Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 35)

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông dân và nông thôn. Cùng cả nước, Tỉnh ủy Yên Bái đã tích cực chỉ đạo triển khai chương trình này. Sau 5 năm, bộ mặt nông thôn nhiều nơi ở Yên Bái có nhiều khởi sắc. Để thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM, các cấp, các ngành của Yên Bái đã lập ban chỉ đạo điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, bước đầu kiện toàn, củng cố từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, thôn, bản, ban hành các văn bản hướng dẫn, hoàn thành xây dựng quy hoạch cho 152 xã theo đúng kế hoạch và lộ trình.

Công tác đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các huyện, xã trên địa bàn Tỉnh Yên Bái căn cứ vào:

- Nghị quyết 26/NQ- HĐND ngày 16/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về xây dựng NTM tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định 342/QĐ- TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.

- Quyết định số: 35/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Báiquy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Kết quả thực hiện Chương trình NTM tại tỉnh Yên Bái tính đến 31/12/2015 như sau:

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện Chương trình NTM tại tỉnh Yên Bái đến 31/12/2015 STT Chỉ tiêu Tổng số xã Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 19/19 tiêu chí 15 – 18 tiêu chí 10 – 14 tiêu chí 5 – 9 tiêu chí Dưới 5 tiêu chí 6 3 36 86 21 3,95 1,97 23,68 56,58 13,82 Tổng cộng: 152 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 Qua 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, thực hiện phong trào “Yên Bái chung tay xây dựng nông thôn mới” đã làm cho diện mạo nông thôn có sự đổi thay rõ nét. Đến nay, tỉnh có 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới bao gồm: Tuy Lộc (Thành phố Yên Bái), Đại Phác (Văn Yên), Liễu Đô (Lục Yên), Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp (Trấn Yên).

Thông qua lồng ghép các chương trình, tỉnh đã huy động trên 5.874 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó ngân sách Trung ương trên 283 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 1.100 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 374 tỷ đồng… Toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng trên 580km đường bê tông xi măng, mở mới trên 1.180 km; nâng cấp, làm mới 405 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với mức đầu tư 835 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 80%, 85% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, 83% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; 134 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh trật tự xã hội, thu nhập bình bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 16,5%. Hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông nông thôn được cải thiện. Sản xuất nông lâm nghiệp có tiến bộ mới, đảm bảo được an ninh lương thực, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có nhiều mô hình sản xuất của người dân đem lại hiệu quả, đời sống nhân dân được nâng lên. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ mới. An sinh xã hội và giảm nghèo bền vững hơn.

Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 50 xã (chiếm 33%) đạt tiêu chí về thu nhập, 20 xã (chiếm 13%) đạt tiêu chí số về tỷ lệ hộ nghèo, 85 xã (chiếm 56%) số xã đạt tiêu chí việc làm (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, 2015).

Thay đổi cách nghĩ, cách làm từ trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước sang phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia thực hiện các mục tiêu nông thôn mới chính là đòn bẩy để Yên Bái bứt phá trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phấn đấu về trước mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà tỉnh đã đề ra.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Yên Bái cũng còn nhiều hạn chế do điểm xuất phát của địa phương khi tiếp cận triển khai Chương trình này còn thấp cần khắc phục như:

- Về chính sách NTM: Cho đến nay, Tỉnh vẫn chưa có hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí được áp dụng riêng cho địa bàn Tỉnh Yên Bái trên cơ sở Bộ tiêu chí NTM của TW, nên tại nhiều xã ở các huyện trên địa bàn Tỉnh gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện.

- Số xã đạt chuẩn NTM còn thấp; tiến độ, chất lượng còn chậm, số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên ít. Tính bền vững của các xã đã đạt chuẩn chưa như mong muốn.

- Công tác tuyên truyền chưa tạo được sự đồng bộ, sâu rộng, chưa tạo được sự chuyển biến lớn về nhận thức của người dân, đặc biệt là nông dân.

- Nhận thức của một số bộ phận cán bộ các cấp và người dân về chương trình chưa đầy đủ, vẫn còn tâm lý thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; cán bộ, nhân dân ở cơ sở còn lúng túng trong cách làm và trong huy động nguồn lực; trình độ đội ngũ cán bộ địa phương, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, còn cứng nhắc trong quá trình tổ chức thực hiện, xây dựng các phong trào cũng như trong việc khơi dậy và phát huy các phong trào này trong nhân dân. Chưa tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp, trong nông dân, nông thôn…

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí tại huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.

Tình hình thực hiện các phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm trên địa bàn huyện.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Toàn bộ 27 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.

- Phạm vi thời gian: Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Yên

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường: Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo; Khí hậu; Hệ thống thủy văn;…

Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đối với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Văn Yên huyện Văn Yên

- Tình hình tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Văn Yên.

- Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Yên. - Đánh giá tình hình thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Nhóm 1: Quy hoạch: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch;

+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội (Giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư);

+Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất);

+ Nhóm 4: Văn hóa- xã hội - môi trường (Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Môi trường);

+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội);

+ Đánh giá chung.

3.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới hai xã điểm huyện Văn Yên, Yên Bái xã điểm huyện Văn Yên, Yên Bái

Khái quát chung về địa bàn từng xã nghiên cứu.

Khái quát phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng xã nghiên cứu.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở từng xã theo các tiêu chí:

+ Đánh giá theo chỉ tiêu sử dụng đất

+ Đánh giá theo địa điểm (các công trình, các vùng sản xuất)

Cách tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng xã.

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

3.4.1.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tỉnh Yên Bái, của huyện Văn Yên, của từng xã trong huyện được thu thập tại UBND huyện Văn Yên- tỉnh Yên Bái, UBND các xã trong huyện, ngoài ra khai thác thông tin trên các trang báo trí, tạp chí, điện tử...

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, KT- XH, văn hóa đời sống của huyện Văn Yên tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện Văn Yên.

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Đại Phác và xã Ngòi A.

3.4.1.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn (100 phiếu), đối tượng lựa chọn khảo sát là các hộ dân tại 2 xã được chọn nghiên cứu.

- Đối với các hộ dân tại 2 xã được chọn nghiên cứu, mỗi xã điều tra 50 phiếu bao gồm các thông tin điều tra về: Nhân khẩu, trình độ học vấn, khả năng huy động góp vốn, hỗ trợ về nhân lực, vật lực, sự hiểu biết về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tác động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến mọi mặt của nông thôn.

- Điều tra cán bộ huyện, cán bộ xã trao đổi về tình hình tổ chức thực hiện và tình hình thục hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.4.2. Phương pháp chọn điểm

Tìm hiểu tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại 2 xã đặc thù về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về chương trình xây dựng NTM cho công tác tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã khác trong huyện.

Xã Đại Phác là xã đầu tiên đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới” trên địa bàn huyện Văn Yên ngày 1/12/2015. Đến tháng 12/2015, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo quy chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới.

Xã Ngòi A là đại diện cho nhóm các xã gần như khó khăn nhất trên địa bàn huyện, trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn chậm tiến độ. Trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, năm 2011 xã mới chỉ có 2 tiêu chí đạt, đến cuối năm 2015 xã mới đạt được 7 tiêu chí.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Sau khi đã thu thập được các thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Word, Excel sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu bằng các bảng, biểu, đồ thị.

3.4.4. Phương pháp so sánh

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (năm 2011) với kết quả địa phương đạt được tính đến thời điểm đánh giá (ngày 31/12/2015). Căn cứ vào việc phân tích các số liệu điều tra thu thập được tại 02 xã để tiến hành đối chiếu, so sánh theo chỉ tiêu so sánh. Từ đó đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại vùng nghiên cứu.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương với bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

3.4.5. Phương pháp tiêu chí đánh giá

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Văn Yên bao gồm 3 loại hình quy hoạch: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất. Trong đó:

+ Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện.

+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.

+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thực hiện dựa trên 5 nhóm tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội; nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ hoàn thiện,...

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN VĂN YÊN HUYỆN VĂN YÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý 104o23’ đến 104o30’ độ kinh đông và từ 21o50’30” đến 22o12’ độ vĩ bắc.

- Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn.

- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 139.033,8 ha. Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với 312 thôn bản. Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường (UBND huyện Văn Yên, 2014).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a. Những nét đặc trưng của địa hình

Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng, kẹp giữa hai dãy núi Con Voi và Púng Luông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất là 1952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển. Với địa hình huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)