Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 52 - 58)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-2015 đạt 13,9%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ: 24% - 34% - 42%. Giá trị thu trên 1 ha đất canh tác 163,8 triệu đồng tăng 62,2% so với năm 2011. Thu nhập bình quân theo đầu người 38,6 triệu đồng/ năm tăng 114,4% so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực đem lại hiệu quả cao giữa các ngŕnh vŕ trong nội bộ từng ngành, đã tạo thêm việc làm cho người lao động.

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế * Nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 3,4%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản giảm ngành trồng trọt. Diện tích hoa, cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao tăng từ 1.525,9 ha (năm 2011) lên 1.625 ha (năm 2015); Quất cảnh Tiền Hải được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường sản phẩm cây cảnh; đã hình thành vùng sản xuất hoa chất lượng cao, mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao được đầu tư đồng bộ trong nhà lưới, nhà kính.

Chăn nuôi phát triển mạnh. Giá trị chăn nuôi chiếm 65% toàn ngành sản xuất nông nghiệp (năm 2011 chiếm 59,9%). Mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn huyện có 232 trang trại đạt tiêu chí theo quy định.

Các ngành nghề chế biến, dịch vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển. Công tác bảo vệ cây trồng vật nuôi, khuyến nông được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ dạo và đạt kết quả tốt.

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng bình quân 5 năm (2011-2016) đạt 16,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 166% từ 943 tỷ đồng (năm 2011) lên 2.510 tỷ đồng (năm 2016). Toàn huyện có khoảng 5.200 lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (UBND huyện Tiền Hải, 2012, 2017).

* Xây dựng

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, hoạt động xây dựng và chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch; xây dựng và ban hành quy chế quản lý; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Đô thị sinh thái Trái Diêm II - huyện Tiền Hải, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Đô Thị Nam Sơn.

* Thương mại, dịch vụ

Triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại. Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hoá, gây sốt giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Giá trị các ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 18,5%/năm. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế phục vụ đời sống nhân dân.

Hệ thống các chợ (7 chợ chính và hàng chục chợ nhỏ lẻ) sinh hoạt đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Các ngành, địa phương, Ban quản lý các chợ tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển với nhiều loại hình dịch vụ. Mạng lưới viễn thông đa dạng, có độ phủ rộng, thuê bao Internet và My TV phát triển nhanh.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp xây dựng từ 27,5% năm 2011 lên 39,4% năm 2016. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ 47,8% năm 2011 xuống còn 37,6% năm 2016, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 đạt 751 tỷ đồng tăng 21,2% so với năm 2011; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây rau màu có giá trị cao như khoai tây, cà chua, bí đao… và chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại.

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện Tiền Hải

Đơn vị tính: %

Ngành 2006 2011 2016

1. Công nghiệp, xây dựng 18,7 27,5 39,4

2. Dịch vụ 25,0 24,7 23,0

3. Nông nghiệp, thủy sản 56,3 47,8 37,6

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bệnh dịch cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn tiếp tục phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Trong thời gian qua, huyện đã tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệch gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, ngập úng, các biện pháp khắc phục sản xuất sau ngập úng, đảm bảo ổn định sản xuất.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – TTCN và xây dựng cơ bản năm 2016 đạt 787,5 tỷ đồng. Toàn huyện có 24 làng nghề, xã nghề với hơn 60 nghề khác nhau, thu hút khoảng 40000 lao động trong và ngoài huyện. Toàn huyện có trên 80 doanh nghiệp hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh hàng trăm tỷ đồng đã tạo them việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

tăng trưởng cao như công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 8,9%; sản xuất trang phục tăng 37,02%...

Về xây dựng cơ bản, năm 2016 đạt 137,9 tỷ đồng, tăng 19,35% so với năm 2011, các nguồn vốn thuộc nguồn trái phiếu chính phủ, vốn của tỉnh đầu tư đều được triển khai đúng tiến độ. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt song cũng chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống nhân dân.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Năm 2016, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ toàn huyện đạt 460 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2011; tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13,6%. Huyện đã xây dựng được quy hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ, đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, kêu gọi vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại của huyện ở thị trấn và các chợ đầu mối.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Bảng 4.2. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện qua các năm 2011-2016 Năm Lao động trong độ tuổi (người) Nông nghiệp – Thủy sản (%) Công nghiệp – XD (%) Thương mại – DV (%) 2011 103.683 59,99 31 9,01 2012 104.563 59,76 31,33 8,91 2013 105.277 59,77 31,55 8.61 2014 104.021 59,28 31,94 8,78 2015 104.697 54,9 32,5 12,6 2016 105.300 54 32,9 13,1

Năm 2016 dân số của huyện là 231.150 người với tổng số 105.405 lao động. Tỉ lệ tăng dân số là 0,8%/năm. Kinh tế xã hội phát triển đã tạo việc làm mới cho nhiều lao động, bình quân hằng nãm tạo thêm việc làm cho 6.466 lao động. Hiện tại lực lượng lao động nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu lao động có nhiều chuyển biến, tỉ lệ lao động từ ngành nông nghiệp, thủy sản giảm theo chiều hướng tích cực chuyển sang lao động có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ.

người năm 2016 đạt từ 8-10 triệu đồng/ người/ năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 13,9% năm 2011 xuống còn 10,39% năm 2016. Số hộ thoát nghèo bình quân 5 năm là 1066 hộ, tỉ lệ hộ gia đình chính sách hưởng trợ cấp xã hội bình quân 5 năm là 17,9%

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Huyện Tiền Hải hiện có một thị trấn Tiền Hải với tổng diện tích tự nhiên là 38,59 ha với quy mô dân số là 4297 người, mật độ dân số 3623 người/ km2. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa mà cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan hành chính của huyện.

Thực trạng phát triển đô thị thị trấn Tiền Hải còn nhiều hạn chế như khu vực dân cư chưa được quy hoạch đồng bộ và hợp lí, hạ tầng khu vực ngoại thị trấn còn phát triển thấp, vệ sinh môi trường chưa tốt, các khu nhà trong thị trấn hầu hết do nhân dân tự thiết kế mà chưa được thiết kế đồng bộ. Kết cấu hạ tầng khu dân cư nông thôn chưa được hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước chủ yếu là hệ thống thoát nước tự nhiên, khả năng tiêu nước chậm có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư nông thôn đã được quan tâm và đầu tư, hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội bộ các khu dân cư, các công trình y tế, văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư nâng cấp, nhà ở của nhân dân được xây dựng ngày một đẹp hơn. Tuy nhiên hình thái khu dân cư nông thôn vẫn mang đậm sắc thái của làng, xã khu vực đồng bắng sông Hồng. Hệ thống thoát nước tự nhiên là chủ yếu, mạng lưới điện đã phủ rộng khắp nhưng chưa đồng bộ, bị xuống cấp, đường nông thôn còn hẹp, môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm, đặc biệt ở các xã có làng nghề.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a.Giao thông

Hệ thống giao thông huyện Tiền Hải bao gồm giao thông đường bộ và giao thông đường thủy. Huyện Tiền Hải có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi phục vụ cho phát triển kinh tế, dịch vụ và trao đổi, giao lưu với các huyện trong tỉnh, ngoài tỉnh kể cả hiện tại và tương lai (gồm quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ).

Về hệ thống bến bãi thì toàn huyện có 15 bến, bãi chứa xe – vật liệu, 26 bến đò, 2 bến phà và 1 cảng. Tuy nhiên chất lượng hạ tầng các bến bãi còn thấp,

quy mô nhỏ, chưa được quy hoạch hoàn thiện nên khai thác kém hiệu quả. Mạng lưới đường thủy trong huyện chủ yếu trên 3 sông là sông Hồng, sông Trà Lý và sông Kiến Giang. Lượng tàu thuyền đi lại ít, tải trọng nhỏ.

b. Thủy lợi

Tiền Hải có hệ thống thủy lợi khá phát triển, diện tích đất thủy lợi năm 2015 là 1.733,36 ha bao gồm hệ thống cống, trạm bơm, hệ thống sông, kênh cấp I, II, III và hệ thống kênh mương nội đồng.Những năm gần đây, nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư, nâng cấp và đưa vào sử dụng.

c. Cấp thoát nước

Hiện nay, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước máy trên địa bàn huyện còn thấp.Hệ thống thoát nước chủ yếu dựa vào hệ thống sông, kênh mương các cấp và hệ thống trạm bơm.Về cơ bản đã đảm bảo chủ động tiêu thoát nước trong mùa mưa bão.

d. Giáo dục – Đào tạo

Huyện Tiền Hải là huyện có nền giáo dục luôn đứng vị tri tốp đầu của tỉnh về chất lượng đại trà còn chất lượng giáo dục mũi nhọn đang được nâng cao.Là huyện đạt chỉ tiêu cao so với toàn tỉnh về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi cũng như chất lượng dạy và học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong huyện đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá cao. Tuy nhiên nhiều trường chưa đủ phòng học; bộ môn, thiết bị giảng dạy còn thiếu, tiến độ kiên cố hóa trường còn chậm nhất là trường mầm non; số trường đạt chuẩn còn thấp, đội ngũ giáo viên đủ và chất lượng nhưng chưa đồng bộ, tình trạng dạy chéo ban vẫn còn.

e. Y tế

Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị được củng cố kiện toàn, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo cơ bản; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Qua các năm tỷ lệ khám chữa bệnh năm sau cao hơn năm trước. Việc tổ chức giáo dục y đức cho đội ngũ thầy thuốc luôn được đề cao, không để xảy ra các biểu hiện tiêu cực và sai sót trong chuyên môn. Trung tâm Y tế thường xuyên nắm bắt diễn biến của bệnh theo thời tiết và mùa vụ để chỉ đạo đội ngũ cán bộ phòng dịch, chủ động nắm bắt phát hiện các điểm dịch có khả năng xuất hiện để dập dịch.

f. Văn hóa

Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp.Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các lễ hội được tổ chức đúng quy chế, các hủ tục lạc hậu dần được phá bỏ, lối sống văn minh dần được hình thành, phong trào xây dựng thôn làng, đơn vị, gia đình văn hóa phát triển mạnh.

g. Thể dục – thể thao

Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Phong trào thể dục thể thao trong các trường học được quan tâm đẩy mạnh, chất lượng giảng dạy thể dục thể thao ngày càng được nâng cao.

h. Năng lượng

Năm 1964 khởi công trạm trung gian Thẫm với công suất 1800KVA để phục vụ cho các trạm bơm và kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Thời kỳ 1995 – 2000 là thời kỳ phát triển mạnh.Hiện nay, mạng lưới điện đã được trải rộng khắp tất cả các xã, thị trấn.Hệ thống truyền tải điện năng có khả năng truyền tải cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt của người dân.

i.Bưu chính – viễn thông

Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 bưu cục khu vực, 4 bưu cục trung tâm và 30 điểm văn hóa xã, thị trấn đạt 100% số xã, thị trấn có bưu điện văn hóa. Tất cả các bưu cục đều được trang bị đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông.

k. Quốc phòng an ninh

Trong những năm qua, công tác an ninh quốc phòng của huyện được chỉ đạo chặt chẽ, toàn diện. Tình hình an ninh nông thôn ổn định. Các mâu thuẫn, đơn thư khiếu nại được giải quyết kịp thời, giữ vững trật tự xã hội, an ninh chính trị. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)