Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 95)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện

4.3.3. Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã

4.3.3.1. Ý kiến đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của người dân tại xã Ngòi A và xã Đại Phác

a. Cách thức tổ chức thực hiện: Việc thực hiện xây dựng NTM đã được triển khai từ cấp trên đến từng người dân mỗi thôn tại các xã trên điạ bàn huyện.

BCĐ xã tổ chức hội nghị để triển khai kế hoạch về việc tuyên truyền thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020. Tại các thôn thành lập ban phát triển thôn, UBND xã ra quyết định thành lập ban khảo sát- quản lý xây dựng NTM. Tuy nhiên, không phải BCĐ xây dựng NTM ở địa phương nào cũng hoạt động hiệu quả. Tùy theo cách tiếp cận thông tin về NTM của người dân khác nhau mà hiệu quả hoạt động của nhân dân khi tham gia ở mỗi nơi lại khác nhau.

* Cách thức tiếp cận thông tin về NTM

Bảng 4.28. Tổng hợp ý kiến về cách thức tiếp cận thông tin NTM

Nội dung Ngòi A Đại Phác

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Chính quyền xã (1) 36 72,0 43 86,0

Các tổ chức đoàn thể (2) 31 62,0 33 66,0

Phương tiện thông tin đại chúng (3) 16 32,0 23 46,0

Nguồn khác 00 0,0 0 0,00

Tổng số hộ dân khi được hỏi 50 50

Qua bảng trên ta thấy, sự chênh lệch giữa các cách tiếp cận thông tin của 2 xã là không nhiều. Có thể đánh giá Ban phát triển thôn, BCĐ NTM xã Đại Phác đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền về NTM cho nhân dân toàn diện trên nhiều hình thức, cụ thể: khi được hỏi có tới 86% hộ dân xã Đại Phác đều được tiếp cận thông tin qua Chính quyền xã, 46% là tiếp cận qua thông tin đại chúng và trong số đó còn có rất nhiều hộ được tiếp cận qua tổng hợp cả 3 hình thức. Còn xã Ngòi A khi được hỏi thì có 72% hộ dân là tiếp cận qua chính quyền xã, chỉ có 32% là tiếp cận qua thông tin đại chúng. Ngoài ra, ở xã Ngòi A, một bộ phận (khoảng 10%) hộ dân chỉ biết thông tin qua truyền miệng giữa bạn bè, hàng xóm, báo đài… nên ở nhiều thôn bản xã Ngòi A bà con có biết đến Chương trình MTQG xây dựng NTM, nhưng cách thức để tham gia, để thực hiện cũng như hiệu quả thiết thực mà nó mang lại cho cuộc sống của nhân dân thì không biết, không rõ.

* Sự tham gia vào xây dựng NTM

Do cách tiếp cận thông tin về NTM khác nhau nên việc tham gia của người dân vào xây dựng NTM tại địa phương cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 4.29. Tổng hợp ý kiến về sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM

Nội dung Ngòi A Đại Phác

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Có tham gia 47 94,00 50 100,00

Không tham gia 3 6,00 0 0,00

Tổng số 50 100,00 50 100,00

Qua bảng trên thấy, tỷ lệ người dân xã Đại Phác khi được hỏi có tham gia vào chương trình xây dựng NTM của xã không thì đạt 100%, trong khi đó xã Ngòi A đạt có 94%.

* Hình thức khi tham gia vào xây dựng NTM

Bảng 4.30. Nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM

Nội dung Ngòi A Đại Phác

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Trông coi, giám sát, quản lý 3 6,00 6 12,00

Góp ngày công lao động 46 92,00 50 100,00

Góp tiền, vốn 20 40,00 50 100,00

Hiến đất 01 2,00 23 46,00

Tổng số người dân được hỏi 50 50

Qua bảng trên thấy, nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM (phần nhiều cho công tác làm đường giao thông) chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động, còn nội dung trông coi (nguyên vật liệu xây dựng), giám sát, quản lý rất ít, hầu như là không có người tham gia. Tuy nhiên người dân ở xã Đại Phác tham gia tích cực hơn người dân xã Ngòi A: 100% người dân xã Đại Phác khi được hỏi đều tham gia góp tiền (người từ 18 tuổi trở lên 400.000 đồng/người/năm) và góp ngày công lao động (35 ngày công/5 năm), 46% người dân tham gia hiến đất làm đường; Trong khi đó xã Ngòi A có 20% tham góp tiền vốn, 92% góp ngày công lao động và chỉ có 2% tham gia hiến đất.

b. Cách huy động vốn: Để đạt được kết quả như trên là do có sự góp kinh phí của của nhân dân trong xã; sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tuy nhiên việc nhân dân đóng góp ít hay nhiều còn do sự hiểu biết của người dân thông qua công tác tuyên truyền của BCĐ NTM xã, hơn thế nữa còn là do tinh thần tự nguyện của mỗi người dân.

Bảng 4.31. Nguồn gốc của nguồn vốn xây dựng NTM

Nội dung Ngòi A Đại Phác

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Ngân sách Nhà nước 50 100,00 50 100,00

Nhân dân đóng góp 48 96,00 50 100,00

Tổ chức tín dụng 32 64,00 27 54,00

Từ nguồn khác

Tổng số người dân được hỏi 50 50

Qua bảng 4.31 nhận thấy, nhận thức của người dân 2 xã về nguồn vốn, người kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM tương đối giống nhau: 100% người dân xã Đại Phác đều cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và do nhân dân đóng góp, 27% là từ các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, 100% người dân xã Ngòi A cho rằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và 64% là từ tổ chức tín dụng, có 4% số người dân được hỏi cho rằng nguồn vốn không do nhân dân đóng góp.

Bảng 4.32. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến 31/12/2015

Nội dung Ngòi A Đại Phác Số tiền (tỷ đông) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 3,25 18,30 75,508 58,92 Doanh nghiệp 1,0 5,63 1,250 0,97 Vốn tín dụng 5,576 31,38 28,650 22,3

Ngân sách Trung ương 7,208 40,58 20,743 16,18

Ngân sách địa phương

- Ngân sách Tỉnh - Ngân sách huyện 0,73 0,42 0,31 4,11 57,60 42,4 2,0 1,4 0,6 1,56 70 30 Tổng 17,764 100 128,151 100

Bảng 4.32 cho thấy, hai xã Ngòi A và Đại Phác đã nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn khác nhau, tương ứng với các hạng mục công trình cần xây dựng trong kỳ quy hoạch xây dựng NTM. Xét về tỷ lệ giữa các loại nguồn vốn với nhau của 2 xã có thể thấy, nguồn kinh phí để xây dựng NTM của xã Đại Phác chủ yếu là do nhân dân đóng góp (bao gồm ngày công, hiến đất, nguyên vật liệu được tính thành tiền) chiếm 58,92%, còn từ ngân sách Trung ương và địa phương không nhiều lần lượt là 16,18% và 1,56%. Trong khi đó, nguồn kinh phí do nhân dân xã Ngòi A

đóng góp chỉ chiếm 18,30% tổng số vốn huy động được của xã và nguồn vốn từ ngân sách Trung ương chiếm 40,58% và từ ngân sách địa phương là 4,11%.

Nguyên nhân của sự khác nhau trên giữa 2 xã là do:

* Cách thức tổ chức thực hiện của hai xã khác nhau:

Xã Đại Phác thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngoài việc phát động những phong trào của tỉnh, huyện, xã cũng có nhiều phong trào hay, như: Ngày 17/1/2012, BCĐ xây dựng NTM xã tiến hành phát động phong trào thi đua với chủ đề “Cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Đại Phác quyết tâm xây dựng thành công NTM giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn xã Đại Phác”, với các nội dung phát động cụ thể từng nhiệm vụ trong đề án quy hoạch, nội dung phân kỳ thực hiện hàng năm, tại mỗi thôn sẽ chọn một chủ đề làm điểm riêng để triển khai như xã Tân Thành được chọn làm cuộc cách mạng về đường GTNT đầu tiên…Ngoài ra, việc tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, bảng tin tuyên truyền, tại các tuyến liên thôn có PANO chiến lược về nội dung, ý nghĩa xây dựng NTM, ý nghĩa, tác dụng khi thực hiện từng công trình trong phương án quy hoạch, đặc biệt là việc làm đường, xây dựng NVH xã…, những khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng, xây mới qua phần đất của nhân dân... Cán bộ chính quyền xã rất nhiệt tình tham gia tuyên truyền, làm gương cho bà con tham gia phong trào xây dựng NTM trên địa bàn, từ đó, tạo hiệu ứng tích cực, khích lệ cho bà con cùng tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, ngày công lao động... Đặc biệt đối với những hộ còn chưa hiểu được chính xác mục đích, ý nghĩa của chương trình NTM nên chưa nhiệt tình tham gia thì Ban phát triển thôn tới tận nhà để tuyên truyền, vận động đối với những hộ đó.

Trong khi đó, xã Ngòi A lại chưa làm thật tốt công tác tuyên truyền, vận động, xã mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện chung, có tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, PANO,..nhưng lại chưa có những phong trào thiết thực, các kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền tới từng thôn, từng hộ một cách chi tiết, cụ thể dẫn đến Ban phát triển một số thôn còn thụ động, hạn chế trong cách thức truyền đạt thông tin tới bà con nhân dân. Hơn nữa, cán bộ trong BCĐ xã còn thiếu nhiệt tình trong quá trình vận động người dân tham gia xây dựng NTM.

* Công tác huy động nguồn vốn:

Xã Đại Phác: Có những cách thức huy động nguồn vốn rất linh hoạt và sáng tạo hơn xã Ngòi A. Các vấn đề về kế hoạch cụ thể, mức đóng góp tiền, ngày công lao động, thời gian thu tiền của người dân, thời gian khởi công, hoàn thành,

số vốn chi cho từng hạng mục công trình được thực hiện công khai, minh bạch, có giám sát của dân... để cho dân hiểu, dân tin và khi có các ý kiến thắc mắc sẽ được giải đáp ngay. Vận động các đồng chí cán bộ, đảng viên gương mẫu, cùng với đó là vận động người thân, gia đình, anh em của họ tham gia hưởng ứng, kêu gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Có công khai, niêm yết các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp làm gương tiêu biểu. Kết quả: 100% hộ dân trong xã đều tham gia đóng góp quỹ xây dựng NTM (người từ 18 tuổi trở lên 400.000 đồng/người/năm), tham gia hàng nghìn ngày công lao động (mỗi hộ 35 ngày công lao động/5 năm), đóng góp nguyên vật liệu, đặc biệt là hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, liên thôn, nội đồng, nhiều hộ sẵn sàng hiến đất ở với diện tích lớn như tại thôn Tân Thành có gia đình ông Vũ Văn Mậu (135,5 m2), ông Hoàng Tấn Minh (89,5 m2), bà Nguyễn Thị Hường (74,3 m2)…Theo Ông Phạm Tùng Nguyên – Chủ tịch UBND xã Đại Phác cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, đã có 263 hộ dân xã Đại Phác đã hiến tổng cộng 13.916m2 đất, trong đó diện tích đất ở là 12.050 m2, đất ruộng là 1.866 m2”.

Trong khi đó xã Ngòi A, công tác vận động nhân dân đóng góp kinh phí và kêu gọi tài trợ cho việc xây dựng NTM còn thiếu tính sáng tạo và hiệu quả. theo đồng chí Trương Công Bằng- Ủy viên BCĐ xây dựng NTM xã Ngòi A cho biết: “Hàng năm tiền đóng góp của người dân là rất hạn chế, một vài hộ dân đồng ý hiến đất mở đường giao thông nhưng không nhiều. Từ khi thực hiện chương trình, nhân dân trong xã đã hiến khoảng 0,65 ha đất, đóng góp 2.168 ngày công và có 23 hộ hiến đất, hiến tài sản”.

4.3.3.2. Đánh giá chung

a. Xã Ngòi A

* Xã Ngòi A là một trong những xã có tiến độ xây dựng NTM chậm nhất huyện Văn Yên. Căn cứ vào tình hình thực hiện với yêu cầu đề ra thì tính đến thời điểm hết năm 2015, xã Ngòi A đã đạt được 7/19 tiêu chí, đó là: Tiêu chí 01: Quy hoạch; Tiêu chí 03: Thủy lợi; Tiêu chí 04: Điện; Tiêu chí 08: Bưu điện; Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội. Trong 3 phương án quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch CSHT thì thì chỉ có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có tiến độ thực hiện tương đối tốt, 2 phương án quy hoạch còn lại thực hiện còn chậm. Cụ thể:

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp: Là một xã miền núi của huyện Văn Yên, chủ yếu là nền kinh tế nông- lâm nghiệp, nên việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp của xã được ưu tiên và bước đầu đạt được kế hoạch đề ra. Những vùng quy hoạch sản xuất được thực hiện và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đời sống ổn định. Tuy nhiên có vùng sản xuất rau an toàn và khu chăn nuôi tập trung lại chưa được thực hiện đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM.

Quy hoạch sử dung đất xã Ngòi A: Công tác thực hiện theo phương án quy hoạch trong 5 năm 2011- 2015 của xã Ngòi A có chất lượng còn thấp, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt mục tiêu, tiến độ đặt ra, như: Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông, đất cơ sở văn hóa, đất thể dục thể thao, đất bãi thải, xử lý rác thải, đất chợ.

Quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: Tình hình thực hiện quy hoạch CSHT của xã cũng rất chậm. Tính đến nay mới chỉ có hạng mục cơ sở y tế, bưu điện văn hóa xã, hệ thống cấp nước và hệ thống đài truyền thanh xã là hoàn thành. Các hạng mục khác đều đang thực hiện hoặc chưa được thực hiện.

* Nguyên nhân:

Chất lượng quy hoạch xây dựng NTM còn thấp, đôi chỗ chưa có sự thống nhất giữa đề án quy hoạch NTM với bản đồ thể hiện, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

BCĐ xây dựng NTM và Ban phát triển thôn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Một số cán bộ, đảng viên chưa thực sự năng động, nhiệt tình trong công tác thực hiện quy hoạch xây dựng NTM ở địa phương. Chưa phát huy hết vai trò trong huy động được nguồn vốn do xã hội đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là từ các doanh nghiệp, người dân trong xã nên một số tiêu chí không thực hiện được: chợ, NVH xã…

Công tác thông tin tuyên truyền: sự phối hợp giữa các ngành đoàn thể chưa thường xuyên liên tục, chưa hiệu quả nên có một bộ phận đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa có đủ nhận thức về chương trình xây dựng NTM. Vì thế, một bộ phận người dân trên địa bàn xã cho rằng xây dựng NTM là của nhà nước, sẽ do nhà nước đầu tư nên họ vẫn còn thụ động, mang tư tưởng trông chờ vào ngân sách của Trung ương và địa phương.

Do điều kiện KT- XH của xã còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp gây ảnh hưởng đến việc thu hút nhân tài vật lực và các nguồn đầu tư từ ngoài vào cũng như huy động được tối đa nguồn lực của toàn dân trong xây dựng NTM. Bên cạnh đó, có rất ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên kết quả thu được từ việc huy động sự ủng hộ của doanh nghiệp cũng thấp.

Chính quyền xã chưa đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư để thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn, chưa biết khéo léo lồng ghép những dự án xóa đói giảm nghèo với công tác xây dựng NTM để tăng thêm nguồn vốn có thể sử dụng. Theo như đồng chí Trương Công Bằng, việc huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở HTX của xã còn khá thấp, việc huy động nguồn lực của nhân dân cũng chưa đạt được mức tối đa, trong khi đó khối lượng vốn đầu tư cần có là rất lớn, nhất là xây dựng cơ bản, có những công trình vượt quá ngân sách của địa phương, do vậy tiến độ thực hiện chậm so với lộ trình. Đây có thể coi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện công tác quy hoạch xây dựng NTM xã Ngòi A.

b. Xã Đại Phác

* Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM xã Đại Phác đã có sự thay đổi toàn diện. Từ diện mạo nông thôn đến nhận thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)