Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39)

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

3.4.1.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tỉnh Yên Bái, của huyện Văn Yên, của từng xã trong huyện được thu thập tại UBND huyện Văn Yên- tỉnh Yên Bái, UBND các xã trong huyện, ngoài ra khai thác thông tin trên các trang báo trí, tạp chí, điện tử...

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, KT- XH, văn hóa đời sống của huyện Văn Yên tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện Văn Yên.

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Đại Phác và xã Ngòi A.

3.4.1.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn (100 phiếu), đối tượng lựa chọn khảo sát là các hộ dân tại 2 xã được chọn nghiên cứu.

- Đối với các hộ dân tại 2 xã được chọn nghiên cứu, mỗi xã điều tra 50 phiếu bao gồm các thông tin điều tra về: Nhân khẩu, trình độ học vấn, khả năng huy động góp vốn, hỗ trợ về nhân lực, vật lực, sự hiểu biết về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tác động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến mọi mặt của nông thôn.

- Điều tra cán bộ huyện, cán bộ xã trao đổi về tình hình tổ chức thực hiện và tình hình thục hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.4.2. Phương pháp chọn điểm

Tìm hiểu tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại 2 xã đặc thù về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về chương trình xây dựng NTM cho công tác tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã khác trong huyện.

Xã Đại Phác là xã đầu tiên đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới” trên địa bàn huyện Văn Yên ngày 1/12/2015. Đến tháng 12/2015, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới.

Xã Ngòi A là đại diện cho nhóm các xã gần như khó khăn nhất trên địa bàn huyện, trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn chậm tiến độ. Trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, năm 2011 xã mới chỉ có 2 tiêu chí đạt, đến cuối năm 2015 xã mới đạt được 7 tiêu chí.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Sau khi đã thu thập được các thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Word, Excel sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu bằng các bảng, biểu, đồ thị.

3.4.4. Phương pháp so sánh

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2011) với kết quả địa phương đạt được tính đến thời điểm đánh giá (ngày 31/12/2015). Căn cứ vào việc phân tích các số liệu điều tra thu thập được tại 02 xã để tiến hành đối chiếu, so sánh theo chỉ tiêu so sánh. Từ đó đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại vùng nghiên cứu.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương với bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

3.4.5. Phương pháp tiêu chí đánh giá

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Văn Yên bao gồm 3 loại hình quy hoạch: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất. Trong đó:

+ Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện.

+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.

+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thực hiện dựa trên 5 nhóm tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội; nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ hoàn thiện,...

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN VĂN YÊN HUYỆN VĂN YÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý 104o23’ đến 104o30’ độ kinh đông và từ 21o50’30” đến 22o12’ độ vĩ bắc.

- Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn.

- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 139.033,8 ha. Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với 312 thôn bản. Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường (UBND huyện Văn Yên, 2014).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a. Những nét đặc trưng của địa hình

Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng, kẹp giữa hai dãy núi Con Voi và Púng Luông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất là 1952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển. Với địa hình huyện đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng kết hợp bảo vệ môi trường.

b. Địa mạo

* Địa mạo vùng thung lũng sông: Đây là vùng thấp nhất nằm ven sông Hồng. Đất đai phần lớn là đất phù sa thích hợp cho trồng cây lương thực, cây ăn quả.

* Địa mạo vùng đồi núi: Địa mạo núi cao trên 800 m, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, có các bậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng phân bố chủ yếu ở các xã Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Lâm Giang, An Bình...

* Địa mạo vùng núi trung bình 400 - 800 m:Là vùng có các dãy núi thấp, đồi cao đan xen ở các xã như Hoàng Thắng, Xuân Ái... Đất đai vùng này có nhiều tiềm năng phát triển nông- lâm nghiệp, nhưng mức độ khai thác và đưa vào sử dụng còn hạn chế (UBND huyện Văn Yên, 2014).

* Địa mạo vùng đồi thấp: ở những vùng có độ cao dưới 400 m thường xuất hiện các bồn địa, đồi có dạng bát úp, sườn thoải, bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ...

* Địa mạo caster: là những nơi có nhiều đỉnh núi cao, vách đứng, địa hình hiểm trở, có các thung lũng nhỏ hẹp, khả năng giữ nước kém, thường bị hạn hán.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:

Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên) có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23%, lượng mưa bình quân 1800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85% có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào (UBND huyện Văn Yên, 2014).

Vùng núi phía nam (từ Trái Hút trở xuống): Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, độ ẩm không khí 81 - 86%.

Các hiện tượng thời tiết khác: Sương muối, mưa đá.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Văn Yên là một trong những huyện có tiềm năng đất đai lớn với tổng diện tích đất tự nhiên là 139.033,8 ha. Đất đai của Văn Yên còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt nhiều, chủ yếu là đồi núi dốc. Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO - UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất chủ yếu sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất Glây, nhóm đất đỏ, đất xám, đất mùn Alít núi cao, nhóm đất tầng mỏng... (Xem phụ lục 02)

4.1.1.5. Tài nguyên nước

* Nước mặt: Lượng nước mặt của Văn Yên được tạo chủ yếu do sông Hồng và một số ngòi, suối lớn; tiềm năng khá dồi dào với khối lượng nước hàng tỷ m3/năm. Lưu lượng nước sông Hồng lớn, từ 4500 - 5500m3/s, cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và cuộc sống của dân cư vùng ven sông, ngòi suối lớn. Ngoài ra, Ngòi Thia và Ngòi Hút cũng là hai con sông đem lại mảnh đất màu mỡ cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Lượng mưa: Văn Yên có lượng mưa lớn (trung bình khoảng 1800 - 2000 mm/năm, chúng được chảy qua hệ thống chi lưu sông Hồng (UBND huyện Văn Yên, 2014).

Hệ thống ao hồ: Ao hồ của Văn Yên nằm chủ yếu ở các xã An Thịnh, Đông Cuông, Đông An, Đại Phác, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú. Ao hồ ở đây được hình thành chủ yếu là do đắp đập làm thuỷ lợi, đào ao thả cá.

* Nước ngầm: Do điều kiện khí hậu cũng như địa hình bị chia cắt tạo thành các thung lũng có mặt cắt ngang hình chữ V với độ dốc cao trên các dãy núi và thoải dần về phía chân đồi tăng khả năng chữ nước để chuyển hoá thành nước ngầm nên Văn Yên có lượng nước ngầm tương đối lớn. Ngoài ra qua thăm dò đã phát hiện ở xã Phong Dụ Thượng có nguồn nước nóng (nhưng chưa được khai thác) .

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Rừng phòng hộ đầu nguồn: Có diện tích 15.812,7 ha, chiếm 11,37% diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung chủ yếu ở Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Mỏ Vàng. Thực vật ở đây mang nhiều đặc tính của thực vật vùng ôn đới. Hiện nay đã được bảo vệ nghiêm ngặt, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ đã phát huy được hiệu quả, hạn chế rất nhiều tình trạng cháy rừng, làm tăng độ che phủ, ổn định cân bằng môi trường sinh thái.

Rừng đặc dụng: Có diện tích 16.039,1 ha, chiếm 11,54% diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm trên địa phận của 4 xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu. Do có quyết định phê duyệt quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên nên toàn bộ diện tích đất nằm trong khu bảo tồn phần lớn là chuyển từ đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất sang (UBND huyện Văn Yên, 2014).

Rừng sản xuất: Có diện tích 72.528,0 ha, chiếm 52,17% diện tích tự nhiên toàn huyện, được phân bổ rộng khắp ở tất cả các xã trong toàn huyện. Hiện nay, đã hình thành nhiều vùng trồng rừng tập trung đặc biệt là vùng quế loại cây trồng có thế mạnh của địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra tài nguyên khoáng sản của Văn Yên có các mỏ xếp loại vừa và nhỏ như sau:

* Khoáng sản nguyên liệu

Than nâu: Có ở xã Hoàng Thắng, Yên Hợp, Xuân Ái, Đông Cuông, Đông An. Nhìn chung các điểm than đều có quy mô nhỏ, chất lượng kém, không có triển vọng.

* Khoáng sản kim loại

Sắt: Có ở xã An Thịnh, Đại Sơn, Mỏ Vàng. Các mỏ này có trữ lượng khoảng 21,5 triệu tấn, hiện nay đang được khai thác và đưa vào sử dụng, với công suất 70.000 tấn/năm. Tổng sản lượng khai thác đến nay trên 100.000 tấn;

Vàng sa khoáng: Có ở xã Châu Quế Hạ và dọc Sông Hồng hiện đang được điều tra đánh giá;

Đất hiếm: Có ở xã Yên Phú, có quy mô nhỏ, trữ lượng đánh giá ở C1 + C2 là 17,84 tấn TR2O3. Có khả năng khai thác và đưa vào sử dụng.

* Khoáng sản phi kim loại:

Felspat: Có ở xã Yên Hưng, Yên Thái; Grafit: có ở thị trấn Mậu A, Yên Thái, Yên Hưng theo đánh giá ở mức thăm dò trữ lượng có khoảng 1.517,8 nghìn tấn. Hiện nay mỏ đang được khai thác với công suất khoảng 6.000 tấn/năm.

* Vật liệu xây dựng

Đá vôi: Có ở xã Đông An, Lang Thíp, Đại Phác… đá vôi của Văn Yên nhìn chung có chất lượng tốt, có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng, trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, còn có một số nơi ở các xã ven sông Hồng có khả năng khai thác cát sỏi, sản xuất gạch phục vụ cho xây dựng (UBND huyện Văn Yên, 2014).

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Những năm qua nền kinh tế huyện Văn Yên đã có sự chuyển biến tích cực, kinh tế tiếp tục phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng.

Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Văn Yên năm 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,0

2 Cơ cấu kinh tế % 100

- Nông nghiệp % 27,5

- Công nghiệp – xây dựng % 37,5

- Thương mại – dịch vụ % 35

3 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/ người/năm 24,2 Nguồn: Báo cáo phát triển KT- XH năm 2015, kế hoạch phát triển KT- XH (2016) Từ bảng 4.1 thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 của huyện Văn Yên đạt 14,0 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 24.2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Nông, lâm nghiệp 27,5 %; Công nghiệp- xây dựng 37,5 %; Thương mại dịch vụ 35,0 %.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để nhìn tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Văn Yên thời gian qua, cần nghiên cứu biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015

38.5 27.5 33 37.5 28.5 35 0 10 20 30 40 50 Năm 2010 Năm 2015 Nông nghiệp CN- XD TM- DV

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015

Dựa trên hình 4.2 thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Văn Yên giai đoạn 2010- 2015 có thể thấy đã có sự chuyển dịch đáng kể: Tỷ trọng sản xuất nông – lâm nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp – xây dựng và tỷ trọng sản xuất thương mại – dịch vụ (TM- DV) có xu hướng tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2015, ngành sản xuất nông – lâm nghiệp giảm 11%, ngành sản xuất công nghiệp –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)