Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 46 - 50)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Những năm qua nền kinh tế huyện Văn Yên đã có sự chuyển biến tích cực, kinh tế tiếp tục phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng.

Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Văn Yên năm 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,0

2 Cơ cấu kinh tế % 100

- Nông nghiệp % 27,5

- Công nghiệp – xây dựng % 37,5

- Thương mại – dịch vụ % 35

3 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/ người/năm 24,2 Nguồn: Báo cáo phát triển KT- XH năm 2015, kế hoạch phát triển KT- XH (2016) Từ bảng 4.1 thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 của huyện Văn Yên đạt 14,0 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 24.2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Nông, lâm nghiệp 27,5 %; Công nghiệp- xây dựng 37,5 %; Thương mại dịch vụ 35,0 %.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để nhìn tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên thời gian qua, cần nghiên cứu biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015

38.5 27.5 33 37.5 28.5 35 0 10 20 30 40 50 Năm 2010 Năm 2015 Nông nghiệp CN- XD TM- DV

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015

Dựa trên hình 4.2 thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015 có thể thấy đã có sự chuyển dịch đáng kể: Tỷ trọng sản xuất nông – lâm nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp – xây dựng và tỷ trọng sản xuất thương mại – dịch vụ (TM- DV) có xu hướng tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2015, ngành sản xuất nông – lâm nghiệp giảm 11%, ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 4,5 % và ngành sản xuất TM- DV tăng 6,5 % so với năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đôi với phát triển sản xuất các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh. Phát triển sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông – lâm nghiệp

Đối với huyện Văn Yên, mặc dù trong những năm gần đây tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm đi xong nó vẫn là kinh tế có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội của địa phương (chiếm 27,5 % năm 2015). Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể:

* Nông nghiệp

- Ngành trồng trọt

Bảng 4.2. Diện tích và năng suất các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Văn Yên năm 2015

Loại cây trồng

chính Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

1. Cây lúa Lúa xuân: 2.905 54,54

Lúa mùa: 2.990 48,85

Lúa nương: 208 12,0

2. Cây ngô Ngô đông xuân: 3.712 35,0

Ngô hè thu - thu đông: 2.335 38,0

3. Cây sắn 7.505

4. Cây chè 290 Sản lượng chè búp tươi là 2.200 tấn Nguồn: Báo cáo phát triển KT- XH năm 2015, kế hoạch phát triển KT- XH (2016) Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt: 51.519,6 tấn, tăng 1.252,2 tấn so với năm 2014, đạt 100,5% kế hoạch, trong đó: Sản lượng thóc: 30.699,6 tấn; Sản lượng ngô: 20.025 tấn. Năm 2015 diện tích sắn là 7.614 ha, đạt 113,6% kế hoạch. Tổng diện tích cây cao su đã trồng 504 ha.

* Chăn nuôi, thủy sản

Tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị của ngành Nông nghiệp đạt 34%. Theo số liệu điều tra ngày 01/10/2015, tổng đàn gia súc chính là 111.883 con, trong đó: đàn trâu 19.706 con; đàn bò 1.027 con; đàn lợn 91.150 con; đàn gia cầm: 702.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 8.220 tấn, đạt 100% kế hoạch. Tuy nhiên chăn nuôi trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.

* Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 104.379,7 ha, chiếm 75,08% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất có 72.528,0 ha, rừng phòng hộ 15.812,7 ha, rừng đặc dụng 16.039,1 ha. Đã tích cực tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác rừng vườn rừng, tổ chức tuyên truyền học tập luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và các chính sách về lâm nghiệp tại các xã.

* Thủy sản

Nhiều diện tích mặt nước chưa được khai thác, sử dụng hoặc được sử dụng nhưng với hình thức quảng canh nên năng suất, sản lượng thấp. Đã phát triển, thay thế một số giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao nhưng sản phẩm chưa nhiều.

b. Ngành công nghiệp – xây dựng

Tổng giá trị sản lượng CN- TTCN năm 2015 giá so sánh 2010: 758,2 tỷ đồng, giá thực tế: 1024,8 tỷ đồng. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn liền với xây dựng vùng nguyên liệu như: Nhà máy tinh dầu quế Đông Cuông và Hoàng Thắng; Mở rộng và nâng cao công suất nhà máy tinh bột sắn Đông Cuông,... Các công trình xây dựng, các dự án đầu tư phát triển được triển khai tích cực. Một số dự án quan trọng đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên giai đoạn 1 và một số dự án,.v.v... đã tạo thêm năng lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

c. Ngành thương mại – dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm các ngành TM- DV năm 2015 là 18,8 %/năm. Tại trung tâm huyện có chợ Mậu A được xây dựng với quy mô tương đối lớn, là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa. Tận dụng lợi thế của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua huyện Văn Yên đã mang lại những hiệu quả tích cực, do đó đến nay hoạt động TM- DV trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, chất lượng các dịch vụ được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2015 là 1537,2 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu trực tiếp: 18,82 triệu USD.

4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

a. Dân số:

Bảng 4.3. Hiện trạng dân số huyện Văn Yên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015

1. Dân số Người 117.242 121.080 - Nam 59.038 60833 - Nữ 58.204 60247 - Thành thị 9949 13323 - Nông thôn 107293 107757 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 1.32 1,16

Theo số liệu thống kê đến năm 2014 dân số huyện Văn Yên có 121.080 người với tổng số hộ là 29.779 hộ, trong đó nam 60833 người, nữ 60247 người. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 87 người/km2, cao nhất là thị trấn Mậu A 1.248 người/km2, thấp nhất là xã Phong Dụ Thượng 27 người/km2.

Toàn huyện có 11 dân tộc anh em với nhiều tập quán phong phú và đa dạng. Cơ cấu dân tộc: Kinh 53,55%, Tày 15,42%, Dao 25,11%, Thái 0,12% Mông 2,94%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 1,5%.

Năm 2015, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,16%.

b. Lao động và việc làm

Bảng 4.4. Cơ cấu lao động huyện Văn Yên

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2015

Số lượng (người) Cơ cấu (%)

1

2

3

Tổng số lao động

- Nông nghiệp - Phi nông nghiệp

Trình độ lao động

- Lao động đã qua đào tạo - Lao động chưa qua đào tạo

Hộ nghèo 78.012 43.656 34.356 78.012 42.907 35.105 5.592 hộ 100,00 55,96 44,04 100,00 55 45 17,48

Nguồn: Báo cáo phát triển KT- XH năm 2015, kế hoạch phát triển KT- XH (2016) Cơ cấu lao động có thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và TM- DV. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn tương đối cao (chiếm 17,48 %). Công tác dạy nghề được quan tâm lãnh đạo, tăng cường đầu tư về CSVC, chất lượng dạy nghề có nhiều chuyển biến, bước đầu đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội, biểu hiện là tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên chiếm 55 %, năm 2015 toàn huyện tạo việc làm mới cho 3.131 lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)