Đánh giá tình hình việc thực hiện quyhoạch sử dụngđất huyện Tiền Hải đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 88 - 92)

Hải đến năm 2015

4.3.4.1. Những mặt đạt được và tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở huyện Tiền Hải

Về mặt số lượng có thể thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện Tiền Hải đã được triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ từ cấp xã đến cấp huyện. Đặc biệt nếu so với các huyện khác kết quả thực hiện quy hoạch cũng khá cao. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất kết quả thực hiện đất nông nghiệp đạt 83,43%, đất phi nông nghiệp đạt 82,79%. Kết quả thực hiện

chi tiêu về phân bổ diện tích các loại đất theo năm đạt tỷ lệ cao, bên cạnh đó chỉ tiêu chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thu hồi đất đạt tỷ lệ thấp. Công tác quản lý đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa đã được quản lý chặt chẽ từ công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến xem xét, thẩm định hồ sơ thu hồi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước và trồng cây lương thực sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Nhìn chung việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong những năm 2010 – 2015 trên địa bàn Huyện đã đạt được những kết quả nhất định, quá trình sử dụngđất đã cơ bản dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để quỹ đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng đất, chưa thực sự tính toán đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Huyện cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đó là:

Việc phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện với cấp xã có sự chênh lệch lớn, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa thực sự phù hợp theo đúng quy định.

Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, đặc biệt là sử dụng đất tại các khu dân cư nông thôn, khu đô thị,... ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất, gây ra việc sử dụng đất lãng phí, trong khi đó nhiều công trình không có trong quy hoạch sử dụng đất nhưng vẫn được triển khai thực hiện.

Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt chưa được quan tâm đúng mức, việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và chấp hành nghiêm túc. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế hoặc không hợp lý; nhiều khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch kịp thời.

4.3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở huyện Tiền Hải

Theo quy định chung của Luật Đất đai năm 2013, việc lập QHSDĐ phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với các quy hoạch ngành khác như: quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch nông thôn mới…Vấn đề gắn kết QHSDĐ với quy hoạch xây dựng đô thị của huyện là rất quan trọng. QHSDĐ xác định tổng nhu cầu đất cho mục đích phi nông nghiệp, bao gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất chuyên dùng nhưng chưa xác định được cụ thể cơ cấu sử dụng đất của hệ thống đô thị theo định hướng phát triển đô thị, trong khi quy hoạch xây dựng đô thị quy định rõ chức năng của từng khu vực, tạo lập cơ sở không gian về kiến trúc, cảnh quan,…

+ Chất lượng lập quy hoạch sử dụng đất chưa cao

Quy hoạch còn thiếu cơ sở khoa học: Điều này thể hiện ngay trong phương án QHSDĐ. Trong bản quy hoạch được lập chỉ duy nhất có một phương án, chưa có phương án so sánh. Một phương pháp giản dị mà các nhà kinh tế hay dùng là phân tích lợi ích – chi phí (lấy giá trị của lợi ích trừ chi phí mà dương thì nên làm, dương càng lớn thì càng nên làm) vẫn chưa được áp dụng vào phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong bản quy hoạch của huyện nên sức thuyết phục không cao.

Tính toán nhu cầu sử dụng đất khi lập quy hoạch còn phiến diện, chưa đủ căn cứ, cơ sở khoa học và chưa sát với thực tế: Khi lập quy hoạch, mặc dù các nhà quy hoạch có điều tra, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các xã, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các xã, nhưng thường nhiều ngành chưa xây dựng được định hướng chiến lược phát triển dài hạn mà chỉcó kế hoạch ngắn hạn (5 năm hoặc hàng năm) theo kế hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch phân bổ ngân sách của huyện nên rất khó xác định nhu cầu sử dụng đất về quy mô diện tích lẫn vị trí của từng công trình, dự án cho cả thời kỳ (10 năm), trong khi công tác dự báo lại chưa đánh giá hết được những tác động do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vì vậy chưa lường hết được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm xác lập quy hoạch cũng như khi vào thực tiễn.

Các giải pháp trong phương án quy hoạch đề cập còn sơ sài, chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể, có tính đặc thù. Ví dụ như khi quy hoạch vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản,…thì phải có giải pháp về đầu tư hạ tầng như thế

nào, đầu tư ở đâu, ai là người đầu tư, giải pháp về thị trường, giải pháp về tổ chức sản xuất,…

+ Còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư

Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận. Điều này đã gây không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch được duyệt.

+ Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch

Tuy quy hoạch đã dành một số quỹ đất đáp ứng nhu cầu cho mọi ngành, lĩnh vực, nhưng do thiếu vốn nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế,…đã không thực hiện hoặc thực hiện với tiến độ chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

+ Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến và công khai quy hoạch

Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt.

+ Hạn chế của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch:

Trình độ, năng lực của các nhà quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại.

+ Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, chưa được quan tâm; tư tưởng xem nhẹ của không ít cán bộ lãnh đạo, đại biểu HĐND về công tác QHSDĐ đã buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chính quyền ở cơ sở cũng như các cơ quan quản lý chưa thường xuyên rà soát, xử lý những bất cập trong quá trình thực hiện và chưa kịp thời kiến nghị cơ chế, chính sách, chế tài thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)