Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 27)

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.

2.2.1.1. Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là nước nghèo, lạc hậu, người dân khổ cực, thiếu đói triền miên. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85 USD... Mặc dù đã có nhiều biện pháp để tăng năng suất lương thực nhưng nhìn chung nông thôn Hàn Quốc còn rất lạc hậu. Xã hội bị phân chia thành hai khối có đời sống tinh thần khác hẳn nhau. Trong khi một bộ phận dân cư thành thị tích cực học tập, với quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, mang trong mình tư tưởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê hương, di chuyển về đô thị (Đức Huy, 2009).

Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Làng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng góp của nhân dân. Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân (Tuấn Anh, 2012).

Để thực hiện các nội dung đó, Hàn Quốc chia thành các giai đoạn sau:

Năm thứ nhất: Chính phủ cấp cho 32 ngàn xã, mỗi xã 355 bao xi măng và giao cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt động khác được lấy từ ngân sách địa phương và lực lượng lao động sẵn có. Sau một năm, 16 ngàn xã (50%)

đạt mục tiêu đề ra.

Năm thứ hai: Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vươn lên bằng chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả là nhà tranh vách đất được thay bằng nhà gạch, đường xá được mở rộng, đê điều được tu bổ, cầu cống được xây dựng... Đặc biệt, chương trình này đã giúp cho người dân nông thôn xóa được mặc cảm, tự vươn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đô thị.

Năm thứ ba: Chính phủ chia 32 ngàn xã làm 3 loại: Cơ sở - Tự lực – Tự lập để hỗ trợ kinh phí dựa trên cấp độ phát triển của từng loại và tiếp tục phát triển các dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới.

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971- 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631 km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322 m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280 m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839 km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận và ghi công lao đóng góp của các hộ cho phong trào (Tuấn Anh, 2012).

Sau 7 năm từ khi triển khai thực hiện Phong trào Làng mới, thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/năm tăng lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978. Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hoa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh (Tuấn Anh, 2012).

Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ. Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới.

Có thể nói, Phong trào Làng mới của Hàn Quốc sẽ đem lại bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, chúng ta có thể học tập và áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, trong vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng khi mà chất lượng môi trường ở nước ta ngày càng giảm, tình trạng chặt phá rừng vẫn tiếp diễn và ngày càng khó kiểm soát, nên sự chung tay của cả cộng đồng để bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xem xét một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để áp dụng những bài học đó vào hoàn cảnh thực tế của nước ta.

2.2.1.2. Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nên cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20, Trung Quốc chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng

nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn. Các lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...ngày càng được đẩy mạnh (Tuấn Anh, 2012).

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường. Chính phủ hỗ trợ nông dân xây dựng. Với mục tiêu: “ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đa bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp so với thành thị.

Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến nông sản.

Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống của các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa học cho cán bộ thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân (Tuấn Anh, 2012).

Qua đây có thể thấy, Trung Quốc đã nỗ lực đổi mới nông thôn một cách triệt để trên cơ sở coi trong vấn đề “tam nông” với những chương trình đa dạng nhằm phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp, mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt là sự hỗ trợ từ thành thị đối với nông thôn. Việc phát triển hài hòa mối quan hệ này sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ với Việt Nam mà còn là kinh nghiệm đáng quý đối với nhiều nước trên thế giới.

2.2.1.3. Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Đó là địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu,

tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu,… cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả từ thất bại. Chỉ tính riêng 20 năm kể từ năm 1979 – 1999, phng trào OVOP “Mỗi làng, một sản phẩm” của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng…được sản suất với chất lượng và giá bán rất cao.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình (Tuấn Anh, 2012).

2.2.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng NTM.

a. Về tổ chức bộ máy, triển khai chương trình

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nước. Nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. Bộ máy quản lý và

điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Đến nay, 100% số huyện đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện; 100% số xã đã thành lập Ban chỉ đạo cấp xã; Trên 80% số xã ngoài việc thành lập Ban chỉ đạo cấp xã còn thành lập Ban phát triển thôn, bản để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Lê Nguyễn, 2016).

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 08-6-2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.

b. Về nguồn vốn cho Chương trình

Trong 3 năm 2011-2013, Chương trình đã huy động được 485 nghìn tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước các cấp bố trí 161.938 tỷ đồng chiếm 33,4%, trong đó: + Vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 50.048 tỷ đồng (10,3%), gồm ngân sách Trung ương 5.469,16 tỷ đồng (1,1%) và ngân sách địa phương các cấp 44.579,15 tỷ đồng (9,2%);

+ Vốn lồng ghép 111.889,7 tỷ đồng (23,1%). - Vốn tín dụng 231.378,1 tỷ đồng, chiếm 47,7%.

- Các doanh nghiệp hỗ trợ 29.900,91 tỷ đồng, chiếm 6,0%. - Dân đóng góp 62.841,07 tỷ đồng, chiếm 13,0%.

Ngày 25/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 195/QĐ-TTg phân bổ nguồn vốn trái phiếu cho năm 2014 - 2016 là 15.000 tỷ đồng, trong đó bố trí cho năm 2014 với 4.765 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực hoàn chỉnh phương án phân bổ để sớm triển khai thực hiện ngay từ Quí I/ 2014.

* Mặt hạn chế:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình còn thấp so với nhiệm vụ đề ra; Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư của

nước ngoài vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn.

c. Về công tác lập quy hoạch xây dựng NTM

Cho đến nay tỷ lệ số xã trên toàn quốc được phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM đã được nâng lên 98,2%. Nhìn chung chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp. Nhiều xã mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết. Nhiều đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn. Tuy vậy, cũng đã đáp ứng được yêu cầu là cơ sở cho việc xây dựng các Đề án xây dựng NTM xã trong giai đoạn trước mắt. Phục vụ tốt cho công tác xây dựng NTM theo Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

d. Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình NTM tại các địa phương

Ngày 08/12/2015, Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 đã được tổ chức với những kết quả rất to lớn, bộ mặt nông thôn đã đổi thay tích cực, phong trào xây dựng nông thôn mới đã được người dân hưởng ứng và trở thành phong trào rộng khắp cả nước. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM.

Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã (Lê Nguyễn, 2016).

Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).

Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) (Lê Nguyễn, 2016).

Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quy hoạch nông thôn mới:

Một là, năng lực của các chủ thể tham gia nhiệm vụ quy hoạch từ cấp xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)