Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thành phố Sông Công được xác định là một thành phố công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp - Thương mại, dịch

vụ, Nông - lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng và nhân dân thành phố đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Kinh tế tiếp tục được giữ ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đô thị được chỉnh trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,4 triệu đồng/ người/ năm, tăng 3,8 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2012.

- Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ( tính theo giá hiện hành) đạt 7.895 tỷ đồng, bằng 101,7% kế hoạch, tăng 14,84% so với năm 2014. Trong đó:

+ Giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 5.955 tỷ đồng, bằng 102,16% kế hoạch, tăng 22,38% so với năm 2014, chiếm 75,43% cơ cấu kinh tế của thành phố.

+ Giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.520 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 19,84% so với năm 2014 chiếm 19,25% cơ cấu kinh tế thành phố.

+ Giá trị nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 420,0 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 9,66 % so với năm 2014, chiếm 5,32% cơ cấu kinh tế của thành phố.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2013, do tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng và giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Sản xuất công nghiệp trong quý I của các doanh nghiệp Nhà nước duy trì ở mức ổn định, từ quý II các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp dân doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực tháo gỡ các khó khăn chung, dưới sự điều hành của UBND thành phố và các cơ quan có liên quan, sự chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tích cực tìm kiếm thị trường nên sản xuất công nghiệp của thành phố có những chuyển biến tích cực và tiếp tục được duy trì. Đến năm 2015 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá thực tế) ước đạt 5.955 tỷ đồng, bằng 102,16% kế hoạch, tăng 22,38% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó công nghiệp quốc doanh 3.678 tỷ đồng, tăng 12,67% ;công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 460 tỷ đồng, tăng 90,08%; công nghiệp ngoài quốc doanh 1.765 tỷ đồng, tăng 9,56%; hộ cá thể là 52 tỷ đồng, tăng 5,05% so với cùng kỳ năm 2014.

Thu hút đầu tư công nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút và vận động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tư 473,6 tỷ VNĐ đồng và 15 triệu USD. Trong đó tại khu công nghiệp tập trung Sông Công 04 dự án, giá trị đầu tư 427,6 tỷ đồng; các cụm công nghiệp Khuynh Thạch, Nguyên Gon thuộc phường Cải Đan 02 dự án, giá trị đầu tư 30 tỷ đồng; xã Vinh Sơn 01 dự án, giá trị đầu tư 16 tỷ đồng; dự án Nhà máy May Shinwon Ebenezerer Hàn Quốc tại phường Cải Đan giá trị đầu tư 15 triệu USD, nhiều dự án khác về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp...

* Hoạt động thương mại - dịch vụ:

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, về cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.520 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 19,84% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 232 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch, tăng 19,89% so với năm 2014. Tình hình xuất khẩu trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2014, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như may mặc, dụng cụ y tế, dụng cụ cầm tay đã tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu.

Hàng năm, UBND thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm, phát triển kênh lưu thông hàng hóa, thu hút trên 100 gian hàng của các huyện, thành thị và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm, phát triển kênh lưu thông hàng hóa, thu hút trên 100 gian hàng của các huyện, thành thị và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

* Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp:

- Về trồng trọt: năm 2015, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 17.901 tấn, tăng 3,35% kế hoạch tỉnh giao, tăng 3,18% kế hoạch thị xã, tăng 3,95% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thóc 14.635 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; ngô 3.266 tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ; sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch đề ra.

- Về chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3.000 tần, bằng 115,4% kế hoạch tỉnh giao, bằng 103,4% kế hoạch của thành phố, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, kết quả tiêm phòng dịch bệnh đạt cao so với kế hoạch tỉnh giao.

4.1.2.3. Thực trạng dân số, lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số thành phố Sông Công là 109.409 người, mật độ dân số trung bình 1131 người/km2. Trong đó: dân cư nội thị là 76.187 người, chiếm 69,63%. Dân số nam là 55.492 người, chiếm 50,72%, dân số nữ là 53.917 người, chiếm 49,28%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,70%.

Tổng dân số trong độ tuổi lao động là 44.469 người, chiếm tỷ lệ 40,64% so với tổng dân số. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế như sau:

+ Số lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là: 21.665 lao động, chiếm tỷ lệ 48,72%.

+ Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cơ bản là: 10.357 lao động, chiếm tỷ lệ 23,29%.

+ Số lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 12.447 lao động, chiếm tỷ lệ là 27,29%.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Thành phố Sông Công có mạng lưới giao thông khá dày đặc, có các tuyến quan trọng như: Quốc lộ 3 rộng 30m, dài trên 10km, hiện nay đang thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo thiết kế thành 2 làn đường, có giải phân cách cứng ở giữa; dự án đường quốc lộ 3 mới được quy hoạch theo tiêu chuẩn cao tốc 80,5m song song với quốc lộ 3 cũ, đoạn qua địa phận thành phố khoảng 3km, dự kiến hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động ổn định năm 2015; tuyến đường WB rộng 42m, theo quy hoạch sẽ nối Khu công nghiệp Sông Công với khu Công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình, nhìn chung thuận lợi cả 3 hướng: Bắc đi thành phố Thái Nguyên, phía Tây đi huyện Phú Bình và phía Nam đi huyện Phổ Yên và đi Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm 6,61% diện tích tự nhiên của thành phố. Đến năm 2020 phấn đấu tăng tỷ trọng đất giao thông lên 10 -12% là đảm bảo định mức đất giao thông đô thị của thành phố hiện nay.

Ngoài ra, thành phố còn có 10 tuyến đường liên xã, phường dài 38,9km trải nhựa đạt 50% và có 7 tuyến đường đô thị dài 17,7 km đã trải nhựa 100%. Có 3 cầu lớn tổng chiều dài 139m.

Về chất lượng: Tốt 10,4km; trung bình 14,5km; dưới trung bình 31,7km. Các công trình khác đều trong tình trạng tương tự.

- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn thành phố những năm gần đây được đầu tư và nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. Điển hình có một số công trình trọng điểm:

+ Công trình đập hồ Ghềnh Chè được xây dựng tại xã Bình Sơn: Chiều dài đạp 436m, chiều cao đập 15,96m, dung tích hữu ích 2,25×106m3, cống lấy nước bậc thang bờ hữu rộng 80m, cống lấy nước bậc thang bờ tả rộng 60m, diện tích tưới 359,0ha. Kênh mương chính bờ tả dài 8km, bờ hữu dài 3km, với hệ thống các mương dưới cấp khá dày đặc trong khu vực, hiện nay đã được kiên cố hóa được khoảng 50%.

+ Kè sông Con được xây dựng từ năm 2009, với chiều dài trên 2km, đảm bảo chống sạt lở ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân 2 bên bờ Sông Con, xã Vinh Sơn.

- Lưới điện: Thành phố Sông Công được cấp điện từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp Thái Nguyên 220/110/22kV-(2×125) MVA & 110/35/6 kV - (2×63) MVA tại thành phố Thái Nguyên và trạm 220 kV Sóc Sơn thông qua các đường dây 110kV (171 và 172), đường dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm.

- Bưu chính viễn thông: Hệ thống phát thanh truyền hình, hệ thống bưu chính viễn thông phủ sóng trên toàn bộ địa bàn 10 xã, phường, các hoạt động dịch vụ bưu chính cũng được thường xuyên quan tâm.

- Cơ sở giáo dục đào tạo: Trên địa bàn thành phố về giáo dục đào tạo có đủ các cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học. Cụ thể:

+ Giáo dục mầm non hiện có 10 trường, 68 lớp học, 115 giáo viên và 2.051 học sinh;

+ Giáo dục tiểu học có 10 trường, 129 lớp học, 263 giáo viên và 3.321 học sinh. + Trung học cơ sở có 5 trường, 71 lớp học, 205 giáo viên và 2.383 hcoj sinh. + Trung học Phổ thông hiện có 2 trường, 34 lớp học, 88 giáo viên và 1.434 học sinh.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các trường cao đẳng, đào tạo nghề như; Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức, trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề thành phố, trung tâm sát hạch lái xe...

- Cơ sở y tế: Mạng lưới y tế thành phố Sông Công hiện nay khá phát triển. Tính đến năm 2015 trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở y tế gồm: 01 bệnh viện tỉnh, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 11 trạm y tế phường xã được xây dựng kiên cố với tổng số 540 giường bệnh. Số cán bộ y tế có 471 người, trong đó bác

sỹ và trên đại học 90 người; y sỹ và kỹ thuật viên 101 người; y tá và điều dưỡng viên 280 người. Có 25 cán bộ ngành dược trong đó có 6 dược sỹ cao cấp, 19 dược sỹ trung cấp.

Các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp tục đầu từ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trên địa bàn thành phố đang triển khai xây dựng một bệnh viện đa khoa tư nhân với diện tích gần 3ha trên địa bàn phường Cải Đan với quy mô 300 giường bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)