Tình hình lập và thực hiện quyhoạch sử dụngđất của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 40)

Ngày 28/3/2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 39/NQ-CP về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011- 2015 tỉnh Thái Bình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh, làm cơ sở để các cấp chính quyền định hướng việc sử dụng đất đai, làm tăng lợi ích cộng đồng. Nhờ có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thái Bình đã kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào các mục đích khác; chủ động trong việc khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai góp phần giúp cho các điạ phương đánh giá chính xác tiềm năng đất đai của mình.

Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại địa phương cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều cấp uỷ đảng chính quyền, còn xem nhẹ vai trò của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất coi đây là nhiệm vụ của riêng ngành Tài nguyên - Môi trường. Một số địa phương khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai chưa tổ chức tốt việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất đai ở các cấp, các ngành nên nhiều dự án có nhu cầu sử dụng đất không đăng ký, hoặc có dự án đã đăng ký nhưng không khả thi do nguồn vốn thiếu, do chưa điều tra xử lý tốt nguồn thông tin . . . Vì vậy tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, nội dung quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế và môi trường trong sử dụng đất nên hiệu quả sử dụng không cao (UBND tỉnh Thái Bình, 2014).

Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, đồng bộ, còn chồng chéo giữa các quy hoạch ngành và giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch xây dựng đô thị. Trong khi quy hoạch sử dụng đất đai phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch các ngành như nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp . . . do vậy việc cập nhật thông tin, tài liệu, số liệu điều chỉnh để bổ sung vào phương án quy hoạch sử dụng đất không đạt kết quả như yêu cầu (UBND tỉnh Thái Bình, 2014).

Tuy nhiên, sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, không theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh Thái Bình đã tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 và lập kế hoạch sử

dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010), được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 24/2007/NQ-CP ngày 23/04/2007 với một số chỉ tiêu chính như sau:

- Đất nông nghiệp 104.214 ha, chiếm 67,41%, điều chỉnh giảm 836 ha; - Đất phi nông nghiệp 49.507 ha, chiếm 47,51 ha, điều chỉnh tăng 2.138 ha; - Đất chưa sử dụng còn 873 ha.

Ở cấp huyện, đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2001-2010. Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch, có 3/8 huyện tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) gồm: Tiền Hải, Đông Hưng và thành phố Thái Bình. Các huyện còn lại không được điều chỉnh, vẫn áp dụng phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

Đến 31/12/2010 trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 150/285 đơn vị hành chính cấp xã đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 52,63%), 122/285 xã đang lập quy hoạch và 13/285 xã chưa lập quy hoạch. Về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010, đã có 87 xã lập và được xét duyệt (bằng 30,53%), 172 xã (60,35%) xã đang triển khai và 26 xã (9,12%) chưa lập kế hoạch sử dụng đất.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình đã lập và được phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2020. UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện lập và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020. Đến nay, tất cả các huyện trong tỉnh đều đã tiến hành thực hiện xong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 và tiến hành điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 – 2020 cho phù hợp với thực tiễn phát triển của từng địa phương.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tính đến 31/12/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2016 của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải

a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

- Điều kiện tự nhiên; - Các nguồn tài nguyên; - Thực trạng môi trường;

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường trong việc khai thác sử dụng đất.

b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; + Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2016;

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo các giai đoạn

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn: nông nghiệp; công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh vực khác;

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiền Hải

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ ; - Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

b. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016

3.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình năm 2020 huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình

3.4.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

- Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất - Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất

3.4.3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2015 so với các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án QHSD đến năm 2020;

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất; - Kết quả thu hồi đất;

- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích; - Đánh giá chung kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3.4.3.3. Đánh giá việc thực hiện các công trình, dự án so với phương án quy hoạch sử dụng đất

- Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã và đang thực hiện theo phương án quy hoạch.

- Các công trình, dự án sử dụng đất phát sinh không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.4.3.4. Những nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

3.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng ban của huyện và các xã...

3.5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSD đất. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIỀN HẢI TIỀN HẢI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Tiền Hải nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.130,3 ha. Huyện có tọa độ địa lý từ 20o17’ - 20o28’ độ vĩ Bắc; 106o27’ - 106 o35’ độ kinh Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy; + Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;

+ Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định); + Phía Tây giáp huyện Kiến Xương.

Tiền Hải là huyện giáp biển, cách thành phố Thái Bình 21 km, thủ đô Hà Nội 130 km và thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị trấn Tiền Hải) cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

b. Địa hình, địa mạo

Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình nên địa hình của huyện khá bằng phẳng. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Cao trình biến thiên phổ biến từ 0,6 - 1,0 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, với đặc điểm của một bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét: Vùng đất trũng ở phía nội đồng và vùng đất cao ở ven biển.

c. Thủy văn

Là huyện ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, Tiền Hải có hệ thống sông ngòi dày đặc với sông Hồng và các chi lưu của nó, bao gồm sông Trà Lư, sông Lân, sông Long Hầu…

- Sông Hồng chảy qua phía Nam của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Tiền Hải và tỉnh Nam Định đổ ra biển ở cửa Ba Lạt.

- Sông Trà Lý và sông Lân là chi lưu của sông Hồng.

Sông Trà Lý chảy qua huyện ở phía Bắc và đổ ra biển ở cửa Trà Lý, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Tiền Hải và huyện Thái Thuỵ.

Sông Lân chảy xuyên qua nội địa Tiền Hải đổ ra biển ở cửa Lân, như cây cung vạch ngang địa hình Tiền Hải mà hai đường viền cánh cung là sông Hồng và sông Trà Lý. Sông Lân nguyên xưa là dòng chính của sông Hồng, do ảnh hưởng của vận động kiến tạo vào cuối thế kỷ 18 đã ổn định cho đến ngày nay.

- Sông Long Hầu một chi lưu của sông Trà Lý chảy qua địa phận hầu hết các xã trong huyện. Đây là sông trục chính dẫn nước ngọt cho toàn huyện.Từ trục Long Hầu có các nhánh kênh mương toả ra hai bên, dẫn nước ngọt tưới cho khắp các cánh đồng trong huyện.

d. Đặc điểm thời tiết, khí hậu

của huyện giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả, với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ cao nhất lên tới 39oC và thấp nhất là 4,1oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 - 20oC, trong một ngày đêm khoảng 8 - 10oC.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10). Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm.Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200 - 350 mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.

+ Độ ẩm không khí dao động từ 80 - 90%.

+ Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm. + Gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 - 5 m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to có sức tàn phá mạnh. Gió bão xuất hiện từ tháng 5 - tháng 7 có khi đến tháng 11. Mỗi năm trung bình có từ 2 - 3 cơn bão đổ bộ vào địa bàn huyện, có năm có tới 6 cơn bão gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, có thể trồng các cây trồng ôn đới trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển.

- Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính:

* Nhóm đất cát (C)

Diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao trong và ngoài đê, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long và ở rải rác các xã như Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý… Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát

dày từ 2 - 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú, vẹt…).

Trong nhóm đất cát chia làm hai loại:

+ Đất cát giồng (Cz): ở trong đê có diện tích 690 ha. + Đất cồn cát biển (Cc): có diện tích 2.185 ha.

* Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn)

Đây là loại đất có diện tích lớn nhất phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông huyện Tiền Hải. Đất mặn của huyện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)