Qui trình định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá dịch vụ kế toán tại công ty cổ phần năng lực việt (Trang 74 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm công tác định giá dịch vụ kế toán của công ty cổ phần

4.1.6. Qui trình định giá

Giá thành sản phẩm, dịch vụ là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động, tiền vốn của doanh

nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn đầu vào sẽ xác định việc hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Ở công ty công tác quản lý giá dịch vụ, các chi phí cấu thành nên dịch vụ kế toán luôn được quản lý cũng như hạch toán một cách đầy đủ. Do đó, trước khi ký kết một hợp đồng dịch vụ kế toán với khách hàng, phòng kinh doanh và phòng dịch vụ trực tiếp nhận hợp đồng sẽ cùng nhau lập dự toán chi phí, từ đó xác định rõ hướng thực hiện và hạ giá thành thực tế. Việc lập giá thành kế hoạch giúp phòng dịch vụ xác định rõ hướng thực hiện giải quyết từ đó tiết kiệm chi phí và hạ giá thành dịch vụ kế toán thực tế.

 Tiến trình xác định giá dịch vụ kế toán tại công ty cổ phần Năng Lực Việt gồm 6 bước :

Bước 1: Xác định mục tiêu định giá. Bước 2: Phân tích sức cầu dịch vụ. Bước 3: Dự toán chi phí.

Bước 4: Phân tích giá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá.

Bước 6: Xác định mức giá cuối cùng.

 Bước 1: Lựa chọn mục tiêu định giá.

Nhằm tạo dựng vị thế trên thị trường, các dịch vụ của công ty được định giá nhằm phù hợp với hầu hết khách hàng từ những dịch vụ nhỏ nhất như tư vấn đến những dịch vụ kê khai hàng tháng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, ....

Giá dao động từ thấp tới cao tùy thuộc vào số lượng hóa đơn chứng từ, thời gian hoàn thành dịch vụ, loại hình công ty, độ khó của dịch vụ, tình trạng tồn đọng của công việc. Mục tiêu định giá mà công ty đưa ra đó là giá cả hợp lý, giữ trọn niềm tin khách hàng, đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

 Bước 2: Phân tích sức cầu dịch vụ.

Là việc xác định nhu nhu cầu dịch vụ kế toán trên thị trường nhằm phục vụ cho việc định giá của công ty. Việc phân tích sức cầu thị trường nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ, đây cũng là phần quan trọng quyết định đến thành công và phát triển của việc cung cấp dịch vụ của công ty, bởi nó đánh giá được lượng khách hàng tiềm năng và sức cầu khách

hàng mang lại, từ đó có thể định lượng được chi phí, lựa chọn phương pháp định giá và đưa ra giá tối ưu.

Ngày nay, nhu cầu về dịch kế toán của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Việc doanh nghiệp quyết định lựa chọn thuê một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế là một thực tế đang diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là hiện nay, chế độ chính sách thuế và các luật chuyên ngành đang được áp dụng mạnh mẽ trong công tác thanh kiểm tra quyết toán thuế. Đòi hỏi mỗi một cán bộ kế toán phải có kiến thức sâu và rộng.

Tại các công ty vừa và nhỏ, thay vì công ty phải xây dựng thêm một bộ phận kế toán thì toàn bộ công việc liên quan sẽ do một công ty chuyên trách khác thực hiện. Tùy nhu cầu của những công ty “khách hàng” này mà thị trường của ngành dịch vụ Kế toán có thể thay đổi tại Việt Nam.

Ngoại trừ một số hợp đồng với Nhà nước, còn lại giá tối đa thường được xác định chủ yếu dựa trên yếu tố thị trường.

Ở Công ty cổ phần Năng Lực Việt, lượng khách hàng tìm đến về số lượng đang vượt quá khả năng đáp ứng việc cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi khách hàng của công ty. Lãnh đạo công ty thông qua phân tích khách hàng mà lựa chọn những khách hàng phù hợp và có thể hợp tác lâu dài để phục vụ, từ chối những khách hàng mà nhận thấy sẽ không mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho công ty và trong quá trình cung cấp dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do lượng cầu lớn hơn cung nên mức giá công ty đưa ra đảm bảo phải thu được lợi nhuận tối đa nhưng vẫn phải phù hợp với thị trường.

 Bước 3: Dự toán chi phí.

Nhu cầu thị trường quyết định giá tối đa mà công ty có thể chào cho dịch vụ kế toán của mình, còn giá tối thiểu là do chi phí của công ty quyết định. Bước này phải xác định được các chi phí phát sinh trong quá trình làm dịch vụ: chi phí SXC, chi phí NCTT, chi phí QLDN.

 Chi phí NVLTT: Văn phòng phẩm giấy mực bút....

 Chi phí NCTT: Nhân viên phòng dịch vụ trực tiếp thực hiện dịch vụ . Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Chi phí NCTT được tính trực tiếp vào từng gói dịch vụ, từng hóa đơn, nó có thể được xác định rõ ràng và cụ thể cho từng hợp đồng dịch vụ kế toán của công ty.

 Chi phí SXC: Chi phí SXC bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí tiện ích như điện, nước, ...

Đặc điểm của chi phí SXC là không thể tính trực tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí. Chi phí SXC còn được gọi tên là chi phí chung hoặc chi phí sản xuất gián tiếp.

- Khi xác định chi phí hình thành dịch vụ, doanh nghiệp phải phân tích điểm hòa vốn. Điều này là cơ sở để xác định và lựa chọn giá cho phù hợp, lựa chọn mức giá tối thiểu ứng với từng hóa đơn khác nhau để đạt điểm hòa vốn.

Bước 4: Phân tích giá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Khách hàng định giá một dịch vụ thường dựa vào giá cả và chất lượng các dịch vụ tương đương. Do đó, để biết được mức giá của đối thủ công ty đã cho người đi khảo sát, so sánh đối chiếu giá cả và đặc điểm của dịch vụ với nhau, cố gắng tìm hiểu bảng đơn giá của các đối thủ cạnh tranh, thi thoảng hỏi người mua để biết được giá cả và chất lượng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh như thế nào.

Từ đó công ty sử dụng những hiểu biết về giá cả và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh làm điểm xuất phát để hình thành giá cho dịch vụ của mình. Dịch vụ của doanh nghiệp tương tự như dịch vụ cạnh tranh thì phải định giá gần với giá dịch vụ cạnh tranh, còn dịch vụ chất lượng thấp hơn thì không thể định giá cao hơn. Để có thể định giá cao hơn đối thủ thì doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình cao hơn. Về thực chất, công ty sử dụng giá để định vị sản phẩm của mình so với giá của đối thủ cạnh tranh.

 Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá.

Khi biết đồ thị đường cầu, tổng chi phí dự toán và giá cả của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể lựa chọn mức giá cho dịch vụ. Lựa chọn phương pháp định giá

 Bước 6: Xác định mức giá cuối cùng.

Sau khi cân nhắc giữa hai phương pháp định giá trên, dựa vào các yếu tố như mục tiêu lượng cầu thị trường, tham khảo gía đối thủ, năng lực nội bộ. Công ty sẽ đưa ra mức giá tối ưu nhất vừa đảm bảo lợi nhuận kiếm được, đảm bảo hài lòng khách hàng về mặt chất lượng dịch vụ, tạo dựng niềm tin của khách hàng ở khả năng thanh toán và lợi ích. Nhìn chung định giá dịch vụ tại công ty chưa có

một chính sách cụ thể và chặt chẽ nào nhưng do đặc thù công việc đa dạng và tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà công ty sử dụng các phương pháp để đưa ra mức giá phù hợp vừa lòng tâm lý khách hàng.

 Nguyên tắc định giá chung

- Nhằm bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.

- Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

 Về nguyên tắc, định giá dịch vụ cũng căn cứ trên chi phí: Chi phí tiền công dịch vụ, chi phí vật liệu.

Giá dịch vụ = Số giờ công * Đơn giá giờ công + CP vật liệu trực tiếp + % LN cho 1đ CPNVLTT Trong đó: Đơn giá giờ công =

Đơn giá giờ công LĐTT +

Đơn giá CP khác liên quan +

Lợi nhuận mong muốn cho 1h công

% LN cho 1đ CPNVLTT =

CP liên quan + LN mong muốn Tổng CP NVLTT trong kỳ

Tình huống cụ thể tại công ty: Trong năm 2016 công ty, có 20 nhân viên trực tiếp làm dịch vụ tại phòng dịch vụ. Bình quân một năm làm 50 tuần, một tuần làm 44 giờ (1 tuần làm 5,5 ngày và 1 ngày làm 8h), một năm số giờ trực tiếp làm dịch vụ là 44.000 giờ. Lợi nhuận mong muốn cho một giờ lao động trực tiếp là 10.000 đồng.

Bảng 4.2. Chi phí kế hoạch của công ty năm 2016

Chi phí Thành tiền (đồng)

Lương công nhân trực tiếp làm dịch vụ 1.440.000.000

Lương nhân viên quản lý 432.000.000

Các khoản: BHXH, BHYT, BHTN 411.840.000

Khấu hao TSCĐ 135.261.963

Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, công cụ dụng cụ 38.250.695

Chi phí văn phòng phẩm 110.506.320

Chi phí dịch vụ mua ngoài 262.356.108

Chi phí bằng tiền khác 50.638.905

Tổng 2.880.853.991

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Năng Lực Việt

Từ bảng 4.2 ta thấy, chi phí kế hoạch của công ty trong năm 2016 dự kiến phát sinh các khoản nhưng chủ yếu nhiều nhất ở chi phí nhân công trực tiếp làm dịch vụ là 1.440.000.000 đồng, các khoản như chi phí văn phòng phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác có kế hoach chiếm phần ít hơn so với lương nhân công trực tiếp làm dịch vụ.

+ Giá cho một giờ lao động và phụ phí làm dịch vụ của công ty được lập như bảng 4.3.:

Bảng 4.3. Định giá dịch vụ tại công ty năm 2016

Chi phí Theo thời gian lao động Thành tiền Giá 1 giờ (đồng)

Lương công nhân trực tiếp làm dịch vụ 1.440.000.000

Các khoản: BHXH, BHYT, BHTN 316.800.000

Cộng 1.756.800.000 39.927

Lương nhân viên quản lý 432.000.000

Các khoản: BHXH, BHYT, BHTN 95.040.000

Khấu hao TSCĐ 135.261.963

Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, công cụ dụng cụ 38.250.695

Chi phí văn phòng phẩm 110.506.320

Chi phí dịch vụ mua ngoài 262.356.108

Chi phí bằng tiền khác 50.638.905

Cộng 1.124.053.991 25.547

Lợi nhuận mong muốn theo thời gian LĐTT 440.000.000 10.000

Tổng Cộng 2.880.853.991 65.474

Từ bảng 4.3. ta thấy, với giá của 1h làm dịch vụ 65.474 đồng công ty thu được lợi nhuận 10.000 đồng theo thời gian LĐTT, ngoài ra, với giá này bù đắp được các khoản phụ phí phát sinh.

Ở doanh nghiệp dịch vụ kế toán việc tập hợp chi phí để định giá dịch vụ cũng sẽ được ước chừng hay dự toán trước. Trước khi một hợp đồng sửa chữa được ký thì mọi chi phí thực hiện hợp đồng này sẽ được dự tính trước và cho vào giá của một hợp đồng cụ thể để đi đến sự nhất trí cả hai bên.

Giá của dịch vụ kế toán đã bao gồm các khoản phí, ngoài ra còn có thêm một mức lợi nhuận thu được tính theo giá của lao động trực tiếp làm dịch vụ và NVL sử dụng trong hóa đơn.

Để hiểu rõ hơn cách định giá dịch vụ của công ty cần đi sâu tìm hiểu quy trình hoạt động của dịch vụ và bảng giá dịch vụ của công ty.

Trình tự lập dự toán chi phi dịch vụ tại Công ty cổ phần Năng Lực Việt.

Sơ đồ 4.1. Trình tự lập dự toán chi phí dịch vụ

Việc định giá của công ty được xuất phát từ bộ phận quản trị cơ sở như bộ phận kinh doanh,... Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh doanh, trị trường và những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh , các bộ phân trong công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của mình để tiến hành lập dự toán về các chỉ tiêu chi phí thuộc bộ phận của mình và chuyển cho nhà quản trị cấp cao xem xét, có ý kiến, phê chuẩn. Sau khi xem xét, nghiên cứu, tổng hợp các thông tin đó nhận thấy các dữ liệu là hợp lý thì quản trị cấp cao sẽ phê duyệt.

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả do thị trường quyết định. Tuy vậy, thị trường chỉ giữ vai trò quyết định giá khi các doanh nghiệp đưa ra giá cả của sản

Quản trị cấp cao Các phòng ban Các phòng ban Phòng dịch vụ Phòng dịch vụ dịch vụ Phòng dịch vụ Phòng

phẩm hay giá của dịch vụ ra thị trường. Quyết định giá cả của các nhà quản lý trong doanh nghiệp là tiền đề cho sự quyết định của thị trường. Vì vậy, giá cả cũng là căn cứ để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau.

Quyết định giá của các nhà quản lý sẽ tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.

Định giá dịch vụ phải tuân theo một nguyên tắc đó là giá phải bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra và mang lại một khoản lợi nhuận mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá dịch vụ kế toán tại công ty cổ phần năng lực việt (Trang 74 - 81)