Tình hình thực hiện công tác quyhoạch sử dụngđất của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 40)

a. Thời kỳ trước Luật Đất đai 1993

- Thời kỳ 1975 – 1980: Thời kỳ này Chính phủ đã lập quy hoạch cho cả nước, cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của cả nước, trong đó coi quy hoạch đất nông nghiệp, lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển.

- Thời kỳ 1981 – 1986: quy hoạch sử dụng đất đã được nâng lên một bậc mới về nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch.

- Thời kỳ 1987 – 1993:Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đất đai 1998 và chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988. Đây là Luật đất đai đầu tiên được ban hành xác định vai trò, vị trí của công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, Luật Đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai. Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể

và hoàn chỉnh ở các cấp. Ngày 18/2/1992 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã hoàn thành tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã chính vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã được thực hiện.

b. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai 1993 (từ năm 1994 đến 2003)

Ngày 15/10/1993 Luật Đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực. Luật Đất đai 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Để thực hiện Nghị định 68 ngày 01/11/2001 có Thông tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định 68 của Tổng cục Địa chính.

c. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai 2003

- Để thực hiện Luật Đất đai 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 181/NĐ- CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất.

- Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong giai đoạn này, cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan thẩm định. Cả nước có 531/681 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 (chiếm 77,97%); 98 huyện đang triển khai (chiếm 14,4%); còn lại 52 huyện chưa triển khai (chiếm 7,64%), phần lớn là các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước trình Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 và được thông qua tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước đã được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Đối với đất quốc phòng, an ninh: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.

- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước, các tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương đã tiến hành lập quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương. Đến nay, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành lập quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, đã được Chính phủ ra Nghị quyết phê duyệt.

- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được phê duyệt, các huyện đã tiến hành lập quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương. Đến nay, cả nước đã có 698 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tiến hành lập quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện xã: Cả nước có 11.112 xã, phường, thị trấn đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu, việc lập quy hoạch sử dụng đất đã lồng ghép trong đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã đến năm 2020.

d. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay (từ ngày 1/7/2014 đến nay)

- Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2013 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã

hội của đất nước. Luật Đất đai 2013 có 14 chương và 212 điều, trong đó có 17 điều quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 đã có những quy định rõ ràng, chi tiết về công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Để tạo điều kiện cho việc thực hiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ngày 15 tháng 5 năm 2014 Chính phủ đã ban hành nghị định 43/ NĐ – CP, quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành thông tư số 29/2014/ TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực và được thi hành, công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc lập quy hoạch đã tính đến vấn đề môi trường và bảo vệ, cải tạo quỹ đất của địa phương. Luật Đất đai 2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nước ta.

Hiện nay, tất cả các tỉnh trong cả nước đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo quy định mới của Luật Đất đai. Bên cạnh đó, công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015 cũng đang được hoàn thiện. Các tỉnh đang tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 và tiến hành điều chỉnh quy hoạch 5 năm cuối 2016 – 2020.

Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp, nông thôn, đất đai được sử dụng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đất ở nông thôn được cải tạo, chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hóa. Đất có mục đích công cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta đã được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; việc tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được đã được chú trọng thực hiện; quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.3.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở Việt Nam

Nhìn chung việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ theo các căn cứ, nguyên tắc, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai đã quy định. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã tuân thủ theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch cho các dự án đã được phê duyệt đã được quan tâm đẩy nhanh tiến độ.

Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước đi vào thực tế, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại quỹ đất của cả nước góp phần đưa việc sử dụng đất đi vào nề nếp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nền kinh tế hàng hóa. Kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện. Đất dành cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa.

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường, những vi phạm trong quản lý sử dụng đất từng bước được khắc phục. Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ; đấu giá quyền sử dụng đất đã có nhiều cố gắng. Năm 2015 cố gắng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận QSDĐ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như sau: Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn chậm trễ, thiếu triệt để. Trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác về quản lý sử dụng đất đai từ huyện đến cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế.

Ở Việt Nam, từ năm 1994 Chính phủ đã đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Năm 1997, Quốc hội có Nghị quyết số: 01/1997/QH9 về quy hoạch sử dụng đất cả nước 5 năm 1996 - 2000 và được Quốc hội khoá XI phê duyệt tại kỳ họp thứ 5.

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa XIII ngày 29/11/2013 đã biểu quyết thông qua Luật đất đai năm 2013 trong đó quy định quy hoạch sử dụng đất nước

ta gồm quy hoạch (Quốc gia, tỉnh, huyện, quốc phòng, an ninh) trong đó kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kỳ kế hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh là 5 năm, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Nội dung của Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm:

Định hướng sử dụng đất 10 năm, xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp huyện và cấp xã, giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất...Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện gồm căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực, các cấp; khả năng đầu tư huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất (Viện Điều tra quy hoạch, 2000).

Điều 46 Luật đất đai 2013 nêu việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, do tác động của thiên tai, có sự điều chỉnh của quy hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất, có sự điều chỉnh địa giới hành chính.

Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất đã góp phần xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện theo căn cứ, trình tự mà các văn bản hiện hành có liên quan đến Luật đất đai quy định. Điều này đã làm tăng hiệu lực và ngày càng hiệu quả cao trong quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước, góp phần làm thay đổi cuộc sống nhân dân (Lương Văn Hinh và cs., 2003).

Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến 2020 đồng thời chủ trương tăng thời hạn giao đất nông nghiệp ổn định lên 50 năm cùng các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái, cây công nghiệp có giá trị cao, phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế được chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác.

Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá… đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, đất đai được sử dụng phát triển công nghiệp theo hướng hàng hoá. Đất nông thôn được cải tạo, chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hoá. Đất có mục đích công cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân…

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai công tác Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta cho thấy còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; Quy hoạch chồng chéo giữa địa phương và Trung ương, thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng quá chậm, đặc biệt với các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới. Diện tích đất thực tế đã sử dụng xây dựng nhà xưởng so với diện tích đã giao, cho thuê tại các KCN chiếm tỷlệ thấp, so với diện tích quy hoạch đã thu hồi còn thấp hơn nữa.

Cả nước có 289 KCN (với tổng diện tích gần 81.000 ha) trong đó có 191 KCN (66,08%) đã đi vào hoạt động, còn lại 98 KCN đang giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn tiếp tục lập mới các KCN mà không quan tâm đến khả năng thu hút các nhà đầu tư, việc chọn điạ điểm xây dựng các KCN chưa tuân theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, ở nhiều nơi có quá nhiều KCN, nhiều địa phương sử dụng diện tích đất chuyên trồng lúa, đất có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)