Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 58 - 61)

4.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Tiền Hải là một trong 2 trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thái Bình, có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi cho việc

giao lưu kinh tế, xã hội. Vị trí thuận lợi cho phép Tiền Hải giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội cùng với các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Tiền Hải có tiềm năng đất đai rộng lớn có rất nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế toàn diện, đặc biệt là phát triển đô thị, công nghiệp – xây dựng và thương mại. Bên cạnh đó, nguồn đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp của huyện thì phì nhiêu, màu mỡ do được bồi đắp phù sa bởi sông Hồng và sông Trà Lý nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của huyện.

Môi trường sinh thái của huyện tương đối tốt, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có các di tích lịch sử văn hóa lâu đời là lợi thế lớn để phát triển ngành dịch vụ - du lịch.

Vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, thông tin liên lạc thuận tiện và kết cấu hạ tầng giao thông từng bước được nâng cấp mở rộng giao thương phát triển với các vùng kinh tế khác. Tiền Hải có tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề, làng nghề truyền thống tạo sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn, người lao đồng cần cù, chịu khó và khá năng động, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Đó là những tiềm năng thế mạnh nổi bật cần được khai thác triệt để nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.

4.1.3.2. Khó khăn

Ngoài nh Khó khănghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Đó là những tiềm năng th

- Xuoài nh Khó khănghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ. Đó là những tiềm năng thế mạnh nổi bật cần được khai thác triệt để nhằm thúc đẩy ph

- Muoàiộ dân số cao, mức gia tăng dân số hàng năm là sức ép đối với nền kinh tế về việc làm cho người lao động và bố trí đất ở, đất công cộng.

- Đuoàiộ dân số cao, mức gia tăng dân số hàn

- Lao độ dân số cao, mức gia tăng dân số hàng năm là sức ép đối với nền động có tay nghề cao và cán bộ quản lý kinh doanh giỏi. Một số đơn vị sản xuất công nghiệp thiết bị còn lạc hậu, sản xuất kinh doanh không ổn định, nhiều sản phẩm của nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Kinh t dân số cao, mức gia tăng dân ng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ, đòi hỏi phải mở rộng thêm đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại - dịch vụ, trong đó chủ yếu lấy vào đất nông nghiệp, sẽ làm giảm quỹ đất lúa chất lượng tốt.

- Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, chưa tạo được nhiều đột phá trong phát triển kinh tế. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ, phân tán, chưa có ngành, lĩnh vực và sản phẩm mũi nhọn, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến chưa cao. Chưa có lợi thế trong việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp phát triển chậm.

- Trong phát triển nông nghiệp, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp; điều kiện phát triển thuỷ sản còn hạn chế; tăng trưởng chăn nuôi chưa cao. Đầu tư cho tiến bộ khoa học kỹ thuật (trong đó có nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật tiến tiến, áp dụng sinh học chưa được du nhập phát triển). Thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm chưa ổn định và ít được mở rộng. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa còn thấp. Sự liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, những năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn hẹp, chủ yếu từ vốn ngân sách của trung ương và của tỉnh, nguồn vốn bổ sung hỗ trợ từ ngân sách huyện cho phát triển rất thấp. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư ngày càng nhiều khó khăn.

- Sự phát triển xây dựng còn thiếu tập trung, chủ yếu bám dọc các trục đường chính, việc khai thác quỹ đất theo chiều sâu còn hạn chế. Việc sử dụng đất không hợp lý, sai mục đích vẫn còn diễn ra ở cấp cơ sở. Hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế về quy mô và chất lượng, nhiều vùng còn thiếu cơ sở hạ tầng, đi lại khó khăn như Đông Phong, Đông Hải, Nam Hải… nên việc khai thác quỹ đất cho phát triển kinh tế, xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Những khó khăn hạn chế nêu trên có ảnh hưởng tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, do vậy cần có phương hướng khắc phục, vượt qua trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)