụ sở xã, phường, nhà văn hóa,... và cần thực hiện một cách thường xuyên.
- Một phần nguyên nhân của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kém hiệu quả đến từ những nhà quản lý quy hoạch cần thực hiện những biện pháp:
+Xây dựng, đào tạo, nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý đất đai tại các cấp, đặc biệt là cấp huyện, phường, xã thông qua các buổi tập huấn, sử dụng lực lượng cán bộ trẻ có khả năng tiếp nhanh,...
+Chú trọng trong việc phát triển điều kiện về vật chất, kỹ thuật, tiến hành áp dụng khoa học, kỹ thuật trong việc giám sát, tổ chức và thực hiện quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường,...
+Tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác địa chính như: đo đạc bản đồ số, hệ thống lưu trữ thông tin, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua đó tạo ra một cơ sở, nguồn lực cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiếp theo được thực hiện với chất lượng tốt hơn.
-Việc thu hồi đất còn chưa gắn kết với an sinh xã hội:
Xây dựng các chính sách giúp đỡ người dân giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề sau khi đã bị thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp: vi dụ: như tăng them khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng, mở các lớp dạy việc làm cho người dân, tạo điều kiện giúp người dân phát triền mốt số làng nghề đã có từ trước,...
- Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch phê duyệt:
Cần tiến hành ra soát, kiểm tra lại đối với các chỉ tiêu này, đối với những chỉ tiêu có khả năng thực hiện thì tiếp thực hiện, đối với những chỉ tiêu không còn phù hợp cần tiến hành tính toán, xem xét, lập báo cáo, xin ý kiến để thay đổi cho phù hợp với thực tế.
+ Đối với những dự án chậm tiến độ cần có những biện pháp mạnh nhằm đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các dự án này, nếu cần thiết có thể xem xét đến việc thay đổi đơn vị thi công, nhà đầu tư,...
+ Đối với những dự án treo cần ra soát, tiến hành thu hồi đối với những dự án không có khả năng thực hiện để tiến hành chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác đem lại hiệu quả kinh tế, không để đất nằm không mà không sử dụng vào mục đích gì.
- Đối với việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp, địa phương cần thực hiện:
Có những chính sách hộ trợ người dân trong việc trồng trọt cố định một loại cây trồng, đặc biệt là với cây trồng lâu năm tránh hiện tượng một số lượng lớn người dân vì lợi mà tự ý chuyển đổi giống cây trồng gây mất cân bằng sinh thái trong nông nghiệp.
- Đối những khó khăn gặp phải trong quy hoạch về chính sách:
+ Đưa phương cần nhanh tróng lập tờ trình, xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên để có thể sớm giải quyết.
+ Đối với những chính sách có thể thực hiện trong khuôn khổ Luật cho phép cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu, đưa ra chính sách trong thời điểm sớm nhất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
- Thành phố Sông Công là thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, với tổng diện tích tự nhiên 9674.41 ha, đất đai màu mỡ, dân số 109.409 người, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh , có nhiều ưu thế để có thể liên kết, trao đổi và thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương lai, thành phố Sông Công tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Trong những năm qua tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố đã cơ bản đi vào nề nếp. Ranh giới của thành phố với các huyện, tỉnh khác đã được xác định rõ ràng, không có tranh chấp. Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước, thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được tiến hành theo đúng định kỳ. Tuy nhiên việc quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất vẫn còn diễn ra.
- Theo phương án QHSDĐ đến năm 2015 cho thấy, mức độ và chất lượng thực hiện quy hoạch của Thành phố còn chưa đạt yêu cầu.
Đất nông nghiệp thực hiện được 5726,28ha đạt 111.14%; đất phi nông nghiệp thực hiện 1744.79 ha, đạt 69,54%.
- Việc thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt hiệu quả còn thấp (theo kế hoạch được phê duyệt là 633.01 ha tuy nhiên mới chỉ thực hiện được 109.65 ha), chưa đạt các chỉ tiêu đề ra theo phương án quy hoạch. Việc chuyển mục đích giữa các loại đất nông nghiệp còn diễn ra tự phát không theo quy hoạch đề ra, cho thấy sự giám sát, quản lý của địa phương còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm, quản lý.
- Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất hầu hết đúng với quy hoạch được phê duyệt, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế của Thành phố, của Tỉnh phù hợp với chủ trương hạn chế sử dụng vào đất lúa để ổn định lương thực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án cũng đã nảy sinh nhiều bất hợp lý và yếu kém ( mới thực hiện được 93/364 số công trình, dự án theo kế hoạch). Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất là
chất lượng, tính khả thi của phương án quy hoạch chưa cao dẫn đến kết quả thực hiện không sát với chỉ tiêu đề ra như diện tích đất ở đô thị đạt hơn 70%, diện tích khu công nghiệp đạt thấp. Một nguyên nhân quan trọng khác là công tác tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập và hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng hiện nay cũng gây tác động không nhỏ làm chậm tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố. Đây là những nguyên nhân làm cho lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước thiếu hài hoà, tác động đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Để khắc phục những tồn tại đó, trước tiên cần phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch chưa thực hiện, để phát hiện những bất hợp lý cho giai đoạn sau, rà soát lại những chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từ đó đề xuất phương án để thực hiện quy hoạch sử dụng đến năm 2020; điều chỉnh những bất hợp lý (do các nguyên nhân chủ quan và khách quan) trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cần phải xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật; tăng cường vai trò giám sát của hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và của người dân; đầu tư có trọng điểm và tranh thủ kêu gọi đầu tư từ bên ngoài công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án quy hoạch. Ngoài ra cần có những chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư, hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để bản quy hoạch sử dụng đất được thực thi tốt hơn trong thời giai đoạn quy hoạch tiếp theo, Thành phố cần thực hiện các công việc sau:
- Rà soát kỹ hiện trạng, xác định sát các chỉ tiêu quy hoạch đất của thành phố không còn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Từ đó đề xuất các phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ 2016-2020. Đồng thời tiến hành rà soát, xác định rõ chỉ tiêu về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ, xác định ranh giới, cắm mốc giao cho Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn tới, cần giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện. Khi phát sinh các vấn đề nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch cần xem xét thống nhất và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quy định cụ thể trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (phân công trách nhiệm người giám sát, các chỉ tiêu quản lý giám sát, quy trình kiểm tra...). Xử phạt đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, thành phố cần cân đối bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án; thực hiện giao đất theo tiến độ thực hiện dự án để tránh lãng phí, đặc biệt là với các dự án có quy mô diện tích lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995). Báo cáo đề dẫn an toàn lương thực cho vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Nội.
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước. Hà Nội.
3 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội.
4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước. Hà Nội.
5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo Tổng kết công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. Hà Nội.
6 Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia. Hà Nội.
8 Chính phủ (2004). Nghị định số 181/200/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Hà Nội.
7 Chu Văn Thỉnh (2007). Nhìn lại công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta trong 10 năm qua. Hội thảo khoa học về Quy hoạch sử dụng đất, Hội khoa học Đất Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chính, 24/8/2007, Viện Nghiên cứu Địa chính.
9 Duyên Hà (2006). Bàn về quy hoạch sử dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 11 (37), tháng 11.
10 Đặng Văn Minh và Trương Thành Nam (2010). Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai - giải pháp thúc đẩy hiệu quả cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội. Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010. Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.
11 Đào Châu Thu (2010). Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về đánh giá chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp phục vụ quy hoạch và quản lý sử dụng đất. Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam. Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010. Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.
12 Đoàn Công Quỳ (2001). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông – lâm nghiệp huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13 Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng và Nguyễn Quang Học (2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14 Hà Minh Hòa (2010). Một số vấn đề cần giải quyết trong việc hoàn thiện phương pháp quy hoạch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010. Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.
15 Hà Ngọc Trạc (1999). Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng dài hạn đến năm 2020. Hà Nội.
16 Nguyễn Đình Bồng (2002). Quỹ đất quốc gia, hiện trạng và dự báo sử dụng. Khoa học đất, Số 16, tháng 8.
17 Nguyễn Đình Bồng (2007). Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp. Hội thảo khoa học về Quy hoạch sử dụng đất, Hội khoa học Đất Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chính 24/8/2007. Viện Nghiên cứu Địa chính.
18 Nguyễn Đình Bồng (2010). Cơ sở pháp luật hiện hành về quy hoạch sử dụng đất. Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010. Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.
19 Nguyễn Quang Học (2006). Nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 11 (37), tháng 11.
20 Nguyễn Quốc Ngữ (2006). Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7 (33), tháng 7 năm 2006.
21 Nguyễn Thảo (2013). Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới, Truy cập ngày 12/12/2015 tại http://noichinh.vn/ho-so-tu- lieu/201309/kinh-nghiem-ve-quy-hoach-ke-hoach-su-dung-dat-cua-mot-so-nuoc-